Vắc xin Sinopharm: Mỗi mũi tiêm đều quý, an toàn phòng dịch… sao phải ngại?!

“Khi cấp phép, WHO kiểm tra rất kỹ các thông số, nghiêm ngặt về các thử nghiệm, công bố trên quốc tế và nơi sản xuất. Người dân yên tâm về chất lượng vắc xin Sinopharm”, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương nói.

Vắc xin Sinopharm: Mỗi mũi tiêm đều quý, an toàn phòng dịch… sao phải ngại?!

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà - nguyên Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết, vắc xin Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất và đã được WHO nghiên cứu và cấp phép ngày 7/5. TP HCM đã tiếp nhận 1 triệu liều trong tổng số 5 triệu liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm vào ngày 31/7, do Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn (Sapharco) đàm phán, thương thảo, ký kết hợp đồng mua và nhập khẩu.

Vac xin Sinopharm: Moi mui tiem deu quy, an toan phong dich… sao phai ngai?!
Ảnh minh họa. 

Liều vắc xin nào cũng đáng quý!

PGS.TS, bác sĩ Đoàn Hữu Nghị, nguyên Giám đốc Bệnh viện E cho rằng, vắc xin Sinopharm được WHO phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Thời điểm nước sôi, lửa bỏng thế này, liều vắc xin nào cũng quý, người dân không nên “kén cá, chọn canh” dẫn tới trì hoãn, né tránh việc tiêm ngừa.

Trao đổi với báo chí sáng 1/8, PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tất cả các loại vắc xin khi nhập về Việt Nam đều đã được cơ quan có trách nhiệm thực hiện đúng kiểm định và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Bộ Y tế đang triển khai thẩm định chất lượng theo quy định trước khi đưa lô vắc xin Vero Cell vào hoạt động chích ngừa cho cộng đồng.

“Bất kỳ loại vắc xin ngừa COVID-19 nào trong giai đoạn này đều đặc biệt cần thiết cho người dân. Ngành y tế đang chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn nhất về sức khỏe, tính mạng của nhân dân khi đi chích ngừa. Do đó, khi có vắc xin, bà con nhân dân hãy chích ngừa COVID-19 ngay khi đến lượt. Bà con nên chủ động hợp tác với chương trình tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, sớm đưa cả xã hội trở lại giai đoạn bình thường mới” - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Trước đó, tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương, sáng 30/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, chiến lược hiệu quả nhất lúc này đối với khu vực TP HCM là phải tập trung tiêm vắc xin hết cho người dân trong thời gian sớm nhất có thể để tạo miễn dịch cộng đồng.

“Người tiêm vắc xin rồi vẫn có thể bị nhiễm và lây cho người khác nhưng tỷ lệ diễn biến bệnh nặng sẽ ít đi. Nếu không, số người bị bệnh nặng và tử vong sẽ rất nhiều, khi toàn bộ hệ thống điều trị, dù có tăng cường chi viện thêm, nhưng sau thời gian dài sẽ vô cùng mệt mỏi, để lây nhiễm trong đội ngũ y tế”, Phó Thủ tướng nói và khẳng định, thời điểm này, từng liều vắc xin cực kỳ quý giá sẽ giúp được TP HCM chống dịch và cứu được nhiều người hơn.

Tại Hội nghị Ban thường vụ Thành ủy mở rộng diễn ra tối 31/7, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên khẳng định, vắc xin ngừa COVID-19 là chìa khóa quan trọng để bảo vệ sức khỏe nhân dân, thành phố đặt mục tiêu quyết tâm trong tháng 8 trên 70% dân số 18 tuổi trở lên sẽ được chích ngừa mũi thứ nhất bằng những giải pháp thích hợp, khẩn trương, chặt chẽ, càng sớm, càng tốt.

Quảng Ninh tiên phong tiêm vắc xin Sinopharm, phản ứng cực thấp… rất an toàn

Vắc xin Sinopharm được sản xuất bởi Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh, công ty con của Tập đoàn Biotec quốc gia Trung Quốc (CNBG). Các dữ liệu về chất lượng, độ an toàn, hiệu quả cũng được đánh giá đầy đủ bởi các chuyên gia độc lập và các nhóm của WHO.

Thử nghiệm giai đoạn 3 quy mô lớn ở nhiều quốc gia cho thấy, tiêm đủ 2 liều vắc xin Sinopharm cách nhau 3-4 tuần có hiệu quả chống lại nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng là 79%, giảm xuống còn 73,5% với các trường hợp không có triệu chứng. Tác dụng phát huy 14 ngày sau khi tiêm liều thứ 2. Hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn ngừa nhập viện là 79%.

Theo tìm hiểu của Tri thức và Cuộc sống, TP HCM không phải là địa phương đầu tiên tại Việt Nam tiêm vắc xin Vero Cell (Sinopharm), mà tháng 7 vừa qua, Quảng Ninh đã đưa vào tiêm chủng của tỉnh loại vắc xin này tại ba địa phương.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh cho biết, 3 địa phương tiêm vắc xin Vero Cell (Sinopharm) là thành phố Móng Cái, huyện Bình Liêu và huyện Hải Hà.

