Vay tiền mua căn hộ tập thể cũ 3,5 tỷ, 10 năm vẫn ôm nợ khóc ròng

Vừa kết hôn, bố mẹ tôi mua ngay cho vợ chồng tôi căn nhà tập thể cũ ở giữa trung tâm thành phố với giá 3,5 tỷ đồng (phải vay nợ 2,5 tỷ). Đến nay, sau 10 năm chúng tôi vẫn phải chật vật với khoản nợ này.

Vay tiền mua căn hộ tập thể cũ 3,5 tỷ, 10 năm vẫn ôm nợ khóc ròng
Tôi là con một trong gia đình, bố mẹ đều ở nhà làm nông, có trang trại chăn nuôi thêm con gà con vịt coi như cũng đủ trang trải cuộc sống ở quê. Năm 2009, sau khi tôi lập gia đình, bố mẹ tôi bán bớt mảnh vườn ở quê, cộng với khoản tiền tích cóp được của ông bà được gần 1 tỷ đồng đều dồn hết mua nhà cho vợ chồng tôi.
Thế nhưng, thay vì mua đất xây nhà ở vùng ven Hà Nội, hay mua chung cư như hầu hết các gia đình khác, bố mẹ tôi lại quyết chọn mua căn nhà tập thể cũ rộng 60 mét vuông ở ngay giữa Hà Nội. Bởi, bố mẹ tôi nghĩ, an cư lạc nghiệp, nhà cửa có ổn định thì công việc mới thuận lợi, hanh thông.
Tuy là căn nhà tập thể cũ nhưng nó nằm ở trung tâm thành phố, sát mặt phố lớn, giao thông thuận tiện... lại chỉ cách cơ quan của vợ chồng tôi khoảng 10 phút đi xe máy. Khu nhà cũng xây khá kiên cố, chỉ có 3 tầng với hơn chục căn hộ sinh sống, có sân rộng rãi (gần giống chung cư nhưng xây theo kiểu cũ). Song, đổi lại, để sở hữu được căn nhà này, bố mẹ tôi phải bỏ ra tới 3,5 tỷ đồng.
Tiền chỉ có gần 1 tỷ đồng, số còn lại bố mẹ tôi vay ngân hàng, vay anh em họ hàng bằng tiền mặt, bằng vàng. Chỗ mất lãi chỗ không. Lúc được dọn về ở, vợ chồng tôi cũng nhận trách nhiệm trả luôn khoản nợ vay mua nhà là 2,5 tỷ đồng vì nghĩ mua nhà cho mình, bố mẹ cho được 1 tỷ cũng là quá tốt rồi.
Vay tien mua can ho tap the cu 3,5 ty, 10 nam van om no khoc rong
Khu tập thể cũ ở Hà Nội (ảnh minh hoạ) 
Mới đầu, cuộc sống chưa vướng bận con cái, lương của tôi được 12 triệu đều dùng để trả gốc và lãi ngân hàng dần. Vợ tôi lương 10 triệu đồng sau khi chi tiêu sinh hoạt cho gia đình cũng tiết kiệm được khoảng 3 triệu đồng/tháng góp vào trả nợ.
Thế nhưng, 3 năm sau, từ khi có con nhỏ, cuộc sống của chúng tôi bắt đầu lâm vào khủng hoảng. Thu nhập của vợ chồng tôi có tăng lên được chút ít, song tiền chi tiêu và nuôi con nhỏ ngày càng tốn kém, kéo theo đó khoản tiền để dành để trả nợ ngày một ít hơn.
Chắt bóp chi tiêu đủ đường rồi mà vợ chồng tôi cũng chỉ để ra được phần lương của tôi, phần lương của vợ tôi dành cho chi tiêu sinh hoạt vẫn thiếu trước hụt sau. Đó là vợ chồng tôi đã áp dụng chính sách không ăn nhà hàng, đem cơm trưa đi làm, hạn chế mua sắm, không đi du lịch, thậm chí cơ quan tổ chức du lịch cho cán bộ nhân viên, vợ chồng tôi cũng đều từ chối khéo để lấy khoản tiền vài triệu đó đem trả nợ.
Nợ ngân hàng trả chưa xong, hàng họ đòi nợ vàng, tiền,... vợ chồng tôi lại chạy đôn chạy đáo vay chỗ nọ đập vào chỗ kia. Đã thế, ở nhà tập thể thiết kế theo kiểu cũ phòng ngủ quá rộng, phòng bệp và nhà vệ sinh thì quá chật chội. Mùa hè thì có vẻ mát mẻ nhưng mùa đông ẩm thấp, muỗi nhiều vô cùng, tương thấp nước,... muốn sửa chữa mà phải đi xin phép trên phường, phải xin phép nhà hàng xóm không thì sẽ bị kiện tụng đủ đường.
Media player poster frame
Nhiều lúc tôi nghĩ, có nhà ở Hà Nội mà áp lực như thế này thì thà đi ở trọ còn thoải mái hơn. Hay bán quách cái nhà này đi mua căn chung cư vừa tiền để cuộc sống dễ thở, nhưng rồi lại thôi vì bố mẹ tôi không đồng ý.
Cuối cùng, sau 10 năm ôm khoản nợ mua nhà tập thể cũ, vợ chồng tôi quyết định bán căn nhà tập thể cũ đang ở. Một phần vì vợ trồng tôi quá mệt mỏi với áp lực trả nợ, phần khác vì chúng tôi sắp chào đón đứa con thứ 2 cũng cần có không gian sống rộng rãi hơn, chưa kể có con chi phí sinh hoạt sẽ tốn kém hơn.
Sau mấy tháng rao bán, chúng tôi bán được với giá 3 tỷ đồng (lỗ so với lúc mua 500 triệu đồng). Với số tiền 3 tỷ này, chúng tôi dành một tỷ để trả hết số nợ cũ, còn khoảng 2 tỷ trong tay.
Gia đình tôi đang tạm thời thuê một căn chung cư rộng 70 mét vuông với giá thuê 6 triệu đồng, bởi còn chưa quyết định được mua nhà chung cư hay mua đất xây nhà.
Tôi thì thích mua căn chung cư diện tích khoảng 80 mét vuông ở cách chung tâm thành phố khoảng 6-8km, giá nhà khoảng tầm 25 triệu/mét vuông. Với số tiền 2 tỷ trong tay cũng coi như vừa đủ mua nhà, không phải vay nợ như trước. Cuộc sống ở chung cư lại nhiều tiện lợi, sạch sẽ, cách chỗ làm không quá xa.
Tuy nhiên, vợ tôi lại có hướng muốn mua đất xây nhà, kể cả mua đất ven thành phố cũng không sao. Bởi dạo này vợ tôi sợ chung cư nhanh xuống cấp, chưa kể những năm gần đây tình trạng cháy chung cư xảy ra liên tục.
Các bạn cho tôi lời khuyên, với số tiền 2 tỷ đồng trong tay, chúng tôi nên chọn phương án mua nhà đất hay mua chung cư thì hợp lý? Tôi thì quá sợ phải vay nợ tiếp nên dù quyết định chọn phương án nào cũng chỉ muốn gói gọn trong vòng dưới 2 tỷ đồng.

