Uy danh của Tiêu Hà lớn đến nổi muốn tự bôi nhọ cũng không thành

Nhằm làm dịu nghi ngờ của Lưu Bang, Tiêu Hà tự hủy hoại danh tiếng bằng cách chiếm đất đai của dân, nhưng ông được mến mộ đến nỗi người dân vui mừng khi bị lấy đất.

Tiêu Hà bắt đầu nghiệp quan trường từ triều đại nhà Tần (221-206 TCN) với chức quan nhỏ. Nhờ biết cách xử lý mọi chuyện rạch ròi và công bằng, nên ông không ngừng được đề bạt lên chức vị cao hơn.

Tiêu Hà được ban quyền đeo gươm và đi giày lúc thượng triều

Là đồng hương, Tiêu Hà quen và làm bạn với Lưu Bang từ thời để chỏm. Ông lúc nào cũng hào hiệp trượng nghĩa giúp đỡ Lưu Bang, vốn là viên quan thấp bậc hơn mình thời đó.

Vào cuối nhà Tần, nạn tham nhũng dẫn đến vô số cuộc nổi loạn. Lưu Bang là vị tướng đầu tiên của quân Hàm Dương chinh phục nhà Tần.

Người ta kể rằng khi quân của Lưu Bang tiến vào thành, không giống như tất cả mọi người đều vội vàng cướp vàng và vật phẩm có giá trị khác từ ngân khố triều đình, Tiêu Hà lại cẩn thận thu thập và lưu giữ nhiều văn bản pháp luật, hồ sơ địa lý và nhân khẩu.

Uy danh cua Tieu Ha lon den noi muon tu boi nho cung khong thanh

Cuối đời, Tiêu Hà bị Lưu Bang nghi kỵ. Ảnh: Fan Điện Ảnh.

Cho đến khi Lưu Bang dành được cơ nghiệp, tài liệu Tiêu Hà lưu giữ lại trở nên vô giá. Chúng chứa thông tin chi tiết về dân số, điều kiện địa phương, đặc điểm của pháo đài, lối đi và những vị trí chiến lược khác.

Tiêu Hà cũng đã có công trong việc thuyết phục người tài phò tá Lưu Bang. Một trong số đó là tướng Hàn Tín, một thiên tài quân sự hiếm có.

Ban đầu khi gia nhập quân Lưu Bang, Hàn Tín chỉ được bổ nhiệm làm viên quan cấp dưỡng của quân đội. Cảm thấy mình không được Lưu Bang trọng dụng, Hàn Tín quyết định rời đi và gia nhập nơi khác, để phát huy tài năng của mình.

Nghe tin, Tiêu Hà vội ngày đêm đuổi theo, cho đến khi thuyết phục được Hàn Tín trở lại, tạo thành điển cố "Tiêu Hà nguyệt hạ truy Hàn Tín".

Sự kiện Tiêu Hà đuổi theo thuyết phục Hàn Tín đã trở thành điển cố "Tiêu Hà nguyệt hạ truy Hàn Tín" nổi tiếng.

Sau đó điển cố này trở thành câu nói nổi tiếng được dùng để chỉ tình huống cấp bách, cần phải giải quyết ngay lập tức, mà không cần xin phép chính thức.

Lưu Bang đã không được bẩm báo về kế hoạch của Tiêu Hà, do đó cho rằng Tiêu Hà đào ngũ. Khi Tiêu Hà trở lại cùng Hàn Tín, Lưu Bang rất đỗi ngạc nhiên. Trong lòng không hiểu lý do Tiêu Hà lại cố đưa Hàn Tín về, dù rất nhiều binh sĩ khác đào ngũ.

Tiêu Hà mới thưa rằng, ông biết Lưu Bang sẽ không thể thắng trận mà không có sự giúp sức của Hàn Tín. Sau nhiều lần thuyết phục, Lưu Bang nghe lời Tiêu Hà và bổ nhiệm Hàn Tín làm tướng quân.

Dưới sự lãnh đạo của Hàn Tín, quân Lưu Bang thắng nhiều trận, cuối cùng đã có thể thống nhất Trung Hoa, Lưu Bang trở thành hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Hán, gọi là Hán Cao Tổ.

Lưu Bang rất trân trọng lời khuyên của Tiêu Hà, nên khi trở thành hoàng đế, ông ban cho Tiêu Hà uy quyền được đeo gươm và đi giày lúc thượng triều như một vinh dự cao cả.

Ngay khi trở thành hoàng đế, Lưu Bang phải dẫn quân đi dẹp loạn. Lúc trở về kinh thành, ông phong Tiêu Hà làm Thừa tướng, vị trí quyền lực thứ hai trong triều đình, và phân bổ hàng trăm binh lính hộ vệ Tiêu Hà.

Tiêu Hà bị Lưu Bang nghi kỵ

Tuy nhiên, Lưu Bang cũng nổi tiếng với tính đa nghi.

Một môn khách của Tiêu Hà cảnh báo rằng Hoàng đế đã đưa Tiêu Hà đến một vị trí cao như vậy, thì cũng sẽ sớm tăng trưởng tâm nghi hoặc, lo sợ ông đe dọa cho uy quyền và ngai vàng của ngài. Bản thân Tiêu Hà cũng hiểu rằng binh sĩ do hoàng đế phái đến là để theo dõi mình. Nhằm làm dịu những nghi ngờ của Lưu Bang và thể hiện lòng trung, Tiêu Hà khiêm tốn từ chối các bổng lộc triều đình.

Tuy nhiên, những nỗ lực của ông không khỏa lấp được sự đố kỵ và nghi ngờ của Lưu Bang bởi uy danh của Tiêu Hà vang khắp thiên hạ. Khi Lưu Bang tiếp tục rời kinh dẹp loạn, ông tiếp tục cử người giám sát Tiêu Hà.

Tiêu Hà hiểu rằng không còn lựa chọn nào nên đành thuận theo đề nghị của một môn khách khác, là tự hủy hoại danh tiếng bản thân, bằng cách chiếm giữ đất đai của bá tánh. Trớ trêu thay, Tiêu Hà được mến mộ đến nỗi người dân rất vui mừng khi ông lấy đất của họ.

Uy danh của Tiêu Hà trong thiên hạ lớn đến nổi ông muốn tự bôi nhọ bản thân cũng không thành.

Biết chuyện, sự đố kỵ của Lưu Bang càng tăng lên. Vì vậy, khi Tiêu Hà đề xuất Lưu Bang cho phép lấy đất hoang trong vườn thượng uyển để dân nghèo khai khẩn canh tác, Hoàng đế giận dữ bác bỏ và bắt giam Tiêu Hà với tội danh nhận hối lộ và bán đất quốc gia.

Một vị tướng đã xin yết kiến Lưu Bang để tìm hiểu tường tận tình huống của Tiêu Hà. Lưu Bang khẳng định Tiêu Hà đã bắt tay với các thương nhân tham lam, nhận quà biếu và cố gắng chiếm đoạt đất của dân. Sau đó, nhà vua nhận định Tiêu Hà là một thừa tướng tham nhũng, xứng đáng với án chung thân.

Viên tướng can gián: "Khi quân vương đi chinh chiến, Thừa tướng đã tận lực quán xuyến việc triều chính. Nếu nảy sinh cuồng vọng, ông ta đã có khá nhiều cơ hội nhưng đều không ra tay".

"Điều này đã tỏ rõ lòng trung thành với bệ hạ, vậy hà cớ gì ông ta lại tham lam chút lợi lộc nhỏ nhoi ấy. Tất cả những lời buộc tội hoàn toàn không đúng sự thật".

Lưu Bang không có lý lẽ phản bác, nên đành miễn cưỡng tha Tiêu Hà.

Với cương vị Thừa tướng, Tiêu Hà cũng đã sửa đổi nhiều điều luật khắc nghiệt từ thời nhà Tần, tạo ra Cửu Chương Luật, một bộ luật mới có chín chương. Trong đó bao gồm 'hộ khẩu' phổ biến trong hệ thống thuế và nghĩa vụ quân sự.

Hàn Tín có thực sự muốn phản lại Lưu Bang?

Cứ theo "Sử ký Tư Mã Thiên" thì khi nắm trong tay hàng chục vạn binh hùng tướng mạnh suốt một thời gian dài như thế, vậy mà Hàn Tín không hề có ý làm phản.

Hàn Tín có thực sự muốn phản lại Lưu Bang?

Kể cả khi làm Sở vương, ông cũng giết bạn cũ Chung Ly Muội để chứng tỏ lòng trung thành, chứng tỏ ông không hề có ý phản Lưu Bang.

Trong tác phẩm "Sử ký Tư Mã Thiên" có đoạn ghi một cuộc đàm thoại giữa Hàn Tín và Lưu Bang như sau:

Vì sao 3 lần được đề nghị phản lại Lưu Bang, Hàn Tín từ chối?

Có ý kiến cho rằng, nếu Hàn Tín làm phản, Lưu Bang ắt sẽ khó có cơ hội làm chủ thiên hạ? Có đúng là như vậy hay không và tại sao 3 lần được đề nghị mưu phản, Hàn Tín đều từ chối?

Vì sao 3 lần được đề nghị phản lại Lưu Bang, Hàn Tín từ chối?

Hàn Tín (229 TCN – 196 TCN), còn được gọi là Hoài Âm hầu, là một danh tướng được ví như chiến thần dưới trướng Hán Cao Tổ Lưu Bang.

Nhờ tài năng cầm quân bách chiến bách thắng, lại có công lớn trong việc giúp Lưu Bang lập nên nhà Hán, Hàn Tín cùng hai bậc công thần khác là Trương Lương, Tiêu Hà được liệt vào hàng "Hán sơ tam kiệt".

3 phẩm chất khiến Lưu Bang và Chu Nguyên Chương trở thành hoàng đế

Dù sử dụng những thủ đoạn tàn độc, nhưng rốt cuộc, Lưu Bang và Chu Nguyên Chương có những phẩm chất đặc biệt khiến nhiều người sẵn sàng đi theo.

3 phẩm chất khiến Lưu Bang và Chu Nguyên Chương trở thành hoàng đế
Để có thể trở thành người đứng đầu một "tập đoàn" trong thời kỳ phong kiến, người lãnh đạo ắt phải có những điểm hơn người. Lưu Bang và Chu Nguyên Chương đều là những nhà lãnh đạo giỏi nhất ở thời đại họ sống, tại sao họ lại có thể trở thành những nhà lãnh đạo? Họ cũng sử dụng những thủ đoạn tàn ác, nhưng tại sao vẫn có nhiều người sẵn sàng đi theo? 
3 pham chat khien Luu Bang va Chu Nguyen Chuong tro thanh hoang de
Nhân vật Lưu Bang trên màn ảnh nhỏ 

Đọc nhiều nhất

Tin mới