Vào nơi dùng hóa chất “lạ” nhổ lông vịt

Một cơ sở giết mổ vịt hoạt động từ 3 năm nay và thường xuyên thải ra những mùi hôi vô cùng khó chịu, kèm với đó là tiếng ồn suốt ngày đêm. Tại cơ sở này, hàng ngàn con vịt được nhổ lông bằng hóa chất chưa xác định.

Mời độc giả xem clip "Hoảng hồn cảnh nhổ lông vịt bằng...nhựa thông": (Nguồn VTV24)
Theo ghi nhận của phóng viên, lò giết mổ này có diện tích khoảng 5.000m2. Trước cổng treo một tấm biển “Cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm Trường Thắng”.
Những con vịt được nhúng vào dung dịch màu nâu đen. Ảnh: Nhật Huy.
Những con vịt được nhúng vào dung dịch màu nâu đen. Ảnh: Nhật Huy. 
Anh T.V.B, một người dân ở cạnh cơ sở giết mổ này cho biết, cơ sở có gần 50 công nhân làm việc từ sáng sớm. Anh N. T. P, từng làm việc trong cơ sở này kể: Qui trình nhổ lông vịt như sau: Vịt được đưa vào máy đánh lông nhưng chưa sạch, tiếp đó chúng được nhúng vào nhựa sáp màu đen, rồi cho vào nước lạnh để cho chất này đông lại bám chặt vào lông vịt. Con vịt sẽ không còn một sợi lông nào khi màng nhựa trên thân vịt được gỡ ra”.
Anh P. cho biết thêm, chất này được chủ cơ sở pha sẵn có màu đen kịt giống như nhớt đã qua sử dụng. Khi nung lên có mùi hôi rất khó chịu.
Khu vực sản xuất được gắn camera, công nhân làm việc trong cơ sở cũng được quản lý rất chặt chẽ, cấm sử dụng điện thoại khi làm việc.
Để kiểm chứng những thông tin mà người dân phản ánh, phóng viên đã tiếp cận được một phần lò giết mổ vịt của cơ sở này. Chiều 14/12, một người đàn ông vớt hàng chục con vịt đã được cắt tiết, nhúng nước sôi, đánh lông sơ bộ từ một bể nước. Số vịt này sau đó được người này nhúng lần lượt vào một bể nước khác đựng một chất màu nâu đen, rồi vớt ra nhúng vào nước lạnh ngay. Chất này khi gặp nước lạnh, nhanh chóng kết dính và bám chặt vào da vịt. Hai phụ nữ lột lớp phủ bên ngoài da vịt có màu nâu đen. Những con vịt trở nên trắng bóc, được chuyển qua khâu mổ lấy nội tạng.
Cơ quan chức năng nói gì?
Ông Phan Trung Hiếu – Phó trưởng phòng TNMT huyện Thới Lai cho biết mùi hôi phát ra tại cơ sở giết mổ là nhựa thông, được đun lên dùng để nhổ lông vịt. Ông Hiếu cũng khẳng định: “Nếu cơ sở này tiếp tục nấu nhựa thông để nhổ lông vịt gây ô nhiễm thì chúng tôi sẽ tiến hành xử phạt đồng thời buộc di dời”.
Trong khi đó, ông Lê Duy Tâm - quyền trưởng trạm thú y huyện Thới Lai nói: Chất màu nâu đen mà công nhân nhúng vịt vào để nhổ lông là sáp paraffin. Cơ sở này có giấy chứng nhận của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho phép sử dụng trong hoạt động giết mổ.
Còn ông Nguyễn Quốc Vinh - trưởng phòng kiểm dịch động vật (Chi cục Chăn nuôi và thú y TP Cần Thơ) nói: Trường hợp của cơ sở giết mổ gia cầm xã Trường Thắng, theo trình báo của chủ cơ sở khi chúng tôi đến kiểm tra thì họ cung cấp chất sử dụng để nhổ lông vịt là Estergum với đầy đủ các hoá đơn mua bán, hợp đồng cũng như giấy chứng nhận công bố hợp quy của sản phẩm.
“Khi chúng tôi kiểm tra tại cơ sở thì họ cung cấp thực tế chất Estergum này. Tuy nhiên, chúng tôi còn phải đi kiểm tra ở nhiều cơ sở khác, không thể nào trực và kiểm tra thường xuyên mà phải theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất. Cũng có thể trong quá trình cơ sở này làm, họ vì lợi nhuận mà sử dụng một chất khác để thay thế không phù hợp với quy định. Khi kiểm tra mà chúng tôi phát hiện thì sẽ đề xuất và xử lí nghiêm theo đúng quy định”, ông Vinh nói.
“UBND huyện sẽ kiên quyết xử lí, không dung túng hoặc bao che đối với bất kì ai”, ông Nguyễn Thanh Danh - Chủ tịch UBND huyện Thới Lai khẳng định.

Xử lý đối tượng bơm nước mương vào lợn để tăng trọng

Khi đang thực hiện hành vi bơm nước dưới mương vào lợn, Phú đã bị Công an TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh phát hiện, lập biên bản xử lý.

Tối 15/5, xác nhận với PV báo Người Đưa Tin, lãnh đạo Công an TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị vừa tiến hành xử lý hành vi của một đối tượng bơm nước mương vào miệng lợn để tăng trọng lượng.

80% quán ăn sử dụng hóa chất để nấu mềm xương

Đó là phát biểu của Chủ tịch Hội Lương thực – Thực phẩm TP.HCM trong Hội thảo “Quản lý an toàn thực phẩm từ gốc ở TP.HCM- thực trạng và giải pháp”.

80% quan an su dung hoa chat de nau mem xuong
Sáng 23/5, Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP.HCM phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển TP đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Quản lý an toàn thực phẩm từ gốc ở TP.HCM". Tại buổi hội thảo, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực – Thực phẩm TP.HCM đã cho biết: "Đa phần các quán này đều là những quán bán đồ ăn sáng, không chỉ chúng ta mà học sinh, sinh viên, người đi làm đều ăn sáng. Từ đó sẽ có nhiều hậu quả trong chất lượng sống của chúng ta”. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.