Vay tiền rồi “bùng nợ”: Coi chừng đi tù!

Trên mạng xuất hiện các hội nhóm hướng dẫn cách "bùng nợ", nhiều người đã tham gia và làm theo dẫn đến việc vi phạm pháp luật.

Hiện nay có một số người vay tiền của tín dụng đen (TDĐ), ngân hàng… sau đó vì không còn khả năng chi trả hoặc do bức xúc bởi việc vay tính lãi cao, gọi điện thoại khủng bố người thân của TDĐ… nên họ chọn cách “bùng nợ”.
Điều đáng nói là họ lại có suy nghĩ rằng không có tiền trả khoản vay thì bất quá trở thành nợ xấu, bên cho vay cũng sẽ chẳng làm gì được.
Hội nhóm chỉ cách "bùng nợ"
Theo ghi nhận của PV, trên các trang mạng xã hội hiện nay có một số hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm “bùng nợ”. Chỉ cần lên mạng gõ cụm từ “bùng nợ” sẽ cho ra một loạt hội nhóm với số lượng thành viên đăng ký rất đông. Nội dung mà các hội nhóm này thường đăng tải là chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách “bùng nợ” khi không còn khả năng chi trả.
Vay tien roi “bung no”: Coi chung di tu!
Các hội nhóm tư vấn, hướng dẫn cách “bùng nợ” trên các trang mạng xã hội. Ảnh: HOÀNG GIANG 
Anh HMQ (ngụ Vĩnh Long) cho biết trước đây do cần tiền giải quyết công việc nên anh có vay một số tiền qua app. Họ tư vấn cho vay với lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản, trong ngày là có tiền.
“Tôi vay 30 triệu đồng mà mỗi tháng đóng gần 5 triệu đồng tiền lãi. Đóng được hơn một năm thì tôi không còn khả năng nữa nên bỏ mặc luôn. Sau đó, họ liên tục gọi điện thoại chửi rồi đe dọa tôi và người thân. Khi tham gia nhóm “bùng nợ trên mạng”, tôi được chỉ cho cách thay đổi số điện thoại của mình và người thân. Ai không đổi số điện thoại, có người gọi điện thoại đòi nợ thì cứ nói không biết gì hết, không quen biết ai vay tiền... Sự việc xảy ra cũng hơn một năm rồi, đến nay cũng không thấy họ gọi điện thoại nữa. Tôi nghĩ giờ mình chỉ mang danh nợ xấu mà thôi” - anh Q nói.
Chị TTH (ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) cho biết chị cũng đang thiếu nợ TDĐ và được bạn mình giới thiệu tham gia một hội nhóm trên Facebook chuyên chia sẻ về những kinh nghiệm “bùng nợ”.
“Bạn tôi cũng từng vay tiền của TDĐ, trả tiền gốc và lãi được một thời gian thì không trả nổi vì lãi suất quá cao, trả hoài không hết nợ. Bí quá, bạn tôi có tham gia một nhóm trên mạng chuyên chỉ cách “bùng nợ” và đã thoát cảnh bị gọi điện thoại khủng bố ngày đêm đòi nợ. Còn tôi không phải là muốn giựt nợ, mà số tiền tôi trả trong thời gian qua đã gần gấp đôi số tiền tôi vay rồi mà vẫn chưa xong. Cứ chậm đóng ngày nào tính lãi thêm ngày đó, như vậy thì trả sao hết. Tôi giờ hết đường nên phải làm theo cách bạn tôi chỉ. Tôi ở trọ nên phải đi thuê trọ chỗ khác ở, tiếp nữa là thay số điện thoại. Tôi và người thân thấy số điện thoại lạ gọi đến là không nghe máy…” - chị H nói.
Tình trạng "bùng nợ" đáng báo động
Trao đổi với PV, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, cho biết thời gian qua việc “bùng nợ” đang trở nên phổ biến và ở mức báo động.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo TS Hiếu, xuất phát từ hai phía. Thứ nhất, từ phía người vay, có thể do người vay chưa ý thức được về trách nhiệm của mình hoặc thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật, nghe lời dụ dỗ, lôi kéo từ các hội nhóm trên mạng dẫn đến việc “bùng nợ”.

Một khi vay nợ mà không trả là vi phạm pháp luật và sẽ bị pháp luật xử lý.

