Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh dự án sân bay Long Thành

Chiều 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về điều chỉnh dự án sân bay Long Thành

Tiếp tục Phiên họp thứ 26, chiều 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Uy ban Thuong vu Quoc hoi cho y kien ve dieu chinh du an san bay Long Thanh
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN 
Trình bày tờ trình, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, Chính phủ đề nghị điều chỉnh 4 nội dung, bao gồm: Điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư dự án từ 22.938 tỷ đồng xuống 19.207,504 tỷ đồng; điều chỉnh diện tích đất thu hồi là 5.317,35 ha (giảm 82 ha); điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2024; bổ sung nội dung bố trí tái định cư các hộ dân thuộc 2 tuyến giao thông kết nối T1, T2 vào Khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn.
Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết, trong quá trình triển khai, một số nội dung của Dự án có thay đổi so với chỉ tiêu chủ yếu đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 53. Theo Nghị quyết số 94/2015/QH13 và Nghị quyết số 38/2017/QH14 của Quốc hội, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua một số nội dung thay đổi trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công.
Những nội dung điều chỉnh nêu trên Chính phủ cần báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Dự án theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 94/2015/QH13, Điều 2 Nghị quyết số 38/2017/QH14.
Thường trực Ủy ban Kinh tế đánh giá cao sự chủ động của UBND tỉnh Đồng Nai trong việc tạm ứng ngân sách địa phương để tiếp tục chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Dự án nhằm hoàn thành công tác thu hồi đất cho Dự án và bàn giao toàn bộ mặt bằng giai đoạn 1. Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cần đánh giá việc tạm ứng ngân sách địa phương chi trả cho các kinh phí liên quan của Dự án từ năm 2021 - 2023 trong bối cảnh niên độ Dự án đã kết thúc, không được Kho bạc Nhà nước giải ngân sẽ có tác động, ảnh hưởng như thế nào đối với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo các nghị quyết của địa phương.
Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục rà soát, đánh giá rõ việc đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn có đáp ứng đồng bộ với việc bổ sung tăng quy mô số lô tái định cư nhằm đáp ứng nhu cầu và ổn định cuộc sống của người dân theo yêu cầu tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 94/2015/QH13 và khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 38/2017/QH14.
Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị đánh giá tác động, làm rõ cơ sở pháp lý đối với việc sử dụng ngân sách địa phương để hoàn trả ngân sách Trung ương phần chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng Phân khu III - Khu dân cư, tái định cư Bình Sơn và giao cho địa phương quản lý, sử dụng diện tích đất đã thu hồi theo đúng mục đích thu hồi của Dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 94/2015/QH13 hoặc bố trí sử dụng vào mục đích khác của Dự án trong dài hạn nhằm phục vụ phát triển sản xuất, bảo đảm ổn định đời sống của người dân tái định cư và nguồn kinh phí vẫn lấy từ nguồn ngân sách Trung ương đã bố trí. Trường hợp thực sự không sử dụng đến mới xem xét giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng. Việc quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan, tránh hiện tượng tái lấn chiếm và lãng phí nguồn tài nguyên đất.
Uy ban Thuong vu Quoc hoi cho y kien ve dieu chinh du an san bay Long Thanh-Hinh-2
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN 
Cho ý kiến về việc điều chỉnh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị làm rõ các nội dung thuộc diện phải điều chỉnh theo nghị quyết của Quốc hội, nội dung phải tổ chức thực hiện theo thẩm quyền của Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, “về kéo dài thời gian thực hiện dự án có thể phải điều chỉnh theo nghị quyết của Quốc hội”.
Kết luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến thảo luận, hoàn thiện hồ sơ gửi lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội để báo cáo Quốc hội, lưu ý làm rõ vấn đề nào phải xin ý kiến Quốc hội và vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng thì không cần trình.

Cần có chính sách phù hợp để Khánh Hòa phát triển “đột phá“

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, chiều 10/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Can co chinh sach phu hop de Khanh Hoa phat trien “dot pha“
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: TTXVN

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, ngày 24/5/2022, Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Quốc hội đã thảo luận tổ về nội dung này với 87 lượt ý kiến phát biểu, Tổng thư ký Quốc hội đã có báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận với các đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các vị đại biểu Quốc đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận các nội dung đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra và các gợi ý thảo luận của cơ quan thẩm tra tập trung vào các nội dung về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết; căn cứ chính trị, căn cứ pháp lý để ban hành Nghị quyết; các cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính, ngân sách; việc quản lý quy hoạch đất đai để chuẩn bị thu hồi đất để tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư công; về phát triển Khu kinh tế Vân Phong; về phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thuộc phạm vi khu vực biển do tỉnh Khánh Hòa quản lý; và các vấn đề có liên quan khác liên quan đến dự thảo Nghị quyết.

Qua thảo luận, hầu hết các đại biểu tán thành việc Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa như Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nêu. Bên cạnh đó, một số đại biểu đã thảo luận, góp ý thêm về các nội dung của dự thảo Nghị quyết.

