Ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trong cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Mỹ

(Kiến Thức) - Cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Tập Cận Bình là sự chạm trán của hai chính sách khác biệt và hai tính cách trái ngược nhau. Vậy đâu là ưu tiên của Trung Quốc?

Ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trong cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Mỹ
Theo hãng tin Reuters, một quan chức Trung Quốc giấu tên cho biết: “Việc đảm bảo Chủ tịch Tập Cận Bình không bị mất mặt (trong cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Mỹ) là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc”.
Uu tien hang dau cua Bac Kinh trong cuoc gap thuong dinh Trung-My
Cuộc gặp Donald Trump-Tập Cận Bình là sự chạm trán của hai chính sách khác biệt và hai tính cách trái ngược nhau.  Ảnh: CNN.com 
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần khiến lãnh đạo các nước rơi vào tình huống “lúng túng, khó xử” khi có những hành động thất thường, khó đoán. Có thể kể tới lần gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Trump đã nắm chặt tay nhà lãnh đạo Nhật Bản trong liền 19 giây không buông. Hay như lần gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Trump lại khiến không khí chụp ảnh có phần gượng gạo vì liên tục phớt lờ yêu cầu hai người bắt tay đến từ phóng viên. Thậm chí chỉ vì không kiềm chế được tính nóng nảy, ông Trump đã bất ngờ dập máy khi nói chuyện với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull.
Các chuyên gia cho rằng cuộc gặp Tập Cận Bình-Donald Trump sẽ đánh dấu mốc "chạm trán" không chỉ của hai chính sách hoàn toàn khác biệt mà còn là hai tính cách trái ngược nhau.
Một cựu quan chức cấp cao Mỹ chuyên trách về châu Á nhận xét: “Ông Tập và ông Trump không phải là những người bạn tự nhiên. Câu hỏi lớn đặt ra trong lần gặp tới, liệu chính sách 'Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại' của ông Trump khi gặp ‘Giấc mơ Trung Hoa’ của ông Tập sẽ đem đến kết quả gì?”.
Ngoại trừ một điểm chung duy nhất là những phát ngôn về việc xây dựng phát triển quốc gia của mình lớn mạnh hơn bao giờ hết thì hai nhà lãnh đạo khác biệt trên tất cả các mặt, từ phong cách chính trị tới trải nghiệm ngoại giao, và dường như điều này càng khiến cho cơ hội tạo dựng quan hệ song phương giữa hai quốc gia trở nên mong manh hơn.
5 tháng kể từ khi chính thức nhậm chức Tổng thống, dường như mọi chính sách của ông Trump đều có xu hướng dẫn đến một cuộc đụng độ, thay vì hòa giải, với ông Tập Cận Bình. Điều này dấy lên nghi ngờ về việc liệu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có tìm được tiếng nói chung hay không.
Ông Trump trước khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng là một doanh nhân bất động sản và không có bất kỳ kinh nghiệm ngoại giao nào. Đã có lần chia sẻ trên dòng trạng thái Twitter, ông Trump cho biết cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc sẽ là một cuộc gặp “rất khó khăn”. Ông cáo buộc các chính sách thương mại của Trung Quốc đang lấy mất việc của người dân Mỹ cũng như có lần chỉ trích Trung Quốc “thao túng tiền tệ”.
Không chỉ có vậy, bất đồng về vấn đề Triều Tiên, ông Trump đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc phải “làm nhiều hơn nữa” để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Một số quan chức Nhà Trắng tin rằng con rể đồng thời là cố vấn cấp cao thân cận của ông Trump, ông Jared Kushner sẽ là một nhân tố chủ chốt có ảnh hưởng tới diễn biến cuộc trò chuyện của ông Trump và ông Tập Cận Bình trong ngày 6-7/4 tới.

Đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Thuyền trưởng tàu tuần duyên Forth Worth, Rich Jarrett, dự đoán rằng đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ sẽ còn tiếp diễn nhiều lần ở Biển Đông.

Đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ ở Biển Đông
Chiến hạm Mỹ USS Forth Worth từng đối đầu tàu khu trục Trung Quốc ở Biển Đông cách đây không lâu vào những ngày này lại có mặt trong cuộc tập trận hải quân Hoa Kỳ-Nhật Bản-Philippines.
Doi dau tau chien Trung-My o Bien Dong
Chiến hạm Mỹ USS Forth Worth từng va chạm với tàu khu trục Trung Quốc ở Biển Đông. 
Tuyên bố về đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ vẫn còn tiếp diên nhiều lầnầu nhiều lần ở Biển Đông của thuyền trưởng Rich Jarrett  được đưa ra  đúng vào thời điểm cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Trung lần thứ 7 diễn ra tại Washington trong hai ngày 23-24 tháng Sáu, thảo luận một loạt vấn đề an ninh, kinh tế, biến đổi khí hậu, đề cập tới các liên lạc nhân đạo và đời sống quốc tế. Đối thoại của các đại diện chính phủ hai nước hàng đầu thế giới diễn ra trong bối cảnh giữa đôi bên tồn tại những mâu thuẫn gay gắt. Đặc biệt là tình hình Biển Đông. Chủ đề này đang ngày càng trở nên cấp bách trước xu thế tranh chấp lãnh thổ căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản là quốc gia được Mỹ yểm hộ. Tình hình quân sự hóa tại khu vực là mối quan ngại không ngừng của Washington, bên một mặt e ngại việc đối đầu quân sự với Trung Quốc, mặt khác không thể không thực hiện đầy đủ cam kết an ninh trước các đồng minh.

Biển Đông: Bãi đá nhỏ châm ngòi chiến tranh lớn?

(Kiến Thức) - Điều gì khiến Trung Quốc mạo hiểm châm ngòi và lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến tranh lớn vì những bãi đá “nửa nổi nửa chìm” không người ở Biển Đông?

Biển Đông: Bãi đá nhỏ châm ngòi chiến tranh lớn?
Theo tạp chí Mỹ The National Interest, một số người cho rằng xung đột trên Biển Đông là nhằm kiểm soát trữ lượng dầu khí phong phú. Tuy nhiên, điều này dường như không mấy thuyết phục. Trong lịch sử đương đại, các cường quốc hiếm khi đánh nhau chỉ vì lý do kinh tế.
Bien Dong: Bai da nho cham ngoi chien tranh lon?
Tàu chiến Mỹ đối mặt ba tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh scmp.com 

Philippines mắc kẹt trong thế đối đầu Trung-Mỹ

(Kiến Thức) - Liệu tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, trong bối cảnh đối đầu Trung-Mỹ gia tăng ở Đông Nam Á?

Philippines mắc kẹt trong thế đối đầu Trung-Mỹ
Tác giả Daljit Singh - nhà nghiên cứu cao cấp và điều phối viên của Chương trình Nghiên cứu chiến lược và chính trị khu vực của Viện Yusof Ishak (ISEAS) – đã đặt ra câu hỏi như trên trong bài viết dành cho tờ Straits Times của Singapore.
Theo nhà nghiên cứu cao cấp Daljit Singh, quan hệ Mỹ-Philippines đang ở vào thời kỳ khó khăn. Ngày 10/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói thẳng: "Tôi không phải là một fan hâm mộ Mỹ ... Trong mối quan hệ của chúng ta với thế giới, Philippines sẽ theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập”. Phát ngôn viên của ông Duterte cũng tái khẳng định sự cần thiết phải vạch ra một hướng đi mới cho chính sách đối ngoại độc lập của Philippines.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.