Vạn Phát Hưng lập công ty bất động sản vốn 300 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - VPH sẽ góp vốn với tỷ lệ 99%, tương đương 297 tỷ đồng cho công ty Đầu tư Định An.

HĐQT CTCP Vạn Phát Hưng (VPH) vừa công bố Nghị quyết thông qua việc góp vốn thành lập công ty con với số tiền 297 tỷ đồng.

Cụ thể, Vạn Phát Hưng chuẩn bị thành lập CTCP Đầu tư Định An với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, VPH sẽ góp vốn với tỷ lệ 99%, tương đương 297 tỷ đồng. Công ty này dự kiến đặt trụ sở tại quận 7, TPHCM, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và đầu tư phát triển dự án.

VPH tiền thân là Công ty TNHH Vạn Phát Hưng có trụ sở chính tại KCN Long Hậu, tỉnh Long An, và được chuyển đổi thành CTCP vào năm 2006.

Van Phat Hung lap cong ty bat dong san von 300 ty dong
 VPH lập thêm công ty con vốn 300 tỷ đồng.

Đến năm 2009, cổ phiếu VPH chính thức được giao dịch tại Sở GDCK TPHCM (HoSE) với tổng vốn điều lệ ban đầu gần 201 tỷ đồng. Sau nhiều lần tăng vốn, đến nay, vốn điều lệ VPH xấp xỉ 954 tỷ đồng.

VPH hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển dự án và kinh doanh sản phẩm bất động sản với đa phần các dự án đều tọa lạc tại các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong năm 2020, Công ty thu về gần 270 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 14 tỷ đồng lãi ròng, theo đó vượt kế hoạch lợi nhuận nhưng chỉ thực hiện được 18% kế hoạch lãi ròng.

Hiện, cổ phiếu VPH đang giao dịch ở mức 5.520 đồng/cp, tăng gần 7% so với đầu tháng và đã vượt đỉnh lịch sử trong ngày 8/3.

Vạn Phát Hưng nói gì khi lợi nhuận 2019 sau kiểm toán bất nhất với tự lập?

(Vietnamdaily) - Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của CTCP Vạn Phát Hưng (HOSE: VPH) bất ngờ tăng 50% lên gần 30 tỷ đồng. Vậy nguyên nhân do đâu có sự bất nhất giữa báo cáo tài chính hợp nhất tự lập và kiểm toán?

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất sau kiểm toán của Vạn Phát Hưng tăng tới 50%, lên gần 30 tỷ đồng chủ yếu do chi phí tài chính trong năm giảm hơn 12 tỷ do được vốn hoá và chi phí dự án. 

Đồng thời Vạn Phát Hưng được ghi nhận tăng doanh thu tài chính 435 triệu đồng do ghi nhận lãi từ việc mua cổ phần tại CTCP Bất động sản Nhà Bè.

Những dự án 'khủng' của TP Thủ Đức tương lai

(Vietnamdaily) - Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập Thành phố Thủ Đức trực thuộc TP.HCM trên cơ sở sáp nhập 3 quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9. Qua đó, nhu cầu nhà ở tại đây được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Vậy đâu là những doanh nghiệp “cầm đằng chuôi” cho cuộc đổi mới này?
 

Không chỉ đến khi thành lập thành phố mới, trong những năm qua, khu Đông TP.HCM là khu vực được TP đầu tư mạnh nhất về hạ tầng giao thông. Theo thống kê giai đoạn 2010 - 2020, TP.HCM triển khai 216 dự án hạ tầng giao thông, với tổng vốn 350.000 tỷ đồng, 70% trong số này kết nối với khu Đông.

Nhờ sự đột phá trong quy hoạch hạ tầng và phát triển dịch vụ cũng như hưởng lợi từ việc bất động sản trung tâm TP.HCM gặp khó khăn pháp lý, quỹ đất hạn hẹp mà bất động sản khu Đông đã vươn lên dẫn dắt nguồn cung cũng như hoạt động sôi nổi. Không ít các doanh nghiệp bất động sản đã mạnh tay chi tiền vào đây.

Sau khi sáp nhập, Thành phố Thủ Đức sẽ có quy mô dân số hơn 1 triệu người, diện tích tự nhiên gần 212 km2, dự báo đóng góp đến 30% GRDP của TPHCM (4% GDP của cả nước). Việc sở hữu diện tích lớn trong khi mật độ dân cư khá thấp nên không gian phát triển của khu Đông vẫn còn rất lớn; điều này sẽ góp phần giúp thu hút dân cư từ trung tâm về đây. Qua đó, những doanh nghiệp đã có sẵn quỹ đất hay dự án ở Thành phố phía Đông (chưa mở bán hoặc vừa mở bán) sẽ là những đối tượng được hưởng lợi trực tiếp.

Nhung du an 'khung' cua TP Thu Duc tuong lai
 

Vinhomes Grand Park Quận 9

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.