Vào phòng sinh, sản phụ bí mật đưa tờ giấy nhỏ khiến bác sĩ xót xa

(Kiến Thức) - Mở tờ giấy ra, bác sĩ nhìn thấy dòng chữ viết vội: "Nếu chẳng may phát sinh chuyện ngoài ý muốn, mặc kệ gia đình chồng tôi nói thế nào, xin hãy bảo vệ tôi".

Vào phòng sinh, sản phụ bí mật đưa tờ giấy nhỏ khiến bác sĩ xót xa
Người xưa vẫn có câu "bụng chửa cửa mả" để chỉ sự nguy hiểm của việc mang thai, sinh nở. Sự thật là, mỗi lần sinh con, phụ nữ giống như đi dạo một vòng quanh quỷ môn quan. Cho dù hiện tại, y học phát triển, công nghệ tiên tiến, tất cả mọi người phụ nữ làm mẹ đều lo lắng trước khi sinh nở.
Cách đây vài ngày, một sản phụ người Trung Quốc trước khi bước vào phòng sinh đã bí mật nhét vào tay bác sĩ một tờ giấy nhắn, mong rằng trong trường hợp xấu nhất, bác sĩ có thể bảo vệ cô ấy đầu tiên.
Theo thông tin đăng tải, sản phụ tên Tiểu Lưu, năm nay 33 tuổi, là một phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh. Cô Tiểu Lưu kết hôn với chồng nhiều năm nhưng không có con. Mãi đến gần đây, khi đã ở độ tuổi 33, cô mới mang thai đứa con đầu tiên.
Vao phong sinh, san phu bi mat dua to giay nho khien bac si xot xa
Ảnh minh họa. 
Không ngờ, buổi khám thai ngày gần sinh cho thấy, tình trạng của cả cô và thai nhi đều không ổn định lắm. Điều này khiến Tiểu Lưu lo lắng không thôi nên ngay trước khi vào phòng sinh, cô đã lén nhét một tờ giấy cho bác sĩ chịu trách nhiệm chính trong ca sinh mổ.
Mở tờ giấy ra, bác sĩ nhìn thấy dòng chữ viết vội: "Nếu chẳng may phát sinh chuyện ngoài ý muốn, mặc kệ gia đình chồng tôi nói thế nào, xin hãy bảo vệ tôi. Nhà tôi vẫn còn cha mẹ già, tôi phải phụng dưỡng họ, cha mẹ không thể mất tôi".
Đọc được những dòng này, bác sĩ không khỏi xót xa, đỏ bừng cả vành mắt vì thương cảm.
Trên thực tế, những chuyện tương tự cũng thường xảy ra ở Trung Quốc đại lục, nhiều phụ nữ bị chồng và gia đình chồng coi là "máy đẻ". Những phụ nữ này thường không được chồng yêu thương chiều chuộng, cuộc sống trong gia đình chồng cũng rất khó khăn. Nếu trong lúc sinh nở, chẳng may có chuyện bất trắc, buộc phải chọn một trong hai, giữ mẹ hoặc giữ con, chồng và nhà chồng sẽ không ngần ngại mà chọn cứu con.
Cũng có trường hợp sản phụ bị băng huyết dữ dội khi sinh con, chồng và mẹ chồng đồng lòng yêu cầu không giữ mẹ, chỉ giữ con nhưng bố mẹ ruột của sản phụ không đến kịp, gây ra khó xử giữa bác sĩ và gia đình.

20 phút gay cấn đưa mẹ con sản phụ trở về từ cõi chết

Trưa 30-7, tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ cho biết vừa cứu sống sản phụ người dân tộc Chăm bị giảm tiểu cầu ở mức quá thấp, có nguy cơ xuất huyết nặng khi sinh, nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con.

20 phút gay cấn đưa mẹ con sản phụ trở về từ cõi chết

Cảnh báo những ca sinh mổ đặc biệt nguy hiểm vì sản phụ “quá khổ”

(Kiến Thức) - Mới đây, các bác sĩ BV Từ Dũ (TPHCM) đã giúp sản phụ 162 kg vượt cạn an toàn. Sản phụ “quá khổ” có thể đối mặt với nhiều biến cố khi sinh nở như tim mạch, huyết áp, tiền sản giật, mất tim thai,…

Cảnh báo những ca sinh mổ đặc biệt nguy hiểm vì sản phụ “quá khổ”
Sản phụ 162 kg vượt cạn mẹ tròn con vuông
Hôm nay (9/9), Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thông tin: Sản phụ N.T.T.H (25 tuổi, ngụ Long An) được chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) khi mang thai được 35 tuần (con đầu lòng), ngôi đầu, tiền sản giật nặng, béo phì.

