Uy lực đáng sợ của Su-25 dù gần 50 năm tuổi

Uy lực đáng sợ của Su-25 dù gần 50 năm tuổi

Su-25 vẫn tiếp tục xuất kích và tiến hành các hoạt động chiến đấu trên chiến trường Ukraine, bất chấp việc phải đối mặt với các hệ thống phòng không hiện đại của NATO.

Ngày 18/2 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video cho thấy  máy bay chiến đấu Su-25 của nước này tấn công vào vị trí của Quân đội Ukraine tại khu vực Donetsk. Ảnh: TASS.
Ngày 18/2 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video cho thấy máy bay chiến đấu Su-25 của nước này tấn công vào vị trí của Quân đội Ukraine tại khu vực Donetsk. Ảnh: TASS.
Trong đoạn video, một cặp Su-25 của Nga đã dội hỏa lực ồ ạt vào một mục tiêu được ngụy trang ở bên dưới mặt đất. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các mục tiêu đều đã bị phá hủy. Mặc dù chịu những tổn thất kể từ đầu cuộc xung đột, nhưng Su-25 vẫn là tiêm kích bom hàng đầu trên chiến trường Ukraine. Ảnh: The Aviationist.
Trong đoạn video, một cặp Su-25 của Nga đã dội hỏa lực ồ ạt vào một mục tiêu được ngụy trang ở bên dưới mặt đất. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các mục tiêu đều đã bị phá hủy. Mặc dù chịu những tổn thất kể từ đầu cuộc xung đột, nhưng Su-25 vẫn là tiêm kích bom hàng đầu trên chiến trường Ukraine. Ảnh: The Aviationist.
Sukhoi Su-25 “Grach” (định danh NATO Frogfoot), là loại máy bay cường kích cận âm hai động cơ được sản xuất và phát triển ở Liên Xô bởi hãng Sukhoi. Nó được thiết kế để hỗ trợ không lực tầm gần cho Lục quân Liên Xô. Ảnh: Wikipedia.
Sukhoi Su-25 “Grach” (định danh NATO Frogfoot), là loại máy bay cường kích cận âm hai động cơ được sản xuất và phát triển ở Liên Xô bởi hãng Sukhoi. Nó được thiết kế để hỗ trợ không lực tầm gần cho Lục quân Liên Xô. Ảnh: Wikipedia.
Nguyên mẫu đầu tiên đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào ngày 22/2/1975. Sau khi thử nghiệm, máy bay được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1978 tại Tbilisi thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia. Ảnh: Forbes.
Nguyên mẫu đầu tiên đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào ngày 22/2/1975. Sau khi thử nghiệm, máy bay được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1978 tại Tbilisi thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia. Ảnh: Forbes.
Vào khoảng cuối những năm 1960, Không quân Liên Xô sử dụng các loại tiêm kích bom siêu thanh như Su-7, Su-17 và Mig-23BN. Các loại tiêm kích bom này có tốc độ cao, được trang bị nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác, các hệ thống ngắm bắn hiện đại, nhưng đối với các mục tiêu như lô cốt hoặc nhóm bộ binh thì những tính năng này tỏ ra thừa thãi và không cần thiết. Ảnh: Wikipedia.
Vào khoảng cuối những năm 1960, Không quân Liên Xô sử dụng các loại tiêm kích bom siêu thanh như Su-7, Su-17 và Mig-23BN. Các loại tiêm kích bom này có tốc độ cao, được trang bị nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác, các hệ thống ngắm bắn hiện đại, nhưng đối với các mục tiêu như lô cốt hoặc nhóm bộ binh thì những tính năng này tỏ ra thừa thãi và không cần thiết. Ảnh: Wikipedia.
Bên cạnh đó, do bay với tốc độ siêu thanh, các loại tiêm kích bom này gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ yểm trợ hoả lực tầm gần. Vì vậy, Liên Xô quyết định tìm một loại cường kích mới, có tốc độ cận âm nhằm yểm trợ hoả lực đường không hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, do bay với tốc độ siêu thanh, các loại tiêm kích bom này gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ yểm trợ hoả lực tầm gần. Vì vậy, Liên Xô quyết định tìm một loại cường kích mới, có tốc độ cận âm nhằm yểm trợ hoả lực đường không hiệu quả hơn.
Những yêu cầu chính cho mẫu cường kích mới đặt ra là phải được bọc giáp tốt nhằm tăng khả năng sống sót trước các loại hỏa lực mặt đất; đơn giản, dễ điều khiển và có thời gian sẵn sàng chiến đấu ngắn, có thể xuất kích từ các sân bay dã chiến.
Những yêu cầu chính cho mẫu cường kích mới đặt ra là phải được bọc giáp tốt nhằm tăng khả năng sống sót trước các loại hỏa lực mặt đất; đơn giản, dễ điều khiển và có thời gian sẵn sàng chiến đấu ngắn, có thể xuất kích từ các sân bay dã chiến.
Trong bối cảnh đó, cục thiết kế Sukhoi dưới sự dẫn dắt của Oleg Sergeevich Samoilovich, một cựu chỉ huy xe tăng T-34 trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đã nhanh chóng phác thảo xong mẫu máy bay mới với tên gọi T-8.
Trong bối cảnh đó, cục thiết kế Sukhoi dưới sự dẫn dắt của Oleg Sergeevich Samoilovich, một cựu chỉ huy xe tăng T-34 trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đã nhanh chóng phác thảo xong mẫu máy bay mới với tên gọi T-8.
Cục thiết kế Sukhoi tiếp tục phát triển và hoàn thiện mẫu T-8 vào cuối năm 1968. Vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh khác, thiết kế của Oleg Sergeevich Samoilovich và Sukhoi đã gây được sự chú ý của các quan chức Bộ Quốc phòng Liên Xô khi đó và được chấp thuận đưa vào sản xuất.
Cục thiết kế Sukhoi tiếp tục phát triển và hoàn thiện mẫu T-8 vào cuối năm 1968. Vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh khác, thiết kế của Oleg Sergeevich Samoilovich và Sukhoi đã gây được sự chú ý của các quan chức Bộ Quốc phòng Liên Xô khi đó và được chấp thuận đưa vào sản xuất.
Các biến thể ban đầu của Su-25 bao gồm phiên bản máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi Su-25UB, Su-25BM và phiên bản Su-25K dành cho xuất khẩu. Một số máy bay được nâng cấp lên thành phiên bản Su-25SM vào năm 2012.
Các biến thể ban đầu của Su-25 bao gồm phiên bản máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi Su-25UB, Su-25BM và phiên bản Su-25K dành cho xuất khẩu. Một số máy bay được nâng cấp lên thành phiên bản Su-25SM vào năm 2012.
Su-25T và Su-25TM (còn được gọi là Su-39) là những phiên bản phát triển tiếp theo, nhưng không được sản xuất với số lượng lớn. Su-25 hiện vẫn đang phục vụ trong Quân đội Nga và một số quốc gia khách hàng.
Su-25T và Su-25TM (còn được gọi là Su-39) là những phiên bản phát triển tiếp theo, nhưng không được sản xuất với số lượng lớn. Su-25 hiện vẫn đang phục vụ trong Quân đội Nga và một số quốc gia khách hàng.
Quá trình sản xuất Su-25 kết thúc ở Nga vào năm 2017 và ở Gruzia vào năm 2010. Nhiều nỗ lực tiếp tục được thực hiện nhằm khởi động lại dây chuyền sản xuất ở Gruzia bằng cách sử dụng các khung máy bay đã được hoàn thiện một phần, nhưng không có đơn hàng mới nào được báo cáo tính đến tháng 6/2022.
Quá trình sản xuất Su-25 kết thúc ở Nga vào năm 2017 và ở Gruzia vào năm 2010. Nhiều nỗ lực tiếp tục được thực hiện nhằm khởi động lại dây chuyền sản xuất ở Gruzia bằng cách sử dụng các khung máy bay đã được hoàn thiện một phần, nhưng không có đơn hàng mới nào được báo cáo tính đến tháng 6/2022.
