"'Uyên ương gãy cánh": Cơn thức tỉnh ngây ngất của tuổi xuân

Theo truyền thuyết Á Đông, uyên ương là đôi chim yêu thương nhau thắm thiết, bay đi nơi đâu hay đậu lại chỗ nào cũng phải liền cánh.

"'Uyên ương gãy cánh": Cơn thức tỉnh ngây ngất của tuổi xuân ảnh 1

Sách "Uyên ương gãy cánh".

Khi một trong đôi uyên ương lìa đời, con còn lại cất tiếng kêu thương quạnh quẽ đến mỏi mòn nhỏ hết máu tim mình. Sự tích này đã được đưa dẫn vào cuốn sách Uyên ương gãy cánh (The Broken Wings) của Kahlil Gibran - tác giả được xếp cùng Shakespeare, Lão Tử trong nhóm ba nhà thơ có sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Tác giả của Uyên ương gãy cánh - Kahlil Gibran - là một thi sĩ, họa sĩ, hiền giả người gốc Liban (Lebanon), một xứ sở nằm bên bờ Địa Trung Hải, trên phía bắc Israel, cạnh Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ông là tác giả được đại chúng đọc nhiều nhất và được thảo luận rộng rãi nhất trong thế kỷ 20.

Theo thống kê của giới xuất bản sách, Gibran là thi sĩ có số lượng độc giả đông vào hàng thứ ba, chỉ sau Shakespeare và Lão Tử. Danh tiếng và ảnh hưởng của ông vượt qua thế giới Ả Rập. Về mặt triết học, ông được xem như một triết gia đại chúng và là điểm hội tụ của tư tưởng Đông - Tây. Ký họa và tranh màu của Gibran được triển lãm ở nhiều nơi trên thế giới.

Uyên ương gãy cánh như một khúc hoan ca rạo rực của một tâm hồn mới bắt gặp tình yêu và rồi trở thành tiếng thảm thiết tiếc nuối của một linh hồn vừa đánh mất người yêu, nghe như âm thanh thê lương của loài chim trong đôi bạn trống mái uyên ương khi con chim kia bỗng dưng gãy cánh.

Cuốn sách được xem là tiểu thuyết mang tính tự truyện duy nhất của tác giả Kahlil Gibran, cho thấy cơn thức tỉnh ngây ngất của tuổi xuân, những thị kiến buốt nhói trên con đường thành nhân, cùng những chiêm nghiệm sâu lắng về, tình yêu và sự bất tử.

Trong tác phẩm, tình yêu của Gibran và nữ nhân vật chính Selma Karamy người nữ nhân vật chính, là chân lý, cái đẹp, Thượng đế, là trọn vẹn xác hồn cùng sự sống của đôi lứa, là mọi sự trên trần thế, niềm tưởng tiếc khôn nguôi và lời hẹn hò son sắt tới quá bên kia cái chết.

Tình yêu ở đây không hoàn toàn mang tính lý tưởng cao thượng tinh thần hoặc nhuốm mùi nhục cảm tục lụy nhưng nó kết hợp linh hồn, làm biến đổi tâm hồn và thăng hoa tâm linh của hai người yêu nhau.

Cuốn truyện Uyên ương gãy cánh đầy thi vị này sẽ còn nổi tiếng lâu dài vì nhiều yếu tố. Trước hết, là sự nhìn nhận giá trị của người nữ với lòng biết ơn sâu xa và thiện cảm chứa chan được tác giả dành cho thảm trạng của phụ nữ phương Đông.

Trên nền tảng đó, xuất hiện nguyên cớ chính đáng để chứng minh vững chắc cho địa vị và tôn trọng triệt để các quyền của nữ giới vì “thân phận của phụ nữ là thân phận của dân tộc”. Bên cạnh đó, chuyện tình bất thành của Gibran và nàng Selma Karamy cũng làm nổi bật ý tưởng rằng giàu có là trở ngại lớn cho hạnh phúc.

