Uống thuốc sai cách...không chữa được bệnh còn tự hại thân

Uống thuốc sai cách...không chữa được bệnh còn tự hại thân

(Kiến Thức) - Việc uống thuốc không đơn giản như ăn vặt mà là một hành vi mang tính kỹ thuật cao của y học, cần thận trọng nếu không muốn mang họa vào thân.

Tất cả chúng ta đều đã từng  uống thuốc. Có thể nhiều người nghĩ uống thuốc là chuyện rất đơn giản, ngậm thuốc vào miệng uống nước cho trôi vào bụng là xong, nhưng thật ra việc uống thuốc đúng cách không hề đơn giản! (Ảnh minh họa)
Tất cả chúng ta đều đã từng uống thuốc. Có thể nhiều người nghĩ uống thuốc là chuyện rất đơn giản, ngậm thuốc vào miệng uống nước cho trôi vào bụng là xong, nhưng thật ra việc uống thuốc đúng cách không hề đơn giản! (Ảnh minh họa)
Thuốc với các dạng bào chế khác nhau và các thành phần khác nhau có cách sử dụng khác nhau. Sử dụng thuốc không đúng sẽ khiến thuốc bị hỏng hoặc tạo ra tác dụng phụ độc hại, thậm chí đe dọa tính mạng trong trường hợp nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giải thích cho bạn 5 cấm kỵ khi uống thuốc, đọc qua bạn sẽ hiểu sâu hơn về cách sử dụng thuốc hợp lý.
Thuốc với các dạng bào chế khác nhau và các thành phần khác nhau có cách sử dụng khác nhau. Sử dụng thuốc không đúng sẽ khiến thuốc bị hỏng hoặc tạo ra tác dụng phụ độc hại, thậm chí đe dọa tính mạng trong trường hợp nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giải thích cho bạn 5 cấm kỵ khi uống thuốc, đọc qua bạn sẽ hiểu sâu hơn về cách sử dụng thuốc hợp lý.
1. Nằm ngay sau khi uống thuốc: Đối với hầu hết các loại thuốc uống, bạn có thể ngồi hoặc đứng khi uống thuốc, uống với 100-200ml nước ấm. Ưu điểm của việc ngồi hoặc đứng là thuốc có thể nhanh chóng đi qua thực quản xuống đường tiêu hóa và tránh thuốc dính vào thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản.
1. Nằm ngay sau khi uống thuốc: Đối với hầu hết các loại thuốc uống, bạn có thể ngồi hoặc đứng khi uống thuốc, uống với 100-200ml nước ấm. Ưu điểm của việc ngồi hoặc đứng là thuốc có thể nhanh chóng đi qua thực quản xuống đường tiêu hóa và tránh thuốc dính vào thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản.
Nếu nằm ngay sau khi uống thuốc, điều này khiến thời gian thuốc đi qua thực quản sẽ bị kéo dài, thậm chí có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng do niêm mạc bị kích thích, làm chậm quá trình hấp thu thuốc và giảm tác dụng của thuốc. Đối với một số loại thuốc gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa như alendronat, tốt nhất sau khi uống thuốc nên ngồi hoặc đứng ít nhất 30 phút, không nên nằm.
Nếu nằm ngay sau khi uống thuốc, điều này khiến thời gian thuốc đi qua thực quản sẽ bị kéo dài, thậm chí có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng do niêm mạc bị kích thích, làm chậm quá trình hấp thu thuốc và giảm tác dụng của thuốc. Đối với một số loại thuốc gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa như alendronat, tốt nhất sau khi uống thuốc nên ngồi hoặc đứng ít nhất 30 phút, không nên nằm.
2. Uống rượu sau khi dùng cephalosporin và nitroimidazole: Như câu nói “cephalosporin gặp rượu thì bỏ đi”, tuy hơi cường điệu nhưng dùng kháng sinh nhóm cephalosporin, kháng sinh nhóm nitroimidazole như metronidazole, tinidazole và các loại thuốc cùng nhóm thiotetrazolium thì sau khi uống thuốc, bạn nên tránh uống rượu.
2. Uống rượu sau khi dùng cephalosporin và nitroimidazole: Như câu nói “cephalosporin gặp rượu thì bỏ đi”, tuy hơi cường điệu nhưng dùng kháng sinh nhóm cephalosporin, kháng sinh nhóm nitroimidazole như metronidazole, tinidazole và các loại thuốc cùng nhóm thiotetrazolium thì sau khi uống thuốc, bạn nên tránh uống rượu.
Thậm chí, trong vòng 7 ngày kể từ ngày ngừng sử dụng thuốc, bạn cũng không được uống rượu, bia và các đồ uống có chứa cồn khác. Tại sao lại như vậy, bởi những loại thuốc này có thể tạo ra phản ứng disulfiram với rượu, gây tích tụ chất độc acetaldehyde trong cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng.
Thậm chí, trong vòng 7 ngày kể từ ngày ngừng sử dụng thuốc, bạn cũng không được uống rượu, bia và các đồ uống có chứa cồn khác. Tại sao lại như vậy, bởi những loại thuốc này có thể tạo ra phản ứng disulfiram với rượu, gây tích tụ chất độc acetaldehyde trong cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng.
