Vào đêm Khang Hi băng hà, Ung Chính làm chuyện “động trời” nào?

Vào đêm Khang Hi băng hà, Ung Chính làm chuyện “động trời” nào?

Sau khi hoàng đế Khang Hi băng hà, tứ hoàng tử Dận Chân kế vị ngai vàng và được gọi là vua Ung Chính. Ngay trong đêm đăng cơ, Ung Chính có một hành động "động trời" là xử tử thân tín phục vụ tiên đế suốt 60 năm.

Hoàng đế Khang Hi (1654 - 1722) là vị vua thứ 4 của nhà Thanh và là một trong những nhà cai trị lỗi lạc nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông trị vì đất nước trong 61 năm. Vào ngày 20/12/1722,  vua Khang Hi băng hà.
Hoàng đế Khang Hi (1654 - 1722) là vị vua thứ 4 của nhà Thanh và là một trong những nhà cai trị lỗi lạc nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông trị vì đất nước trong 61 năm. Vào ngày 20/12/1722, vua Khang Hi băng hà.
Sau khi hoàng đế Khang Hi trút hơi thở cuối cùng, con trai thứ tư của ông là Ung Thân vương tứ hoàng tử Dận Chân kế vị ngai vàng, được gọi là hoàng đế Ung Chính.
Sau khi hoàng đế Khang Hi trút hơi thở cuối cùng, con trai thứ tư của ông là Ung Thân vương tứ hoàng tử Dận Chân kế vị ngai vàng, được gọi là hoàng đế Ung Chính.
Sau khi đăng cơ, trở thành hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh, hoàng đế Ung Chính có một hành động "động trời" là xử tử thân tín phục vụ tiên đế suốt 60 năm. Người đó chính là thái giám Triệu Xương.
Sau khi đăng cơ, trở thành hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh, hoàng đế Ung Chính có một hành động "động trời" là xử tử thân tín phục vụ tiên đế suốt 60 năm. Người đó chính là thái giám Triệu Xương.
Thái giám Triệu Xương đã đi theo hầu hạ vua Khang Hi trong gần 60 năm. Suốt thời gian đó, Triệu Xương hết mực trung thành, thông minh, nhanh nhẹn và giỏi đoán ý của nhà vua. Nhờ vậy, thái giám Triệu Xương được bổ nhiệm làm Tổng quản của phủ Nội Vụ - cơ quan phụ trách lo toàn bộ việc sinh hoạt cho hoàng đế và hoàng thất.
Thái giám Triệu Xương đã đi theo hầu hạ vua Khang Hi trong gần 60 năm. Suốt thời gian đó, Triệu Xương hết mực trung thành, thông minh, nhanh nhẹn và giỏi đoán ý của nhà vua. Nhờ vậy, thái giám Triệu Xương được bổ nhiệm làm Tổng quản của phủ Nội Vụ - cơ quan phụ trách lo toàn bộ việc sinh hoạt cho hoàng đế và hoàng thất.
Do là thân tín của vua Khang Hi, hoạn quan Triệu Xương biết rõ việc các hoàng tử tranh đoạt ngai vàng mà sử sách gọi là "Cửu tử đoạt đích". Cuối cùng, người chiến thắng trong cuộc chiến ngai vàng là tứ hoàng tử Dận Chân.
Do là thân tín của vua Khang Hi, hoạn quan Triệu Xương biết rõ việc các hoàng tử tranh đoạt ngai vàng mà sử sách gọi là "Cửu tử đoạt đích". Cuối cùng, người chiến thắng trong cuộc chiến ngai vàng là tứ hoàng tử Dận Chân.
Việc vua Ung Chính xử tử thái giám Triệu Xương khiến nhiều người tò mò vì sao ông hoàng này lại làm như vậy. Trước bí ẩn này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các sử liệu, ghi chép về giai đoạn lịch sử này. Nhờ đó, họ cho rằng vua Ung Chính làm như vậy vì 3 lý do.
Việc vua Ung Chính xử tử thái giám Triệu Xương khiến nhiều người tò mò vì sao ông hoàng này lại làm như vậy. Trước bí ẩn này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các sử liệu, ghi chép về giai đoạn lịch sử này. Nhờ đó, họ cho rằng vua Ung Chính làm như vậy vì 3 lý do.
Đầu tiên, hoạn quan Triệu Xương luôn kề cận bên vua Khang Hi cho đến khi ông băng hà. Do đó, thái giám này biết nhiều bí mật liên quan đến việc truyền ngôi. Vào thời điểm vua Ung Chính kế vị, một số văn võ bá quan nghi ngờ tính xác thực của chiếu chỉ truyền ngôi.
Đầu tiên, hoạn quan Triệu Xương luôn kề cận bên vua Khang Hi cho đến khi ông băng hà. Do đó, thái giám này biết nhiều bí mật liên quan đến việc truyền ngôi. Vào thời điểm vua Ung Chính kế vị, một số văn võ bá quan nghi ngờ tính xác thực của chiếu chỉ truyền ngôi.
Những người này cho rằng, Ung Chính có thể đã làm giả chiếu chỉ truyền ngôi của vua cha. Trên thực tế, vua Khang Hi viết chiếu nhường ngôi cho thập tứ hoàng tử Dận Trinh - người con mà ông rất yêu quý. Để nhanh chóng dẹp tan những tin đồn trên, vua Ung Chính quyết định xử tử thái giám Triệu Xương.
Những người này cho rằng, Ung Chính có thể đã làm giả chiếu chỉ truyền ngôi của vua cha. Trên thực tế, vua Khang Hi viết chiếu nhường ngôi cho thập tứ hoàng tử Dận Trinh - người con mà ông rất yêu quý. Để nhanh chóng dẹp tan những tin đồn trên, vua Ung Chính quyết định xử tử thái giám Triệu Xương.
Lý do thứ hai được cho là vì hoạn quan Triệu Xương biết được nhiều chuyện trong cung cũng như trong triều. Để ngăn thái giám này tiết lộ những bí mật ra bên ngoài khiến dân chúng bàn tán, đàm tiếu, vua Ung Chính ban chết cho Triệu Xương.
Lý do thứ hai được cho là vì hoạn quan Triệu Xương biết được nhiều chuyện trong cung cũng như trong triều. Để ngăn thái giám này tiết lộ những bí mật ra bên ngoài khiến dân chúng bàn tán, đàm tiếu, vua Ung Chính ban chết cho Triệu Xương.
Nguyên nhân cuối cùng khiến vua Ung Chính hạ lệnh xử tử thái giám Triệu Xương là nhằm "giết gà dọa khỉ". Thông qua cái chết của Triệu Xương, tân vương nhà Thanh muốn răn đe các đại thần khác chưa thuần phục mình. Nếu họ tiếp tục chống đối thì sẽ có kết cục giống Triệu Xương.
Nguyên nhân cuối cùng khiến vua Ung Chính hạ lệnh xử tử thái giám Triệu Xương là nhằm "giết gà dọa khỉ". Thông qua cái chết của Triệu Xương, tân vương nhà Thanh muốn răn đe các đại thần khác chưa thuần phục mình. Nếu họ tiếp tục chống đối thì sẽ có kết cục giống Triệu Xương.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.

GALLERY MỚI NHẤT