Tại sao bà bầu thời cổ đại lại sử dụng nước nóng khi chuyển dạ?

(Kiến Thức) - Trong các bộ phim cổ trang, mọi người có thể thấy, khi có phụ nữ sinh nở, cả gia đình sẽ vô cùng sốt sắng, lo lắng, bà đỡ bên cạnh luôn miệng hỏi "có nước nóng chưa?". Nước nóng quan trọng như vậy sao?

Tại sao bà bầu thời cổ đại lại sử dụng nước nóng khi chuyển dạ?

Thời cổ đại, khoa học, y học và công nghệ không phát triển mạnh như như bây giờ. Việc sinh con được cho là một trong những cửa ải nguy hiểm, đầy rủi ro của người phụ nữ. Có rất nhiều sản phụ, do sức khỏe yếu lại không có phương pháp cứu chữa kịp thời, đã qua đời trong khi sinh con.

Trong các bộ phim cổ trang, mọi người có thể thấy, khi có phụ nữ sinh nở, cả gia đình sẽ vô cùng sốt sắng, lo lắng, bà đỡ bên cạnh luôn miệng hỏi "có nước nóng chưa?". Nước nóng quan trọng như vậy sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Nguyên bản trước kia, khi sinh nở, các sản phụ đều dựa vào chính bản thân và người nhà giúp đỡ. Thế nhưng, vì lạc hậu về mọi mặt, điều kiện vệ sinh không phải lúc nào cũng tốt, khiến sản phụ và trẻ sơ sinh phải đối mặt với rủi ro rất lớn. Người xưa vẫn có câu "bụng chửa cửa mả" là để chỉ sự nguy hiểm của việc sinh nở.

Tai sao ba bau thoi co dai lai su dung nuoc nong khi chuyen da?
 Ảnh minh họa.

Đến thời Đông Hán, đã xuất hiện chức nghiệp bà đỡ. Những bà đỡ này dựa vào kinh nghiệm phong phú, giúp những sản phụ sinh nở dễ sàng hơn, giảm đáng kể tỷ lệ sản phụ và trẻ sơ sinh chết so sinh khó, từ đó được mọi người tôn trọng.

Khi bà đỡ đến giúp đỡ sản phụ sinh nở, việc đầu tiên thường là hướng dẫn những người trong gia đình chuẩn bị nước nóng. Trong suốt quá trình chuẩn bị, thông thường bà đỡ cũng sẽ liên tục hỏi: "Nước nóng chuẩn bị xong chưa? Phải chuẩn bị nhiều một chút".

Nghe qua giống như nước nóng là một loại thần dược, giúp sản phụ dễ sinh hơn. Thực ra không phải, chủ yếu bà đỡ cần nước nóng là vì phụ nữ sinh con, chắc chắn sẽ mất rất nhiều máu. Hơn nữa mồ hôi, nước ối... cũng sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của bà đỡ. Lúc này nhất định phải không ngừng lau rửa.

Nước lạnh thời xưa thường được lấy từ giếng hoặc các con sông, con suối, chứa nhiều vi khuẩn khong thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vì vậy, để khử trùng, buộc phải đun sôi nước và để nguội bớt cho ấm.

Đến khi sản phụ sinh nở, sẽ dùng nước ấm để lau vết thương, tránh nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, sản phụ và trẻ sơ sinh khi vừa sinh nở xong là những người vô cùng yếu ớt, việc sử dụng nước ấm cũng giúp ngăn ngừa sản phụ và trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng xấu đến cơ thể sau này.

Như vậy, có thể thấy, trong điều kiện lạc hậu thời cổ đại, nước nóng có thể coi là một thuốc sát trùng, có tác dụng bảo vệ sản phụ và trẻ sơ sinh.

Mô tả video

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.