Cần chính sách đặc thù cho Khu kinh tế Vân Phong

Nêu quan điểm việc Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết cho phép Khánh Hòa thực hiện một số cơ chế đặc thù là đúng và cần thiết, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng còn bốn chính sách chưa có cơ chế tương đồng gắn với đặc thù riêng của Khánh Hòa. Đó là cơ chế chính sách thực hiện chuẩn bị thu hồi đất đai tại khu vực kinh tế Vân Phong; cơ chế chính sách tách dự án bồi thường, hỗ trợ  tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công; cơ chế, chính sách phát triển Khu kinh tế Vân Phong và cơ chế, chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản thuộc phạm vi khu vực biển do tỉnh Khánh Hòa quản lý.

Can co chinh sach phu hop de Khanh Hoa phat trien “dot pha“-Hinh-2
Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Tô Văn Tám phát biểu. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Theo đại biểu, qua các tài liệu và Tờ trình của Chính phủ cho thấy, các cơ chế, chính sách này đều có cơ sở thể hiện. Theo đó, đối với cơ chế, chính sách phát triển kinh tế Vân Phong, Bộ Chính trị đã xác định trong Nghị quyết 09-NQ/TW là phát triển Khu kinh tế Vân Phong trở thành động lực phát triển của tỉnh và khu vực Nam Trung Bộ. Thực tiễn cho thấy, Khu kinh tế Vân Phong, trong đó có Bắc Vân Phong đã từng là khu vực dự kiến hình thành khu hành chính kinh tế đặc biệt. Khu kinh tế Vân Phong kể từ khi thành lập theo Quyết định 92/2006/QĐ-TTg năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ đến nay chưa có cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển, trong khi đó khu kinh tế Phú Quốc, Vân Đồn đều có cơ chế chính sách đặc thù. Bởi vậy, đại biểu đề nghị cần có chính sách đặc thù cho Khu kinh tế Vân Phong phát triển.

Cùng chung quan điểm với đại biểu Tô Văn Tám, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) cho rằng, cần có chính sách hấp dẫn, khả thi hơn về phát triển Khu Kinh tế Vân Phong. Cụ thể, đại biểu đề nghị cần mở rộng điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược, nâng cao tính khả thi trong thu hút nguồn lực; cần có quy định trách nhiệm của các nhà đầu tư chiến lược khi không thực hiện được các cam kết; cần có chính sách ưu đãi khác biệt, phù hợp cho từng lĩnh vực đầu tư để tạo đột phá cho việc phát triển Khu Kinh tế Vân Phong.

Chính sách ưu đãi, đủ hấp dẫn cho phát triển kinh tế biển

Thảo luận về nhóm chính sách mới, đặc thù riêng cho tỉnh Khánh Hòa, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) cho rằng, chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa. Ngư dân trên biển vừa là nguồn lực phát triển lực lượng dân quân biển bền vững, vừa là các “cột mốc sống” trên biển, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Theo đại biểu, khuyến khích vươn khơi trong điều kiện bình thường đã khó, trong điều kiện phức tạp về an ninh quốc phòng lại càng khó hơn. Nghề vươn khơi đòi hỏi đầu tư nguồn vốn lớn, rủi ro cao cả về thiên tai và nhân tai. Vì vậy, những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cần phải khả thi thực tiễn và đủ hấp dẫn nhà đầu tư. Đại biểu đề nghị miễn toàn bộ tiền thuê mặt nước biển và áp dụng thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp 0% trong suốt vòng đời dự án nhưng tối đa không quá 30 năm cho cả khu vực, từ 3 hải lý trở ra.

Góp ý vào nội dung về chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển của Khánh Hòa, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) ủng hộ cao cơ chế đặc thù này cho Khánh Hòa, song lưu ý đi đôi giao quyền cần quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong tổ chức thực hiện; nghiêm cấm việc chuyển nhượng hoặc cho người nước ngoài thuê lại.

Đề nghị chính thức thành lập mà không cần thí điểm Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa

Đối với Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa nhằm hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đại biểu Nguyễn Quốc Hận cho rằng việc bổ sung nguồn lực sẽ phần nào giải quyết khó khăn.

Cũng cho ý kiến thảo luận về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa, đại biểu Ngô Trung Thành (Đắk Lắk) khẳng định rất cần thiết, nhằm bổ sung nguồn lực phát triển nghề cá, phát triển và nâng cao đời sống dân sinh. Bên cạnh đó, theo đại biểu cái được lớn hơn rất nhiều của Quỹ này là giúp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nghề cá ở vùng biển Khánh Hòa phát triển sẽ là minh chứng sống động, là cột mốc chủ quyền di động vững chắc, bảo đảm cơ sở lịch sử, pháp lý hữu hiệu, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Với ý nghĩa quan trọng đó, đại biểu cho rằng việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá ở Khánh Hòa là rất cần thiết, đã rõ và cần sự ổn định lâu dài. Vì vậy, đại biểu Ngô Trung Thành kiến nghị Quốc hội cho chính thức thành lập mà không cần phải thực hiện thí điểm. Đây sẽ là dấu ấn quan trọng của Quốc hội khóa XV.

Phần cuối của phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Bế mạc Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sau hai ngày làm việc khẩn trương tích cực, chiều 11/4, phiên họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa XV, đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Phiên họp lần thứ 22 của UBTVQH khóa XV đã hoàn thành với 8 nội dung; trong đó 3 nội dung thảo luận cho ý kiến trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 5, gồm: Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, UBTVQH năm 2024 và cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.
Be mac Phien hop thu 22 cua Uy ban Thuong vu Quoc hoi
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.