Vạch trần đường dây biến người khuyết tật thành cỗ máy kiếm tiền

Tìm thuê người khuyết tật rồi lê la tại các quán nhậu, các đối tượng chuyên lợi dụng lòng tốt của người đời để trục lợi.

Vạch trần đường dây biến người khuyết tật thành cỗ máy kiếm tiền
Các thực khách khi đến các quán nhậu tại thành phố Huế, tình Thừa Thiên – Huế có lẽ không còn lạ với cảnh một người khỏe mạnh đẩy theo một người khuyết tật hoặc nạn nhân chất độc màu da cam đi quanh các quán nhậu bán hàng rong và xin sự bố thí của người đời.
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu dư luận không hoài nghi tại sao số người khuyết tật lại "đông đảo" đến vậy, những câu chuyện được lấy làm cái cớ bàn hàng lại giống nhau đến vậy.
Để làm rõ vấn đề, PV VTC News đã thâm nhập tìm hiểu về đời sống của những mảnh đời khuyết tật này và bất ngờ với nhiều sự thật được làm rõ.
Lợi dụng lòng thương người và "cú lừa" ngoạn mục
Có một dạo, ở các quán nhậu trong thành Huế, thực khách rất dễ dàng bắt gặp một người đàn ông khắc khổ đẩy theo một bé gái chừng 8 tuổi ngồi trên xe lăn để đi bán hàng rong.
Các mặt hàng mà người đàn ông này bán chủ yếu là kẹo singum, bông gòn, ví tiền… giá của các mặt hàng này bán đắt hơn khá nhiều so với giá tại các quầy tạp hóa thông thường (một phong kẹo singum giá thường từ 3.000đ – 5.000đ/phong thì người đàn ông này bán 10.000đ/phong). Ngoài bán hàng, người đàn ông này không quên tranh thủ xin tiền của các thực khách.
Quyết định tìm hiểu, PV ghi nhận người đàn ông nói trên khoảng 35 tuổi, nói giọng Thanh Hóa và tự nhận mình là bố của bé gái, vì bị bệnh nan y nên cả hai cha con đành phải đi bán rong kiếm sống qua ngày.
Vach tran duong day bien nguoi khuyet tat thanh co may kiem tien
Tự nhận là cha của đứa bé, người đàn ông đẩy xe lăn đến khắp các quán nhậu ở thành phố Huế kể lể xin bố thí của người đời. 
Để thuyết phục các khách hàng, câu nói cửa miệng của người đàn ông này luôn là: “Các chú các bác giúp đỡ bố con em, mẹ cháu mất sớm bây giờ cháu lại tật nguyền, em bị ốm liên miên nên phải đi xin ăn qua ngày".
"Chiêu" trình bày hoàn cảnh này dường như thường rất hiệu quả, bởi chẳng thực khách nào khi nghe xong câu chuyện thương tâm lại không móc hầu bao ra mua một hai phong kẹo singum hay gói tăm, gói bông gòn...
Sau khi bán hàng xong tại quán nhậu này người đàn ông tiếp tục hành trình đẩy xe đưa đứa bé tật nguyền đến một quán nhậu khác và dở lại “chiêu” cũ.
Đến khoảng gần 21h, hai cha con đi đến trước trụ sở UBND TP Huế, tìm một góc tối, người cha bệnh tật đi vào quán nhậu gần đó lấy một chiếc xe máy và chở đứa bé về xóm trọ.
Vach tran duong day bien nguoi khuyet tat thanh co may kiem tien-Hinh-2
Lúc lên xe đứa bé từ trẻ khuyết tật ngồi xe lăn biến thành khỏe mạnh khi lên xe, ngồi xe không cần ai giúp đỡ. 
Bám theo người đàn ông này, chúng tôi đến một khu nhà trọ có địa chỉ số 30, đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường An Tây, thành phố Huế.