Tôi đã mua nhà Hà Nội với 200 triệu như thế nào?

Vợ làm kế toán được 7 triệu/tháng còn chồng làm xây dựng, thu nhập trung bình 10 triệu/tháng. Khi tiết kiệm được 200 triệu, hai vợ chồng bắt đầu hành trình mua nhà Hà Nội và hiện đang sở hữu căn hộ có diện tích 67m2.

Tôi đã mua nhà Hà Nội với 200 triệu như thế nào?
Căn hộ của tôi ở khu đô thị Thanh Hà (quận Hà Đông, Hà Nội) với diện tích 67m2, gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 1 nhà vệ sinh.

Mua nhà hãy nhớ: Kiểu nhà này thầy phong thủy cũng bó tay, “né” được là mừng

Mua nhà là chuyện hệ trọng nhất nhì trong cuộc đời con người. Vì thế trước khi đưa ra quyết định mua một căn nhà nào đó, hãy cân nhắc và xem xét phong thủy của nó nhé.

Mua nhà hãy nhớ: Kiểu nhà này thầy phong thủy cũng bó tay, “né” được là mừng
Mua nha hay nho: Kieu nha nay thay phong thuy cung bo tay,
Căn nhà có hình thế dị thường: Đây là loại nhà cực kì không tốt. 
Mua nha hay nho: Kieu nha nay thay phong thuy cung bo tay, “ne” duoc la mung-Hinh-2
 Những người sống lâu ngày ở trong những căn nhà như thế này, tinh thần sẽ xuất hiện những thay đổi, tâm linh bất ổn, tính tình thay đổi thất thường, cách nghĩ cực đoan và có thể sẽ làm ra những chuyện kinh thiên động địa.