Cụ thể, mũi 1 (từ ngày 10/7 đến 20/7) đã được tiêm cho 82.007 người, trong đó có cả chuyên gia và người lao động Trung Quốc trên địa bàn Quảng Ninh, du học sinh và những người có kế hoạch đi học, làm việc tại Trung Quốc, người dân 16 xã phương của 3 địa phương trên và người lao động tại một số lĩnh vực, địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao (du lịch, thương mại, xăng dầu, điện nước...). Hiện đang tiêm vét mũi 1 để đến 03/8 hoàn thành 88.100 mũi 1. Mũi thứ 2 tiêm Vero Cell sẽ bắt đầu từ 4/8 và kết thúc vào 12/8, tiêm vét vào 30-31/8.

Theo ông Tuấn, loại vắc xin Vero Cell đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng. Số có phản ứng thông thường 195 = 0,22%; phản ứng nặng (phản vệ độ 2,3): 36 = 0,04%.

Đáng chú ý, người dân 3 huyện, thành phố của Quảng Ninh đều tiêm loại vắc xin này mà không có tâm lý bài xích hay lo ngại, đặc biệt, huyện miền núi Bình Liêu đã tiêm được tỷ lệ trên 80% số đối tượng tiêm, độ phủ 50% dân số trên địa bàn. Đây cũng là huyện duy nhất trên cả nước có tỷ lệ đối tượng tiêm đạt cao.

Theo phân bổ của Bộ Y tế, trong năm 2021, TP HCM sẽ được phân bổ khoảng 13,8 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Riêng trong tháng 8/2021, dự kiến TPHCM sẽ nhận được 5 triệu trong số 13,8 triệu liều này. Đến ngày 31/7, TP.HCM đã được phân bổ 3 triệu liều, đạt tỷ lệ phân bổ cao nhất cả nước.
Ngày 31/7, TP HCM cũng đã tiếp nhận 1 triệu trong tổng số 5 triệu liều vắc xin Vero Cell do Sapharco mua. Đến nay, TP HCM đã tiêm được khoảng 1,5 triệu liều vắc xin, trong đó có 1,3 triệu người đã được tiêm 1 liều vắc xin và gần 75.000 người được tiêm đủ 2 liều.
TP HCM quyết tâm phấn đấu đến cuối tháng 8, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân đạt trên 70%.
Theo GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, dự kiến đến ngày 3/8, thành phố sẽ tiêm xong 930.000 liều vắc xin trong đợt 5. Bộ Y tế vừa cung cấp cho thành phố 2 loại vắc xin AstraZeneca và Moderna với gần 600.000 liều. Do đó, thành phố sẽ triển khai tiêm luôn đợt 6 vào ngày thứ tư tuần sau, rồi sẽ tiêm tiếp 1 triệu liều của nhà tài trợ...
Để đạt tiến độ tiêm đề ra, Sở Y tế TP HCM huy động lực lượng không chỉ y tế công mà còn cả y tế tư nhân, bác sĩ đa khoa, chuyên khoa, điều dưỡng, dược sĩ khối tư nhân. Ngoài các điểm tiêm phường, xã, cộng đồng, cũng có thể tổ chức tiêm tại các phòng khám đa khoa ở các địa phương để tiêm cho người dân trên địa bàn.

>>> Mời độc giả xem thêm video Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19:

Nguồn: VTV 24

Tuần này vắc-xin ngừa COVID-19 về Việt Nam: Ai được ưu tiên tiêm trước?

Tuần trước, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có văn bản gửi Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, đồng ý cho công ty này nhập khẩu vắc-xin “COVID-19 vaccine AstraZeneca” số lượng 204.000 liều. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dự kiến vắc-xin về Việt Nam vào tuần tới, đã xác định những người sẽ được tiêm vắc-xin COVID-19 đầu tiên.

Tuần này vắc-xin ngừa COVID-19 về Việt Nam: Ai được ưu tiên tiêm trước?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay, đây là những liều vắc-xin AstraZeneca đầu tiên trong khoảng 110 triệu liều dự kiến sẽ được cung ứng cho Việt Nam trong năm 2021. Với sự hỗ trợ của các cơ quan, đặc biệt là sứ quán Việt Nam tại các quốc gia sản xuất vắc-xin COVID-19, Bộ Y tế đang nỗ lực tối đa để có đủ vắc-xin cho toàn dân trong thời gian sớm nhất.

“Theo Luật truyền nhiễm của Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, chúng ta sẽ ưu tiên tiêm phòng trước cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao, lực lượng bộ đội, công an, những người lao động thiết yếu phục vụ ở khu cách ly, tuyến đầu chống dịch, người dân vùng có dịch và nhóm người cao tuổi, bệnh nền, dễ bị tổn thương, phải chăm sóc kéo dài ở các cơ sở y tế. Trong các cuộc họp về phân phối vắc-xin, mặc dù có không ít tranh luận, nhưng cuối cùng chúng tôi đều đi đến đồng thuận”, Thứ trưởng Thuấn cho biết.