3. Uống sữa sau khi dùng tetracycline, quinolon và các loại thuốc khác: Cụ thể, không uống sữa sau khi uống bốn loại thuốc sau:
3. Uống sữa sau khi dùng tetracycline, quinolon và các loại thuốc khác: Cụ thể, không uống sữa sau khi uống bốn loại thuốc sau:
Thuốc kháng sinh: quinolon, tetracycline, oxytetracycline, erythromycin, metronidazole và các kháng sinh khác kết hợp với nhau tạo thành các chelate không hòa tan, ảnh hưởng đến sự hấp thu và giảm hiệu quả của thuốc.
Thuốc kháng sinh: quinolon, tetracycline, oxytetracycline, erythromycin, metronidazole và các kháng sinh khác kết hợp với nhau tạo thành các chelate không hòa tan, ảnh hưởng đến sự hấp thu và giảm hiệu quả của thuốc.
Chế phẩm canxi - nhôm: Protein trong sữa có thể tạo thành hồ hóa nhanh với canxi lactat, canxi gluconat, nhôm hydroxyd và các chế phẩm canxi, nhôm khác, không chỉ ảnh hưởng đến hấp thu mà còn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ruột.
Chế phẩm canxi - nhôm: Protein trong sữa có thể tạo thành hồ hóa nhanh với canxi lactat, canxi gluconat, nhôm hydroxyd và các chế phẩm canxi, nhôm khác, không chỉ ảnh hưởng đến hấp thu mà còn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ruột.
Thuốc chứa sắt: Các ion canxi trong sữa có thể cạnh tranh với sắt ở vị trí hấp thu ở tá tràng, làm giảm hiệu quả, bạn không được uống sữa cùng lúc khi đang dùng thuốc chứa sắt.
Thuốc chứa sắt: Các ion canxi trong sữa có thể cạnh tranh với sắt ở vị trí hấp thu ở tá tràng, làm giảm hiệu quả, bạn không được uống sữa cùng lúc khi đang dùng thuốc chứa sắt.
Digoxin, các ion canxi trong sữa có thể làm tăng độc tính của nó và thậm chí gây ngộ độc digitalis.
Digoxin, các ion canxi trong sữa có thể làm tăng độc tính của nó và thậm chí gây ngộ độc digitalis.
4. Uống trà sau khi uống thuốc: Nhiều người thích uống trà và cũng có thể uống trà khi đang dùng thuốc. Tuy nhiên, các loại thuốc như aspirin, các chế phẩm men sinh học, sắt sulfat, canxi gluconat,… không được uống chung với trà.
4. Uống trà sau khi uống thuốc: Nhiều người thích uống trà và cũng có thể uống trà khi đang dùng thuốc. Tuy nhiên, các loại thuốc như aspirin, các chế phẩm men sinh học, sắt sulfat, canxi gluconat,… không được uống chung với trà.
Vì caffeine và theophylline trong trà có tính kiềm, khi uống chung với các thuốc có tính axit hoặc các hợp chất protease thì sẽ phản ứng, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, lợi bất cập hại.
Vì caffeine và theophylline trong trà có tính kiềm, khi uống chung với các thuốc có tính axit hoặc các hợp chất protease thì sẽ phản ứng, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, lợi bất cập hại.
5. Ăn bưởi sau khi dùng statin: Các loại thuốc hạ lipid máu statin như lovastatin, atorvastatin, simvastatin,… nếu ăn bưởi sau khi uống thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của thuốc và gây tích tụ thuốc trong cơ thể, người dùng thuốc cũng có thể bị tổn thương gan và tiêu cơ vân.
5. Ăn bưởi sau khi dùng statin: Các loại thuốc hạ lipid máu statin như lovastatin, atorvastatin, simvastatin,… nếu ăn bưởi sau khi uống thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của thuốc và gây tích tụ thuốc trong cơ thể, người dùng thuốc cũng có thể bị tổn thương gan và tiêu cơ vân.
Tóm lại, việc uống thuốc không đơn giản như ăn vặt mà là một hành vi mang tính kỹ thuật cao của y học, bài tổng hợp trên đây giới thiệu những chống chỉ định của hầu hết các loại thuốc sau khi dùng, mong rằng có thể giúp ích được cho mọi người. Nhưng để đảm bảo an toàn, dù bạn dùng thuốc gì thì trước khi dùng cũng nên đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ.
Tóm lại, việc uống thuốc không đơn giản như ăn vặt mà là một hành vi mang tính kỹ thuật cao của y học, bài tổng hợp trên đây giới thiệu những chống chỉ định của hầu hết các loại thuốc sau khi dùng, mong rằng có thể giúp ích được cho mọi người. Nhưng để đảm bảo an toàn, dù bạn dùng thuốc gì thì trước khi dùng cũng nên đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ.
Mời quý độc giả xem thêm video: Khuyến cáo khi sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir (Nguồn video: THĐT)

GALLERY MỚI NHẤT