Vạn con báo gấm bị vặt răng để phục vụ thú chơi nhà giàu TQ

Tinh hoàn và đầu lâu của báo gấm cũng được săn lùng vì mục đích nâng cao sức khỏe của giới nhà giàu Trung Quốc.

Vạn con báo gấm bị vặt răng để phục vụ thú chơi nhà giàu TQ
Mã Giang là công nhân tới và định cư tại thủ đô La Paz của Bolivia được 5 năm nay. Anh cho biết cuộc sống tương đối ổn định, nhất là khi chỉ phải làm việc 8 tiếng một ngày và vẫn còn thời gian nghỉ ngơi.
Mỗi quý một lần, Mã lại đều đặn gửi tiền về nhà và những món đồ từ nửa bên kia Trái đất. Đó có thể là hoa quả sấy khô hay những sản vật địa phương. Trong số này, Mã không quên gửi theo những chiếc răng báo gấm Bolivia mà anh mua được tại chợ đen. Cách đây 5 năm, mỗi chiếc răng nanh báo gấm chỉ có giá 100 USD nhưng tại quê nhà, Mã có thể kiếm về 3.000 USD/cái.
Báo gấm Bolivia từng có số lượng rất lớn ở Nam Mỹ.
Báo gấm Bolivia từng có số lượng rất lớn ở Nam Mỹ. 
Nhu cầu với răng, đầu lâu và thậm chí cả tinh hoàn của báo gấm Bolivia đang tăng lên chóng mặt. Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc hiện nay có hơn 300 triệu người và tới năm 2020, số lượng này sẽ vọt lên 700 triệu người. Nhu cầu thể hiện bản thân của họ là rất lớn.
Báo gấm Nam Mỹ là loài lớn nhất trên thế giới và sinh sống từ Trung Mỹ, Nam Mỹ tới cực nam của Argentina. Hiện nay, hơn 1,5 vạn báo gấm đang sinh sống ngoài lãnh thổ tự nhiên do môi trường bị tàn phá nghiêm trọng.
Buôn bán động vật hoang dã không phải là vấn đề mới mẻ ở Mỹ Latinh. Các loài rùa, chim đã bị buôn bán trong nhiều năm và vận chuyển khắp nơi trên thế giới. Mối nguy này mới xuất hiện với loài báo trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt khi tầng lớp nhà giàu Trung Quốc ngày càng đông đảo.
Những răng nanh báo gấm được cảnh sát thu giữ.
Những răng nanh báo gấm được cảnh sát thu giữ. 
Tại một ngôi làng nhỏ ở Peru, người dân đã bỏ nghề trồng trọt, canh tác và chuyển qua săn báo. Họ thường giết một con báo trưởng thành với răng nanh chừng 8-10cm và bán cho các lái buôn Trung Quốc. Trước đây, người Trung Quốc thích dùng răng hổ để làm vật trang sức và thể hiện đẳng cấp. Sau khi số lượng hổ tại Trung Quốc suy giảm, họ chuyển qua báo gấm làm vật thay thế.
Tại vườn quốc gia Madidi của Bolivia, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty xây dựng Trung Quốc làm thị trường buôn bán báo gấm thêm sôi động. Bất chấp chính quyền Trung Quốc đã thu giữ hàng ngàn răng báo gấm nhưng cơn sốt này không có dấu hiệu hạ nhiệt. Bọn săn trộm vẫn ráo riết ngày đêm săn báo để thỏa mãn cơn khát của giới nhà giàu Trung Quốc.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, xương cốt của hổ và báo (gồm cả đầu lâu) rất có tác dụng với việc trị đau khớp và tăng cường sinh lực. Sau khi Nam Phi thông qua kế hoạch bán xương sư tử để thay thế cho cao hổ cốt, nhu cầu với các sản phẩm tự nhiên khác không suy giảm mà lại tăng lên.
Khi lượng xương sư tử được cung cấp, những con vật khác như báo gấm, báo hoa mai trở thành đối tượng bị săn bắt để lấy răng nanh. Một giải pháp hữu hiệu là ngăn chặn việc săn bắt trộm từ cấp địa phương. Dù vậy, biện pháp này rất khó thực thi vì cần nhiều nguồn lực.
Tại Bolivia, số lượng báo gấm hiện còn 7.000 con trên tổng số 64.000 con toàn cầu. Báo gấm bị săn lùng liên tục nên số lượng của chúng sụt giảm nhanh chóng. Fabiola Suarez từ Bộ Môi trường Bolivia nói rằng “nếu không kiểm soát tốt, đây sẽ là một vấn nạn không thể giải quyết”.
Rodrigo Herrera, chuyên gia tư vấn về đa dạng sinh học thuộc Bộ Môi trường Bolivia, nói rằng số lượng người Trung Quốc gấp nhiều lần chỉ trong vài năm đã khiến báo gấm rơi vào cảnh khốn cùng. Rodrigo nói: “Họ mua răng, xương và cả tinh hoàn. Người Trung Quốc không chừa bất kì thứ gì của báo gấm. Sau đó, họ bán về đại lục và kiếm nhiều tiền”.
Với nhiều người nghèo tại Bolivia, báo gấm là “vật cứu thân”. Với mỗi con báo giết được, họ thu về 2.000 USD. Con số này là rất lớn khi biết rằng 38% dân số Bolivia sống dưới mức nghèo khổ, theo báo cáo năm 2015.
Gần đây, Bolivia đã xử phạt 15 vụ việc và bắt giữ 11 cá nhân quốc tịch Trung Quốc buôn bán báo gấm trái phép. Một kẻ buôn lậu thậm chí còn lên mạng rao bán và bị công an bắt tại trận. Đại sứ quán Trung Quốc ở Bolivia ra thông báo, yêu cầu người dân “tôn trọng luật pháp sở tại và ngăn chặn hành vi buôn lậu động vật”. Hiện nay, Bolivia có hơn 14.000 dân Trung Quốc, tăng chóng mặt từ mức 2.000 năm 2011.
Với người giàu Trung Quốc, cơn sốt răng nanh báo gấm sẽ khó có thể dập tắt trong thời gian ngắn, nhất là khi số lượng người giàu ngày một nhiều. Sau khi ưa chuộng ngà voi hay mỏ chim hồng hoàng, giờ đây báo gấm là đối tượng tiếp theo bị giới trung lưu Trung Quốc săn lùng.