Thật bất ngờ khi đến đây xe máy của người đàn ông vừa dừng, đứa bé ốm yếu ngồi xe lăn ở quán nhậu bỗng "biến thành" đứa trẻ khỏe mạnh nhảy xuống xe mà không cần ai dìu rồi lập tức được một người đàn ông khác khoảng 30 tuổi đưa về một căn phòng trọ sau đó đóng sập cửa lại.
Không có người khuyết tật thì... thuê
Bất ngờ trước sự thật được chứng kiến, chúng tôi tìm đến nhà ông Lê Văn Tr. (64 tuổi ) theo lời giới thiệu của người quen.
Ông Tr. có một người con trai năm nay đẫ 18 tuổi nhưng bị dị tật do nhiễm chất độc màu da cam. Nhưng theo ông Tr, mặc dù bị dị tật nhưng Q. (con trai ông Tr. - PV) vẫn có thể đi lại, nhận thức được những việc mình làm.
Theo lời kể của Q., trong một lần đi chơi, Q đã gặp một người đàn ông người Thanh Hóa rủ đi bán hàng rong. Chuyện này gia đình không ai hay biết cho đến khi nghe tại chợ Đông Ba rộ lên tin có nam thanh niên có đặc điểm giống con mình thì ông Tr mới biết và cấm Q. không được theo những người trên.
Q. tiết lộ, mỗi lần đi bán hàng cùng đôi vợ chồng người Thanh Hóa (Q. không nhớ tên – PV), em được bố trí ngồi trên xe lăn rồi được người đàn ông đẩy đi khắp các khu chợ, quán nhậu để chèo kéo khách mua hàng.
Vach tran duong day bien nguoi khuyet tat thanh co may kiem tien-Hinh-3
 Hai nam thanh niên trong nhóm chăn dắt người khuyết tật ở số 30 đường Nguyễn Hữu Cảnh, thành phố Huế.
Quay trở lại dãy nhà trọ số 30 đường Nguyễn Hữu Cảnh, nơi ở của 2 "bố con" người đàn ông kể trên, PV ghi nhận ở bên trong đã có một nhóm người bán hàng rong đang ngồi tính toán số tiền bán được từ tối hôm trước.
Bên trong dãy trọ có nhiều xe máy mang biển kiểm soát 36 (tỉnh Thanh Hóa) và 4 chiếc xe lăn. Ở bên trong, các thanh niên đang ngồi hút thuốc, bên cạnh là những người "khuyết tật".
Trong đó có một người đàn ông tay, chân bị tật nguyền. Tuy nhiên, khác với vẻ mặt khắc khổ khi ngồi trên xe lăn để đi bán hàng, về lại phòng trọ, người đàn ông này có thể tự đi lại.
Theo tìm hiểu, những người như cặp vợ chồng từng rủ Q. "hợp tác" hay bố con bé gái tật nguyền nêu trên không hề hiếm ở TP Huế.
Những nhóm người này đa phần đến từ Thanh Hóa và Nghệ An, với độ tuổi khoảng 25 đến hơn 40 tuổi. Họ thường sống tập trung ở các khu nhà trọ trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường An Tây; đường Hải Triều, phường An Cựu, TP Huế.
Để kiếm sống qua ngày, những nhóm người này không tìm các công việc lao động bình thường mà hay tìm thuê những người khuyết tật thật hoặc khuyết tật nửa vời đóng giả để đẩy các xe lăn đi bán hàng rong với giá "cắt cổ" nhằm trục lợi.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Hà – Chánh thanh tra Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, vấn đề nói trên không chỉ ở Huế mà còn xuất hiện ở nhiều tỉnh thành khác.
Dù đã tồn tại từ lâu, nhưng để giải quyết triệt để tình trạng này, theo ông Hà cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương sở tại, đặc biệt là các phường nơi có những đối tượng chăn dắt sinh sống. Và dù tình trạng này đang ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt của thành phố thì cũng không phải một sớm một chiều là có thể giải quyết ngay được.

