Uống thuốc Misoprostol kém chất lượng của Dược Ba Đình, nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Trước khi bị thu hồi, tiêu hủy vì không đạt chất lượng, thuốc Misoprostol đã được công ty Dược phẩm Ba Đình phân phối rộng rãi trên toàn quốc. Vậy nếu uống phải thuốc Misoprostol không đạt chất lượng, tác hại thế nào đến sức khỏe?

Uống thuốc Misoprostol kém chất lượng của Dược Ba Đình, nguy hiểm thế nào?
Thuốc không đạt chỉ tiêu đồng đều về hàm lượng, độ hòa tan, định lượng
Mới đây, Cục trưởng Cục Quản lý Dược ký công văn số 291/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần sinh học Dược phẩm Ba Đình (địa chỉ: Khu Công nghiệp Quế Võ, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, Bắc Ninh) với mức phạt tiền 150 triệu đồng vì hành vi sản xuất thuốc viên nén Misoprostol, SĐK: VD-20509-14, số lô 0207, HD: 20/03/2020 không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 2 theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty Cổ phần sinh học Dược phẩm Ba Đình phối hợp với các đơn vị liên quan thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô thuốc Misoprostol, SĐK: VD-20509-14.
Theo thông báo của Sở Y tế Hà Nội, qua kiểm tra, thuốc Misoprostol của Công ty Cổ phần sinh học Dược phẩm Ba Đình không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ đồng đều hàm lượng, độ hòa tan, định lượng.
Uong thuoc Misoprostol kem chat luong cua Duoc Ba Dinh, nguy hiem the nao?
Thuốc Misoprostol của công ty Dược phẩm Ba Đình không đạt chất lượng
Cùng với hình thức phạt tiền, Cục Quản lý Dược cũng đã áp dụng hình thức phạt bổ sung đối với công ty Cổ phần sinh học Dược phẩm Ba Đình là tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do Bộ Y tế cấp trong thời gian 3 tháng.
Tác dụng bằng 0 khi uống thuốc Misoprostol kém chất lượng
Trước khi bị đình chỉ, thu hồi, tiêu hủy, loại thuốc này được lưu hành khắp các hiệu thuốc lớn, nhỏ trên cả nước. Vậy, việc sử dụng thuốc Misoprostol của Công ty Dược phẩm Ba Đình không đạt chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh thế nào?
Thuốc Misoprostol có công dụng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Hướng dẫn sử dụng cũng nêu rõ loại thuốc này cũng còn được sử dụng kết hợp chung với loại thuốc khác (mifepristone) để phá thai, hoặc có thể được sử dụng ở bệnh viện để hỗ trợ quá trình sinh sản chỉ vào lúc sinh đẻ (như làm giãn tử cung, thúc đẻ) và để điều trị chứng xuất huyết nặng sau khi sinh.
Trả lời PV VTC News, GS.TS Thái Nguyễn Hùng Thu – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết: "Việc sử dụng thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ đồng đều hàm lượng, độ hòa tan, định lượng sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ thuốc vào cơ thể.
Chẳng hạn, người bệnh dùng thuốc này có chất lượng như đã công bố thì nồng độ hòa tan trong máu sẽ là 60 phút nhưng khi chất lượng kém, không như công bố thì nồng độ hòa tan có thể chỉ đạt 40 phút.
Các tiêu chí trên chủ yếu liên quan đến quy trình bào chế. Ví dụ độ đồng đều hàm lượng không đạt có thể là do trộn không đủ đều, không đồng đều khối lượng viên... Việc sử dụng thuốc không đạt chất lượng như công bố cũng làm cho bệnh tình của bệnh nhân không thuyên giảm, có thể ngày càng nặng hơn gây ra biến chứng nguy hiểm”.
“Chưa thể khẳng định rõ ràng mức độ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh nếu trót uống phải thuốc bị đình chỉ lưu hành. Nó còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân, có người không bị ảnh hưởng nhiều, người ít nhưng với bệnh mãn tính thì sẽ vô cùng nguy hiểm”, cũng theo GS. TS Hùng Thu, sai phạm của Công ty Dược phẩm Ba Đình ảnh hưởng tới quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng là được dùng thuốc như tiêu chuẩn đã công bố.
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Thiện (Nhà thuốc 118 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Việc người bệnh sử dụng phải thuốc dạ dày Misoprotol không đạt tiêu chuẩn như đã công bố sẽ khiến cho bệnh tình của bệnh nhân vẫn nguyên vẹn, thậm chí nặng thêm. Như vậy, người bệnh "tiền mất tật mang", lâu ngày viêm loét trong dạ dày không được chữa triệt để sẽ gây ra nặng hơn”.
Trò chuyện với PV Kiến thức, bác sỹ Lê Thị Kim Dung - Phòng khám Sản phụ khoa Thái Hà cho biết: Misoprotol là thuốc gây co bóp và sau đó tống thai ra ngoài, nếu sử dụng thuốc không đủ hàm lượng, định lượng, bác sỹ sẽ không căn cứ được vào hàm lượng chuẩn xác để điều trị, do đó sẽ không đạt tác dụng như mong muốn.

