Uy lực chốt chặn cuối cùng trên các hàng không mẫu hạm Mỹ

Uy lực chốt chặn cuối cùng trên các hàng không mẫu hạm Mỹ

RIM-7 Sea Sparrow là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn làm nhiệm vụ đánh chặn trên các chiến hạm và tàu sân bay của Mỹ. Mỗi tàu sân bay thường được bố trí từ 4-6 hệ thống này để bảo vệ bên cạnh tổ hợp pháo phòng không Phalanx.

 Tổ hợp tên lửa RIM-7 Sea Sparrow (Chim sẻ biển) được các tàu sân bay Mỹ sử dụng để chống lại các đòn tấn công đường không của đối phương ở cự ly gần
Tổ hợp tên lửa RIM-7 Sea Sparrow (Chim sẻ biển) được các tàu sân bay Mỹ sử dụng để chống lại các đòn tấn công đường không của đối phương ở cự ly gần
Đây là hệ thống phòng không trên cơ sở kết hợp giữa tên lửa không đối không Sparrow-III AIM-7F, hệ thống điều khiển Mk-115 và radar chiếu xạ mục tiêu Mk-51.
Đây là hệ thống phòng không trên cơ sở kết hợp giữa tên lửa không đối không Sparrow-III AIM-7F, hệ thống điều khiển Mk-115 và radar chiếu xạ mục tiêu Mk-51.
Tổ hợp RIM-7 Sea Sparrow được lắp trong bệ phóng Mk-25 chứa được 8 tên lửa phòng không.
Tổ hợp RIM-7 Sea Sparrow được lắp trong bệ phóng Mk-25 chứa được 8 tên lửa phòng không.
AIM-7F là tên lửa một tầng với động cơ hành trình nhiên liệu rắn Rocketdyne Mk-38 Mod 2, được trang bị đầu tự dẫn radar thụ động.
AIM-7F là tên lửa một tầng với động cơ hành trình nhiên liệu rắn Rocketdyne Mk-38 Mod 2, được trang bị đầu tự dẫn radar thụ động.
Tổ hợp làm việc theo các bước: Sau khi phát hiện mục tiêu dữ liệu từ trạm thông tin tác chiến được chuyển đến hệ thống điều khiển Mk-115. Radar Mk-51 dải tần X trong thành phần của hệ thống điều khiển Mk-115 sẽ bảo đảm chiếu xạ mục tiêu.
Tổ hợp làm việc theo các bước: Sau khi phát hiện mục tiêu dữ liệu từ trạm thông tin tác chiến được chuyển đến hệ thống điều khiển Mk-115. Radar Mk-51 dải tần X trong thành phần của hệ thống điều khiển Mk-115 sẽ bảo đảm chiếu xạ mục tiêu.
Trạm anten radar được bố trí trên bệ xoay với sự hỗ trợ của hệ thống dẫn động liên kết với bộ phận cơ động của bệ phóng.
Trạm anten radar được bố trí trên bệ xoay với sự hỗ trợ của hệ thống dẫn động liên kết với bộ phận cơ động của bệ phóng.
Sau đó Mỹ tiếp tục cải tiến hệ thống này với tên lửa mới RIM-7H cánh gấp, bệ phóng cải tiến Mk-29, radar chiếu xạ mục tiêu mới SPS-65 và hệ thống điều khiển tự động Mk-91.
Sau đó Mỹ tiếp tục cải tiến hệ thống này với tên lửa mới RIM-7H cánh gấp, bệ phóng cải tiến Mk-29, radar chiếu xạ mục tiêu mới SPS-65 và hệ thống điều khiển tự động Mk-91.
Tên lửa RIM-7H chế tạo trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-7E2 được trang bị đầu tự dẫn cải tiến và động cơ mới Aerojet Мk-52 Mod 2 (trọng lượng động cơ 68,5 kg, thời gian làm việc 2,8 giây).
Tên lửa RIM-7H chế tạo trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-7E2 được trang bị đầu tự dẫn cải tiến và động cơ mới Aerojet Мk-52 Mod 2 (trọng lượng động cơ 68,5 kg, thời gian làm việc 2,8 giây).
Hệ thống điều khiển Mk-91 dẫn đường cho tên lửa RIM-7H sử dụng với các biến thể Mod.0 và Mod.1.
Hệ thống điều khiển Mk-91 dẫn đường cho tên lửa RIM-7H sử dụng với các biến thể Mod.0 và Mod.1.
Năm 1983, tổ hợp NSSMS được trang bị phương tiện tiêu diệt mới - tên lửa RIM-7M với đầu tự dẫn đơn xung mới có khả năng chống nhiễu, cho phép tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tầm thấp; bộ lái tự động bảo đảm bay cho tên lửa vào điểm ngắm bắn khi tiêu diệt mục tiêu; hệ thống điều khiển kỹ thuật số hoàn toàn. RIM-7M được trang bị động cơ Hercules Mk-58.
Năm 1983, tổ hợp NSSMS được trang bị phương tiện tiêu diệt mới - tên lửa RIM-7M với đầu tự dẫn đơn xung mới có khả năng chống nhiễu, cho phép tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tầm thấp; bộ lái tự động bảo đảm bay cho tên lửa vào điểm ngắm bắn khi tiêu diệt mục tiêu; hệ thống điều khiển kỹ thuật số hoàn toàn. RIM-7M được trang bị động cơ Hercules Mk-58.
Từ năm 1991, nhà sản xuất bắt đầu cung cấp tên lửa RIM-7P trong thành phần của NSSMS.
Từ năm 1991, nhà sản xuất bắt đầu cung cấp tên lửa RIM-7P trong thành phần của NSSMS.
RIM-7P do các Tập đoàn các công ty Raytheon, General Dynamics và Hughes Missile Systems bắt đầu sản xuất từ năm 1987, được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động xung doppler cho phép tấn công mục tiêu từ phía trên.
RIM-7P do các Tập đoàn các công ty Raytheon, General Dynamics và Hughes Missile Systems bắt đầu sản xuất từ năm 1987, được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động xung doppler cho phép tấn công mục tiêu từ phía trên.
Với việc đưa vào trang bị RIM-7P, tổ hợp NATO Sea Sparrow đã có khả năng tấn công các mục tiêu mặt nước.
Với việc đưa vào trang bị RIM-7P, tổ hợp NATO Sea Sparrow đã có khả năng tấn công các mục tiêu mặt nước.
Phiên bản mới nhất của dòng tên lửa RIM-7 là RIM-7R (1997) được trang bị kênh quan sát nhiệt bổ sung.
Phiên bản mới nhất của dòng tên lửa RIM-7 là RIM-7R (1997) được trang bị kênh quan sát nhiệt bổ sung.
Các biến thể của tên lửa RIM-7 đều dài 3,64m và nặng khoảng 231kg.
Các biến thể của tên lửa RIM-7 đều dài 3,64m và nặng khoảng 231kg.
Tên lửa mang đầu đạn nổ phá mảnh nặng 40,5kg, trang bị ngòi nổ cận tiếp xúc với bán kính sát thương 8,2m.
Tên lửa mang đầu đạn nổ phá mảnh nặng 40,5kg, trang bị ngòi nổ cận tiếp xúc với bán kính sát thương 8,2m.
Tên lửa RIM-7 đạt tầm bắn 19-22km (tùy biến thể), độ cao bắn hạ mục tiêu 30m tới 15km, tốc độ hành trình đến 4.256km/h, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động.
Tên lửa RIM-7 đạt tầm bắn 19-22km (tùy biến thể), độ cao bắn hạ mục tiêu 30m tới 15km, tốc độ hành trình đến 4.256km/h, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động.
Các phiên bản tên lửa RIM-7 đòi hỏi phải có radar chiếu sóng vào mục tiêu, đầu dẫn trên RIM-7 khi bắt được sóng phản xạ từ mục tiêu sẽ tự động lái đạn về hướng đó.
Các phiên bản tên lửa RIM-7 đòi hỏi phải có radar chiếu sóng vào mục tiêu, đầu dẫn trên RIM-7 khi bắt được sóng phản xạ từ mục tiêu sẽ tự động lái đạn về hướng đó.

GALLERY MỚI NHẤT