Thứ hai, từ phía cho vay, hiện nay có nhiều hình thức cho vay với thủ tục đơn giản như vay qua app, chỉ cần CMND/CCCD... Hoặc do các hành vi đòi nợ bất hợp pháp của tổ chức TDĐ như xiết nợ, đe dọa nhân phẩm của người vay nợ cũng như những người thân quen của họ khiến nhiều người không chịu được áp lực và tìm đến những hội nhóm chỉ cách “bùng nợ” như một giải pháp.
Cũng theo TS Hiếu, việc “bùng nợ” đang dần trở thành một phong trào xù nợ và phong trào này không thể chấp nhận được vì nó gây ra nhiều ảnh hưởng. Trước mắt là ảnh hưởng trực tiếp đến người “bùng nợ”, một khi vay nợ mà không trả là vi phạm pháp luật, sẽ bị pháp luật xử lý.
Đồng thời, việc xuất hiện quá nhiều hội nhóm hướng dẫn cách “bùng nợ” sẽ làm xuất hiện thêm nhiều người “bùng nợ” hơn. Từ đó gây ảnh hưởng hoặc tác động đến những người đã và đang vay tiền của các ngân hàng, tổ chức tín dụng chính thống.
Chia sẻ về giải pháp hạn chế tình trạng trên, TS Hiếu cho rằng các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương cần phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan trên các phương tiện truyền thông. Mục đích để giúp người dân thay đổi nhận thức, hiểu rõ về trách nhiệm của người vay khi vay, chỉ ra những hậu quả của việc “bùng nợ” để mọi người cùng thấy tính nghiêm trọng của sự việc.
“Các cơ quan chức năng cũng phải xử lý các trường hợp “bùng nợ” vi phạm pháp luật để mọi người lấy đó làm bài học. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng chính thống phải chuẩn bị những kế hoạch, giải pháp để ứng phó với tình trạng trên. Và tất nhiên, phải triệt phá các tổ chức TDĐ vì đó cũng là nguồn cơn gây ra tình trạng “bùng nợ” - TS Hiếu nói.•
Bùng nợ bị xử lý thế nào?
Người nào không có khả năng chi trả mà quỵt nợ có thể sẽ bị xử phạt về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mức phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017), mức phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền với số tiền từ 10 triệu đến không quá 100 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định trong khoảng thời gian 1-5 năm, tùy theo mức độ phạm tội mà bị tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản.
Người cố tình vay tiền để quỵt nợ có thể bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mức phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017), mức phạt cao nhất lên đến tù chung thân.
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền với mức phạt 10-100 triệu đồng, bị cấm làm công việc hoặc cấm hành nghề nhất định 1-5 năm, phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản tùy theo mức độ vi phạm.
Những người kích động, xúi giục, chỉ cách lừa đảo hoặc cung cấp những điều kiện cần thiết cho người thực hiện hành vi lừa đảo nêu trên có thể bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm.
Luật sư HOÀNG ANH SƠN, Đoàn Luật sư TP.HCM

Lòng tham lại đánh gục hàng trăm người Thanh Hoá?

(Kiến Thức) - Để tạo lòng tin cho mọi người, Hiền "đánh tiếng" cho vay với lãi xuất cao. Sau một thời gian, nhiều người đã tìm đến cho Hiền vay tiền...

Liên quan đến nghi án vỡ nợ lên đến hàng chục tỷ đồng của tiểu thương Phạm Thị Hiền (35 tuổi, phố Trung Sơn, phường An Hoạch, TP Thanh Hóa), ngày 31/10, hàng trăm người dân đã bao vây nhà riêng của bà Phạm Thị Hiền để đòi nợ. Nhiều người quá bức xúc đã phá nhà và đòi “xử” bà này khiến tình hình trật tự trị an tại khu vực này trở lên hết sức phức tạp.
Trao đổi với báo chí, ông Mai Văn Minh, Bí thư Đảng ủy phường An Hoạch, cho biết: “Công an TP Thanh Hóa đã mời bà Hiền lên làm việc nhưng sau đó phải cho về vì chưa đủ bằng chứng khởi tố bà Hiền về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Nữ quái chuyển giới đóng 4 vai lừa đảo chiếm đoạt 1,5 tỷ đồng

Loan chuyển giới từ nữ sang nam nên nói được cả giọng nam và nữ. Từ lợi thế này, Loan lên mạng tìm con mồi rồi tự biên tự diễn để lừa đảo. Bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, Loan đã lừa của chị N.T.V số tiền 1,5 tỷ đồng.