Mua nha hay nho: Kieu nha nay thay phong thuy cung bo tay, “ne” duoc la mung-Hinh-3
 Nhà bị che chắn bởi tòa nhà cao tầng: Theo phong thủy, nhà ở nếu gần tòa nhà cao tầng rất dễ bị áp chế, bởi vì nó sẽ che chắn dương khí, âm dễ xuất hiện. 

Mua nha hay nho: Kieu nha nay thay phong thuy cung bo tay, “ne” duoc la mung-Hinh-4
 Bên cạnh đó, khi nhà ở nằm ở vị trí mà kiến trúc xung quanh đều rất cao sẽ tạo cảm giác bị đè, chèn ép, gò bó khó chịu cho người ở trong nhà. Ngoài ra, thiếu ánh nắng, ánh sáng khiến nhà dễ bị ẩm mốc, ngột ngạt.

Mua nha hay nho: Kieu nha nay thay phong thuy cung bo tay, “ne” duoc la mung-Hinh-5
 Không nên mua căn nhà gần đền thờ, miếu mạo: Những ngôi nhà gần đền thờ, miếu mạo thường là những ngôi nhà chứa nhiều âm khí. 

Mua nha hay nho: Kieu nha nay thay phong thuy cung bo tay, “ne” duoc la mung-Hinh-6
 Không nên mua nhà gần miếu mạo, nơi đặt bình đựng di cốt, nghĩa trang, đền thờ, lăng mộ (âm khí quá thịnh). Ngôi nhà này sẽ khiến gia chủ khó phất lên trong làm ăn, sức khỏe cũng dễ bị suy kiệt.

Mua nha hay nho: Kieu nha nay thay phong thuy cung bo tay, “ne” duoc la mung-Hinh-7
 Nhà gần đường cao tốc và tháp điện cao thế: Bạn nên tìm một ngôi nhàcó vị trí xa đường cao tốc và tháp điện cao thế, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp và sự giáo dục của những người sống trong nhà. Nếu cửa chính của ngôi nhà đối diện với đường cao tốc, nó có thể ngăn chặn nguồn ánh sáng mặt trời và về lâu về dài, nó có thể khiến bạn có cảm giác bất an.

Mua nha hay nho: Kieu nha nay thay phong thuy cung bo tay, “ne” duoc la mung-Hinh-8
 Nếu ngôi nhà của bạn bị bao quanh bởi những tháp điện cao thế, bạn cùng các thành viên trong gia đình có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe do ảnh hưởng xấu của lượng bức xạ quá lớn.

Mua nha hay nho: Kieu nha nay thay phong thuy cung bo tay, “ne” duoc la mung-Hinh-9
 Nhà nằm ở trên dốc hoặc dưới dốc: Nhà ở không nên ở trên dốc, hoặc dưới dốc. Nhà trên dốc sẽ tạo cảm giác chênh vênh không an toàn, dễ xảy ra tai nạn. Nhà dưới dốc thường tích tụ âm khí (tà khí) sát khí hay tổn thất nhân đinh (mất người). 

Mua nha hay nho: Kieu nha nay thay phong thuy cung bo tay, “ne” duoc la mung-Hinh-10
 Mặt khác, nhà nằm ở trên hay dưới dốc đều không thuận lợi cho việc luân chuyển của sinh khí trong nhà. Nếu cửa chính ngôi nhà chiếu thẳng dốc thì gia sản bị tiết lậu (mất của) người nhà dễ bị ly tán. *Thông tin trong bài mang tính tham khảo!

Vay bạn bè từng khoản nhỏ một để mua nhà Hà Nội

Khi chủ nhà hỏi: "Thế định đặt cọc bao nhiêu?" Vợ chồng chúng tôi nhìn nhau ngượng nghịu: Chúng cháu chưa có đồng nào. Bà cụ chủ nhà phì cười bảo: "Ô, không có tiền mà cũng dám đi mua nhà!"

Vay bạn bè từng khoản nhỏ một để mua nhà Hà Nội
Nhân vật trong bài viết này là một nhà báo đang công tác tại Báo Giáo dục & Thời đại, vợ công tác tại Báo Hà Nội Mới. Câu chuyện của anh chị ly kỳ và là một trải nghiệm cả đời không thể nào quên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.