Thêm nữa, Gibran phê phán quyết liệt lòng tham và sức mạnh thế tục của một số chức sắc tôn giáo, từng là tệ trạng kéo dài hàng trăm năm trước đây tại Liban, như một gợi nhớ tới những nơi có người dân đang sống trong mông muội tinh thần và túng thiếu vật chất.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Ước, người đã góp một bản dịch hay cho Uyên ương gãy cánh chia sẻ: Với những trang sách chan chứa tình người, tràn ngập hình ảnh thơ mộng, sóng sánh chất thơ và bát ngát hương vị cảm xúc, Uyên ương gãy cánh mang tình yêu xuống chiều sâu thẳm tận đáy hồn người với những lý luận ngọt ngào của trái tim, và nâng tình yêu lên độ cao nhất, bất diệt với thực tại siêu việt. Từ đó, người đang yêu đọc nó và mỗi sớm mai “Được thức dậy lúc rạng đông với con tim chắp cánh, đưa lời cảm tạ vì có thêm một ngày yêu thương nữa".

Uyên ương gãy cánh nằm trong Tủ sách Triết lý - Tư tưởng, thuộc dự án Tủ sách Đời người. Phiên bản này có bút tích đề tặng viết tay kèm chữ ký của Gibran bằng tiếng Ả Rập, sử dụng theo bản in đầu tiên bằng tiếng Ả Rập năm 1912. Sử dụng bộ tranh của chính Gibran.

Kahlil Gibran (1883 - 1931) là tiểu thuyết gia, họa sĩ, thi sĩ tâm linh với cung giọng ngôn sứ và triết gia theo chủ nghĩa hiện sinh hữu thần. Ông sinh tại làng Bsharri, thuộc vùng núi miền Bắc Li-băng. Gibran là tác giả được đại chúng đọc nhiều nhất và được thảo luận rộng rãi nhất trong thế kỷ 20.

 

Khổng Tử dạy 7 điểm dễ dàng nhìn ra quân tử và tiểu nhân

Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử viết rằng “đức hạnh” là sự khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân.

Khong Tu day 7 diem de dang nhin ra quan tu va tieu nhan
Từ xưa đến nay, trong giáo dục làm người thường dùng “quân tử” làm hình mẫu nhân vật để hướng đến. Vậy như thế nào để dễ dàng nhận ra quân tử và tiểu nhân? Khổng Tử dạy chúng ta nhìn vào 7 điểm dưới đây: 1. Trí tuệ. Người quân tử trước sau đều giữ vững mình, không lay động. Kẻ tiểu nhân luôn luôn ở trong suy tư lo nghĩ. Người quân tử lòng dạ luôn quang minh chính đại, sáng sủa, rộng rãi, thần định, khí an. Kẻ tiểu nhân thì lúc nào cũng tính toán so đo, suy tính thiệt hơn cho nên thường xuyên “mặt mày ủ rũ”.

9 cách nhìn người lưu truyền ngàn năm của Trang Tử

Trang Tử là triết gia nổi tiếng sống ở thời Chiến Quốc. Nhắc đến Trang Tử, không thể không nhắc tới khả năng nhìn người.

9 cach nhin nguoi luu truyen ngan nam cua Trang Tu
 Chí khí của bậc hiền triết Trang Tử cũng giống như căn bản nền tảng tư tưởng Đạo gia: ẩn dật mà khoáng đạt, quay trở về cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, không muốn tham dự vào tranh quyền đoạt lợi, xa lánh những hệ lụy cuộc đời. 

Vì sao Khổng Tử nói: Sáng nghe Đạo, tối chết cũng cam lòng?

Hoàng hôn, trong chùa tĩnh lặng yên ả, nơi lư hương khói hương tràn đầy, các hòa thượng đang dùng bữa tối.

Sách chép rằng, Khổng Tử sau khi đến bái kiến Lão Tử, trở về nhà ba ngày sau trầm mặc không nói lời nào, cuối cùng chỉ nói một câu… Sau này, Khổng Tử viết trong Luận ngữ: “Triêu văn đạo, tịch khả tử”, nghĩa là buổi sáng được nghe Đạo, buổi tối chết cũng cam lòng. Vậy vì sao Khổng Tử lại trân quý Đạo ấy hơn cả sinh mệnh của mình?

Đọc nhiều nhất

Tin mới