Ngày 23-8, thông tin từ Phòng cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Nghệ An cho biết, cơ quan này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Phạm Thị Phương Loan (28 tuổi) trú huyện Vũ Thư, Thái Bình về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nạn nhân của Loan là chị N.T.V, trú xã Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An.
Theo đó, Phạm Thị Phương Loan vốn là một người chuyển giới từ nữ sang nam. Sau ca phẫu thuật, Loan nói được cả giọng nam lẫn giọng nữ. Với lợi thế này, Loan tìm kiếm con mồi để thực hiện hành vi lừa đảo.

Sẽ cấm xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội?

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất bổ sung chế tài phong toả hoá đơn, hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ BHXH từ 12 tháng trở lên.

Theo BHXH Việt Nam, hết năm 2022, cả nước có hơn 30.000 doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN thuộc diện đã giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn nên khó thu hồi. Tổng số tiền còn nợ hơn 4.048 tỷ đồng (cả gốc và lãi) của trên 213.300 người lao động.
Việc xử lý số tiền nợ BHXH kể trên để đảm bảo các quyền lợi cho người lao động gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có quy định trong các luật liên quan.
Đặc biệt, trong số tiền doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động, có một phần được trích từ tiền lương hàng tháng của người lao động nhưng không nộp đầy đủ.
Tổng số tiền doanh nghiệp đã trừ lương hàng tháng của người lao động để đóng các khoản BHXH khoảng 10,5% trên tổng số lương tháng. Trong đó có 8% vào quỹ BHXH, 1,5% vào quỹ BHYT và 1% vào quỹ BHTN.
Do doanh nghiệp còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN của người lao động, nên khi lao động nghỉ việc không được chốt sổ để hưởng các quyền lợi bảo hiểm theo quy định như lương hưu, chế độ BHXH một lần, trợ cấp thất nghiệp...
Se cam xuat canh voi chu doanh nghiep no, tron dong bao hiem xa hoi?
Doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động. Ảnh minh hoạ: Trần Chung
Để ngăn chặn tình trạng nợ, trốn đóng BHXH của doanh nghiệp, BHXH Việt Nam đề xuất Bộ LĐ-TB&XH một số giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động bị nợ BHXH, BHYT, BHTN nhưng doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn.
Theo đó, BHXH Việt Nam đề xuất, cho phép giải quyết chế độ lương hưu với người lao động có thời gian thực đóng BHXH từ 20 năm trở lên (không gồm thời gian đang nợ BHXH) và tới tuổi nghỉ hưu.
Trường hợp người lao động có phần đã đóng BHXH từ đủ 10 năm trở lên (không gồm phần còn nợ) đã tới tuổi nghỉ hưu, cho phép đóng BHXH tự nguyện một lần cho số năm còn thiếu để hưởng lương hưu.
Khi có phương án giải quyết số tiền còn nợ BHXH, sẽ tính bù thời gian tham gia BHXH cho người lao động và điều chỉnh mức lương hưu.
Về chế độ BHXH một lần, ốm đau, thai sản, tử tuất, BHXH Việt Nam đề xuất được giải quyết theo quy định hiện hành tính trên phần thời gian người lao động đã đóng BHXH (không gồm thời gian còn nợ).
Với thời gian người lao động bị nợ BHXH, khi có chính sách, hoặc nguồn tài chính khác để đóng bù sẽ giải quyết chế độ bổ sung.
Để tránh tình trạng nợ kéo dài, doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn khó thu hồi, trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi mới nhất, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất ngoài chế tài thu hồi và tính lãi tiền chậm đóng BHXH, khởi kiện ra toà, khởi tố hình sự (như Luật BHXH hiện hành) thì cần bổ sung thêm một số chế tài như: Cơ quan có thẩm quyền có thể tuyên bố ngừng sử dụng hóa đơn (phong tỏa hóa đơn) với đơn vị nợ BHXH từ 6 tháng trở lên (tương tự chế tài với doanh nghiệp nợ thuế); hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ BHXH từ 12 tháng trở lên.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.