Những chiêu giả dạng bệnh hoạn để xin tiền ở Biên Hòa

Nhiều đối tượng giả dạng bệnh nhân, người khuyết tật vật vã trên đường để xin tiền những người tốt bụng.

Những chiêu giả dạng bệnh hoạn để xin tiền ở Biên Hòa
Anh L.T.D, nhà ở ấp Hương Phước, xã Phước Tân (TP.Biên Hòa) kể lại cách đây một tuần, anh đi ngang qua đường Võ Thị Sáu (KP1, P. Thống Nhất, TP.Biên Hòa) thì bắt gặp hình ảnh người phụ nữ trẻ ôm chặt một bà cụ nằm lim dim bên vệ đường, ngồi than khóc thảm thương.

Định tội ngựa kéo xe gây tai nạn chết người

Vụ tai nạn giao thông hy hữu xe ngựa đâm gây tai nạn chết người xảy ra tại xã Thới Sơn (TP Mỹ Tho, Tiền Giang).

Định tội ngựa kéo xe gây tai nạn chết người
Tai nạn hy hữu

Những scandal xôn xao dư luận của các nhà mạng lớn

(Kiến Thức) -  Tự ý chặn tin nhắn, chặn 3G, hủy sim, "bắt tay" doanh nghiệp lừa đảo khách hàng,... là những scandal của các nhà mạng trong thời gian qua.

Những scandal xôn xao dư luận của các nhà mạng lớn

Không ít khách hàng sẽ cảm thấy bức xúc, khi phát hiện ra rằng, từ lâu mình đang là nạn nhân của các nhà mạng mà không hề biết như tự ý chặn tin nhắn, chặn 3G, hủy sim, "bắt tay" doanh nghiệp lừa đảo khách hàng,... Dưới đây là những scandal của các nhà mạng trong thời gian qua.

Đang ngủ cũng bị Vinaphone ép dùng dịch vụ 

Chị Nguyễn Thị N (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, khoảng 4h30 sáng ngày 8/7/2015 khi đang ngủ, điện thoại chị N liên tục rung chuông báo tin nhắn liên tiếp khiến chị tỉnh giấc. Mở điện thoại, chị N thấy tin nhắn từ số 1344 giới thiệu về chương trình DAY SO VANG của Vinaphone.

Ban đầu chị N tưởng tin nhắn rác, tuy nhiên khi xem lại 3 đoạn tin nhắn, chị N tá hỏa khi nhà mạng thông báo “Chuc mung Quy khach da dang ky thanh cong DV DAY SO VANG (5000 d/ ngay)” (Chúc mừng Quý  khách đã đăng ký thành công dịch vụ Dãy số vàng 5000 đồng/ngày).

Tin nhắn từ số 1344 gửi đến cho chị N lúc 4h30 sáng xác nhận chị tham gia dịch vụ mà chị N không hay biết.

Nghĩ rằng có thể mình đã vô tình nhắn tin đăng ký dịch vụ này, chị N kiểm tra lại phần lưu tin nhắn đi, tuy nhiên không có bất kỳ tin nhắn nào gửi đi tới số 1344.

Chị N bức xúc: “Chẳng nhẽ tôi đang ngủ cũng có thể đăng ký dịch vụ được? Hay Vinaphone lựa lúc khách hàng ngủ để âm thầm đăng ký dịch vụ rồi trừ tiền lén lút”.

Trước sự việc xảy ra, sáng ngày 8/7 chị N liên hệ tới tổng đài tư vấn khách hàng của nhà mạng Vinaphone (9191) để thắc mắc.

Trước phản ánh của khách hàng, nhân viên nhà mạng Vinaphone lý giải: “Đăng ký dịch vụ này qua hệ thống online, tức khách hàng xem trang báo hoặc thông tin nào rồi vô tình bấm vào đường link dịch vụ sẽ tự động kích hoạt mà không phải nhắn tin gì… Đây là dịch vụ giá trị gia tăng của Vinaphone”.

Theo nội dung tin nhắn chị N đã đăng ký thành công dịch vụ DAYSOVANG nhưng sự thật khách hàng không nhắn tin đăng ký. Trước câu trả lời của nhân viên nhà mạng, chị N thắc mắc “nếu chỉ cần vô tình chạm vào một đường link trên mạng Vinaphone tự kích hoạt dịch vụ rồi trừ tiền khác nào Vinaphone đang bẫy thuê bao”.