Cứu con nhỏ, bà mẹ tay không đánh nhau với báo gấm

Để cứu đứa con 2 tháng tuổi, một bà mẹ Ấn Độ tay không đánh nhau với báo gấm. Cả người và báo đều bị thương và đang được chăm sóc.

Cứu con nhỏ, bà mẹ tay không đánh nhau với báo gấm
Theo Dailymail, vụ việc xảy ra hôm 21/7 vừa qua tại ngôi làng Dagalfala, cách thành phố Udaipur khoảng 60 km. Khi Sadan (25 tuổi) đang cho cô con gái 2 tháng tuổi bú, thì một con báo hung dữ bất ngờ xông vào nhà và tấn công.

Kinh hoàng người đàn ông bị báo gấm cắn xé dã man

Đoạn video ghi lại cảnh một chuyên gia bảo vệ động vật phải chiến đấu chống lại con báo gấm khi nó lọt vào một trường học ở Ấn Độ. 

Kinh hoàng người đàn ông bị báo gấm cắn xé dã man
Chuyên gia bảo vệ động vật Sanjay Gubbi là một trong sáu người bị thương khi con báo gấm tấn công trường học ở Ấn Độ. Sau cuộc lẩn trốn suốt 10 tiếng đồng hồ, con thú dữ đã bị bắn thuốc mê và đưa vào cũi.
Vụ việc xảy ra ở trường quốc tế Vibgyor tại thành phố Bangalore, Ấn Độ, theo tin từ trang News Minute.
Kinh hoang nguoi dan ong bi bao gam can xe
Gubbi bị thương nặng ở cánh tay sau cuộc đụng độ con thú dữ. 

Ông Gubbi đã phải vật lộn trong tuyệt vọng với con thú dữ gần bể bơi của trường học. Với hàm răng sắc nhọn, bộ móng như dao cạo, con báo gấm hung tợn tỏ rõ sự thắng thế trước Gubbi.

Trong đoạn video dài hơn 1 phút là cảnh con báo gấm, được cho là con đực 8 tuổi, ung dung đi vào khuôn viên trường học sáng ngày 7.2. Nhân chứng cho biết con báo có vẻ hoảng loạn vì nhiều người la hét. Nó sẵn sàng tấn công bất kì ai cản đường.

12 di sản thế giới mới được UNESCO công nhận

(Kiến Thức) - Sau đây là 12 di sản thế giới mới được tổ chức UNESCO công nhận trong cuộc họp thường nhiên tổ chức ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ từ 10-17/7.

12 di sản thế giới mới được UNESCO công nhận
12 di san the gioi moi duoc UNESCO cong nhan
Xưởng tàu hải quân Antigua và các khu vực khảo cổ liên quan thuộc Quốc đảo Antigua và Barbuda nằm ở phía đông biển Caribe là một trong những địa danh được bầu chọn là Di sản thế giới mới được UNESCO công nhận. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới