Vai trò của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng trong vụ "vòi tiền" tại Vĩnh Phúc

Công an tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, xử lý trách nhiệm Chánh thanh tra Bộ trong việc ký duyệt quyết định thanh tra; trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra khi để thuộc cấp vi phạm pháp luật hình sự.

Tại kết luận điều tra (KLĐT), CA tỉnh Vĩnh Phúc xác định, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng là người tham mưu trình Bộ trưởng ký quyết định ban hành kế hoạch thanh tra năm 2019; trực tiếp duyệt, ký quyết định thanh tra; quyết định giám sát hoạt động đoàn thanh tra; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng về toàn bộ hoạt động của Thanh tra bộ nói chung…
Quá trình điều tra xác định, ông Tuấn ký quyết định thanh tra số 100 do Nguyễn Thị Kim Anh trực tiếp trình ký không nêu cụ thể đối tượng thanh tra. Lỗi này là thiếu sót của Nguyễn Thị Kim Anh nên không đủ căn cứ xem xét, xử lý về hành vi thiếu trách nhiệm đối với ông Tuấn.
Vai tro cua Chanh thanh tra Bo Xay dung trong vu
Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn. Ảnh: Báo Xây dựng. 

Về xác định trách nhiệm của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng, Thông tư 05 của Thanh tra Chính phủ quy định: về trình tự thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Chánh thanh tra thông qua người giám sát hoạt động đoàn thanh tra.

Tuy nhiên, kết luận điều tra cũng cho rằng, Thông tư 05 không quy định cụ thể về thời gian, cách thức báo cáo; kết thúc cuộc thanh tra Trưởng đoàn thanh tra có báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra trình người ra quyết định thanh tra (chánh thanh tra) xem xét trước khi ký ban hành kết luận thanh tra.

Việc bắt quả tang đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng nhận tiền diễn ra trong thời gian đang thanh tra, chưa có báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra. Mặt khác, không chứng minh được ông Tuấn có chỉ đạo gì đối với đoàn thanh tra về việc thanh tra không đúng đối tượng, thu tiền của các đơn vị bị thanh tra hoặc thông đồng, thỏa thuận ăn chia số tiền mà Nguyễn Thị Kim Anh và đồng phạm nhận của chủ doanh nghiệp. Do vậy, hành vi của ông Tuấn không cấu thành tội phạm.

Vai tro cua Chanh thanh tra Bo Xay dung trong vu
Nguyễn Thị Kim Anh - Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ tại Vĩnh Phúc. 
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, xử lý trách nhiệm đối với ông Nguyễn Ngọc Tuấn trong việc ký duyệt quyết định thanh tra số 100 và trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra khi để cán bộ đoàn thanh tra vi phạm pháp luật hình sự.
Tháng 3/2020, UBKT T.Ư đã thi hành kỷ luật Đảng ủy Thanh tra Bộ Xây dựng; quyết định khai trừ Đảng đối với bà Nguyễn Thị Kim Anh, cán bộ phòng Phòng, chống tham nhũng; ông Đặng Hải Anh, cán bộ phòng Thanh tra xây dựng 2.
Ngoài ra, UBKT T.Ư cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Phạm Gia Yên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chánh thanh tra Bộ Xây dựng; cảnh cáo đối với ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng.
Ủy ban Kiểm tra cũng quyết định kỷ luật khiển trách đối với ông Vũ Chí Cương, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Phòng, chống tham nhũng; Bùi Anh Tuấn, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra; Nguyễn Hải Thắng, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Thanh tra xây dựng 2; bà Nguyễn Thị Kim Liên, cán bộ phòng Thanh tra xây dựng 3.
Đề nghị truy tố 4 bị can
Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã chuyển KLĐT sang VKSND tỉnh Vĩnh Phúc, đề nghị truy tố 4 bị can đưa ra xét xử, gồm: Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Hải Anh, Nguyễn Thị Thùy Linh.
Các bị can bị truy tố tội “lạm dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản” theo điều 355 Bộ luật Hình sự.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc xác định, Kim Anh vai trò chủ mưu, các bị can Hải Anh, Thùy Linh, Kim Liên có vai trò giúp sức.
Bản kết luận điều tra cũng chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của những người liên quan thuộc Phòng giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra (Bộ Xây dựng), kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, xử lý hành chính đối với hành vi thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát được giao.

Thanh tra xây dựng "vòi" tiền ở Vĩnh Phúc: Trách nhiệm Chánh thanh tra Bộ Xây dựng?

(Kiến Thức) -Vụ việc thanh tra xây dựng vòi tiền ở Vĩnh Phúc, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm với tư cách người đứng đầu, hơn thế, chính ông là người ký quyết định thành lập đoàn thanh tra.

Vụ việc Thanh tra xây dựng vòi tiền ở Vĩnh Phúc đang thu hút sự quan tâm của dư luận không chỉ vụ việc là điển hình của tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, gợi ý, lót tay, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp mà còn bộc lộ quá nhiều những bất cập về chất lượng thanh tra cũng như công tác quản lý giám sát cán bộ thanh tra.
Liên quan vụ việc trên, dư luận đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng (cũng là người ra quyết định thanh tra) khi đoàn thanh tra Bộ Xây dựng bị bắt quả tang nhận hối lộ hàng trăm triệu đồng tại Vĩnh Phúc và việc đưa 2 thành viên đoàn thanh tra Bộ Xây dựng không phải là công chức thuộc Bộ Xây dựng vào đoàn thanh tra?

Thanh tra xây dựng vòi tiền: Chánh thanh tra đưa thành viên không phải công chức...ý gì?

(Kiến Thức) -Theo các quy định pháp luật về thanh tra nêu rõ thành viên đoàn thanh tra phải là công chức. Việc Chánh thanh tra Bộ Xây dựng vẫn đưa 2 cán bộ không phải công chức vào đoàn thanh tra là có ý gì?

Vụ việc Thanh tra xây dựng vòi tiền ở Vĩnh Phúc đang là điểm nóng của dư luận không chỉ bởi đây là điển hình của tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, gợi ý, lót tay, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp mà còn bộc lộ quá nhiều những bất cập về chất lượng thanh tra cũng như công tác quản lý giám sát cán bộ thanh tra.
Mới đây, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã phê chuẩn quyết định tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với 3 cán bộ đoàn thanh tra nhận hối lộ gồm bà Nguyễn Thị Kim Anh - Trưởng đoàn thanh tra cùng hai thành viên là ông Đặng Hải Anh và Nguyễn Thuỳ Linh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.