Theo chị N, đăng ký bất kỳ dịch vụ nào phải có sự thỏa thuận thống nhất giữa nhà mạng và khách hàng qua việc tự động nhắn tin đăng ký của khách hàng. Khách hàng không thể biết đâu là đường link trên mạng Internet mà chạm vào đó vô tình đã đăng ký một dịch vụ của nhà mạng.

Do vậy cách trả lời của Vinaphone, theo chị N là thiếu trách nhiệm, không đúng bản chất sự việc.

Bên cạnh tin nhắn từ số 1344, nhiều tháng nay ngày nào chị N nhận được tin nhắn từ số 8926 với nội dung Link tải game. Cũng nghĩ rằng là những tin nhắn rác dù có làm phiền nhưng vô hại nhưng khi liên hệ với tổng đài Vinaphone, chị N mới giật mình biết đây dịch vụ phải trả tiền.

Theo lời chị N, chị hoàn toàn không biết về dịch vụ này và nhiều tháng nay, ngày nào chị cũng bị Vinaphone trừ 5.000 đồng mà không biết.

Chú nợ cước, cháu bị Mobifone chặn thuê bao vì... ở cùng nhà?

Năm 2012, anh Lê Quốc Tuấn đăng ký số điện thoại 0907656xxx của mình để sử dụng gói dịch vụ 1.500 phút miễn phí của MobiFone, mỗi tháng tiền cước hơn 300.000 đồng.

Khoảng tháng 1/2015, nhà mạng thay đổi chương trình, giảm từ 1.500 phút còn 700 phút nhưng anh Tuấn không hề hay biết. Đến khi được thông báo cước lên đến hơn 1 triệu đồng anh Tuấn mới tá hỏa rồi khiếu nại với Mobifone.

Các nhân viên của Mobifone có giải thích trước khi thay đổi gói dịch vụ có nhắn tin thông báo cho anh biết, nên việc sử dụng quá số phút rồi phát sinh cước phí anh Tuấn phải chịu.

Mobifone va nhung scandal xon xao du luan
  Hợp đồng của anh Trung đã ký, nhưng sau đó bị chặn tin nhắn và 3G vì có hộ khẩu chung với người chú của mình - Ảnh nguồn: Tuổi trẻ.

Anh Tuấn đề nghị cứ lấy lần nào anh Tuấn dùng nhiều nhất (hơn 300.000 đồng/tháng) để tính, anh Tuấn sẽ trả nhưng nhà mạng không đồng ý. Quá bực mình, anh Tuấn đã bỏ không dùng số điện thoại này nữa.

Đầu tháng 12/2015, cháu anh Tuấn là Lê Thiện Trung có chuyển số điện thoại 0907.61.66.xx từ thuê bao trả trước sang trả sau. Sau khi hợp đồng anh Trung ký với MobiFone hoàn tất, nhà mạng đã đến xác minh.

Do phát hiện anh Trung cùng hộ khẩu với anh Tuấn và do anh Tuấn còn nợ tiền cước nên nhà mạng đã chặn tin nhắn, chặn 3G và đòi hủy luôn sim của anh Trung. Anh Trung đề nghị được chuyển lại hình thức trả trước nhà mạng cũng không chịu.

"Ai làm thì người đó chịu, sao tôi nợ cước mà MobiFone lại chặn thuê bao của cháu tôi?" - anh Tuấn bức xúc nói.

Tổng đài Mobifone tự ý kết nối dịch vụ khiến khách hàng nổi giận

Đọc nhiều nhất

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

(Kiến Thức) - Sau lễ tang tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, linh cữu của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy sẽ được đưa về quê nhà Đồng Tháp, mộ phần Anh hùng phi công sẽ được đặt dưới rặng tre trong vườn nhà.
 Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

(Kiến Thức) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc công an tỉnh, các tân giám đốc công an tỉnh đa phần đều không phải người địa phương. Đây là điểm mới trong công tác nhân sự, được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế tiêu cực.

Tin mới