Kể từ khi được đưa vào phục vụ hơn 42 năm trước, Su-25 đã tham chiến trong nhiều cuộc xung đột khác nhau. Nó được sử dụng nhiều trong Chiến tranh Liên Xô - Afghanistan, Chiến tranh Iran-Iraq, xung đột ở Abkhazian (1992 - 1993), Chiến tranh Nam Ossetia năm 2008...
Kể từ khi được đưa vào phục vụ hơn 42 năm trước, Su-25 đã tham chiến trong nhiều cuộc xung đột khác nhau. Nó được sử dụng nhiều trong Chiến tranh Liên Xô - Afghanistan, Chiến tranh Iran-Iraq, xung đột ở Abkhazian (1992 - 1993), Chiến tranh Nam Ossetia năm 2008...
Các quốc gia châu Phi gồm Bờ Biển Ngà, Cộng hòa Chad và Sudan đã sử dụng Su-25 trong các cuộc nội chiến và xung đột địa phương. Và gần đây, Su-25 cũng hoạt động rất tích cực trên chiến trường Syria, xung đột Nagorno-Karabakh năm 2020 và Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Các quốc gia châu Phi gồm Bờ Biển Ngà, Cộng hòa Chad và Sudan đã sử dụng Su-25 trong các cuộc nội chiến và xung đột địa phương. Và gần đây, Su-25 cũng hoạt động rất tích cực trên chiến trường Syria, xung đột Nagorno-Karabakh năm 2020 và Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Su-25 là loại máy bay ném bom một chỗ ngồi, có chiều dài 15.53 m, sải cánh 14.36 m, chiều cao 4.80 m. Trọng lượng rỗng 9.185 kg, trọng lượng cất cánh 14.600 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 17.600 kg.
Su-25 là loại máy bay ném bom một chỗ ngồi, có chiều dài 15.53 m, sải cánh 14.36 m, chiều cao 4.80 m. Trọng lượng rỗng 9.185 kg, trọng lượng cất cánh 14.600 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 17.600 kg.
Máy bay sử dụng 2 động cơ phản lực Tumansky R-195, công suất 44.18 kN mỗi chiếc. Su-25 có vận tốc cực đại lên tới 975 km/h, tầm bay chiến đấu là 375 km, khi tuần tiễu là 1.950 km; trần bay 7.000 m.
Máy bay sử dụng 2 động cơ phản lực Tumansky R-195, công suất 44.18 kN mỗi chiếc. Su-25 có vận tốc cực đại lên tới 975 km/h, tầm bay chiến đấu là 375 km, khi tuần tiễu là 1.950 km; trần bay 7.000 m.
Về vũ khí, Su-25 được trang bị một pháo nòng đôi Gryazev-Shipunov GSh-30-2 30 mm với 250 viên đạn, 11 giá treo vũ khí mang được 4.400 kg gồm tên lửa không đối không tầm ngắn Molniya R-60 và các loại bom.
Về vũ khí, Su-25 được trang bị một pháo nòng đôi Gryazev-Shipunov GSh-30-2 30 mm với 250 viên đạn, 11 giá treo vũ khí mang được 4.400 kg gồm tên lửa không đối không tầm ngắn Molniya R-60 và các loại bom.
Tuy được chế tạo từ những năm 70 của thế kỉ trước, nhưng Su-25 vẫn thể hiện được khả năng của mình trên chiến trường hiện đại, bằng chứng là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hiện nay, chiếc máy bay này vẫn được các bên sử dụng tích cực trên chiến trường.
Tuy được chế tạo từ những năm 70 của thế kỉ trước, nhưng Su-25 vẫn thể hiện được khả năng của mình trên chiến trường hiện đại, bằng chứng là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hiện nay, chiếc máy bay này vẫn được các bên sử dụng tích cực trên chiến trường.

GALLERY MỚI NHẤT