COVID-19: Vắc xin Vaxzevria và AstraZeneca giống - khác nhau điểm gì?

(Kiến Thức) - Vaxzevria tiền thân là vắc xin COVID-19 AstraZeneca. Theo thông tin đăng tải trên website của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cho biết, vắc xin AstraZeneca của Anh - Thụy Điển được đổi tên thành Vaxzevria vào ngày 25/3.

COVID-19: Vắc xin Vaxzevria và AstraZeneca giống - khác nhau điểm gì?
Cổng thông tin của Cơ quan Sản phẩm Y tế Thụy Điển tuyên bố, do tình hình đình chỉ sử dụng vắc xin AstraZeneca ở một số quốc gia Châu Âu, vắc xin này đã được đổi tên thành Vaxzevria. Việc đổi tên vắc xin sẽ không kéo theo bất kỳ thay đổi nào khác, nhưng các chuyên gia tiêm chủng cần lưu ý về việc đổi tên, vì thông tin sản phẩm, nhãn và bao bì có thể trông khác đi.
COVID-19: Vac xin Vaxzevria va AstraZeneca giong - khac nhau diem gi?
Vaxzevria tiền thân là vắc xin COVID-19 AstraZeneca. 
Việc thay đổi tên AstraZeneca diễn ra trong bối cảnh có một số báo cáo về các biến chứng ở những người đã tiêm vắc xin. Tuy nhiên, các chuyên gia của EMA nhấn mạnh về tính an toàn và hiệu quả của loại vắc xin này và lưu ý rằng, lợi ích của vắc xin và khả năng bảo vệ người dân không bị COVID-19 vượt xa những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến vắc xin.
Ngoài ra, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu các tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca, dữ liệu về các tác dụng phụ sẽ được thêm vào thông tin chung về sản phẩm này.
1. Nguồn gốc
Vắc xin COVID-19 AstraZeneca là vắc xin phòng bệnh do virus SARS-CoV2 (COVID-19). Thành phần vắc xin gồm vector Adenovirus tinh tinh tái tổ hợp và mất khả năng sao chép, gắn gen tổng hợp protein gai bề mặt của SARS-CoV2 có tên gọi là Spike (S protein).
Vắc xin COVID-19 của hãng AstraZeneca được nghiên cứu và phát triển bởi đại học Oxford và được Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng vắc xin trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Vắc xin này đã được nhiều quốc gia chấp thuận lưu hành và sử dụng như Argentina, Bahrain, Bangladesh, Brazil, Chile, Việt Nam…. Đến ngày 08/03/2021, vắc xin đã được sử dụng ở 98 quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, vắc xin COVID-19 AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 01/2/2021.
2. Bảo quản vắc xin
Bảo quản ở 2 – 8°C và không được để đóng băng vắc xin.
Lọ vắc xin chưa mở bảo quản ở 2 – 8°C được phép sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ ngày sản xuất. Lọ vắc xin đã mở chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ kể từ khi mở và được bảo quản ở 2– 8 °C. Bảo quản tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.
3. Lịch tiêm chủng
Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên.
Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 4-12 tuần
4. Liều lượng, đường tiêm:
0,5ml, tiêm bắp.
5. Chỉ định, chống chỉ định:
Chỉ định
Tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho một số nhóm đối tượng đặc biệt:
Nhóm người từ 65 tuổi trở lên: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 nặng và tử vong tỷ lệ thuận với tuổi nên được xác định là nhóm đối tượng nguy cơ. Tuy nhiên, dữ liệu an toàn và hiệu quả của vắc xin COVID-19 AstraZeneca trên người từ 65 tuổi trở lên còn hạn chế.
Nhóm người mắc bệnh nền: Người có bệnh nền, bệnh mạn tính là đối tượng có nguy cơ nhiễm và mắc COVID-19 nặng. Tuy nhiên, tiêm vắc xin khi bệnh đã ổn định.
COVID-19: Vac xin Vaxzevria va AstraZeneca giong - khac nhau diem gi?-Hinh-2
Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Ảnh minh họa 

Hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca về Việt Nam trong ngày 9/7

(Kiến Thức) - Sáng 9/7, 580.000 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca trong hợp đồng của VNVC đặt mua đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Cũng trong sáng nay, lô vắc xin AstraZeneca 600 nghìn liều do Nhật Bản viện trợ không hoàn lại đã đến Việt Nam.

Hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca về Việt Nam trong ngày 9/7
580.000 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca vừa hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vào sáng nay, để hỗ trợ khẩn cấp cho đợt bùng phát dịch thứ tư tại Việt Nam.
Đây là lần giao vắc xin thứ ba trong hợp đồng của Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt mua trước 30 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford. Thỏa thuận được ký kết vào tháng 11 năm 2020 giữa AstraZeneca Việt Nam, Bộ Y tế và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC), đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tiếp cận loại vắc xin này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.