Độc hại như dược liệu “đểu”

Độc hại như dược liệu “đểu”
Dược liệu giả, pha trộn, kém chất lượng, bào chế sai… làm ảnh hưởng tới sức khỏe, đe dọa tính mạng người bệnh.

Vụ Y Dược cổ truyền - Bộ Y tế cho biết qua kiểm tra chất lượng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, cơ quan chức năng phát hiện một số bệnh viện y dược học cổ truyền và kho y học cổ truyền của các cơ sở khám - chữa bệnh tại vài địa phương sử dụng sai vị thuốc, sử dụng các vị thuốc kém chất lượng, có tạp chất…

Thiên hình vạn trạng

Đáng ngại hơn là nhiều vị thuốc không bảo đảm chất lượng đang được sử dụng ở các bệnh viện công và tư. Đợt kiểm tra từ tháng 4 vừa qua, trong 193 mẫu đã có 66% không đạt chỉ tiêu so với tài liệu dược điển Việt Nam. Có khoảng 20 vị thuốc được xác định dễ bị nhầm lẫn giữa các loại hay trộn lẫn hóa chất, không đạt chỉ số về hoạt chất hay có lẫn nhiều tạp chất.

Dược liệu “đểu” có thiên hình vạn trạng, khó “vạch mặt, chỉ tên” nhưng chung quy có một số hình thức chủ yếu sau:

- Làm giả: Thường là những dược liệu quý hiếm đắt tiền như: Lấy thạch thảo làm đông trùng hạ thảo, móng lợn làm xuyên sơn giáp (vảy tê tê), dưa gang làm thiên ma, củ sắn làm phục linh, khoai lang sấy khô làm phụ tử, táo ta thành táo tàu, long vải làm long nhãn… Trong những trường hợp này, người bệnh bị móc túi.

- Pha trộn hóa chất, phẩm màu, làm giảm chất lượng, gây độc hại: Biến sừng trâu nước thành sừng tê giác; nấu xương chó, trâu bò… làm cao hổ cốt, cao ngựa bạch; dùng phẩm màu để làm hồng hoa, thục địa; trộn bột đậu xanh làm bột tam thất… Trong trường hợp này, người bệnh “tiền mất tật mang”.

Bán thuốc kém chất lượng, công ty dược Mỹ bị tước giấy phép

(Kiến Thức) - Không chỉ bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc. (Mỹ) còn bị Cục Quản lý dược phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc không đạt chuẩn.

Bán thuốc kém chất lượng, công ty dược Mỹ bị tước giấy phép
Sản phẩm kém kém chất lượng của công ty trên gồm các loại thuốc dành cho khớp như sụn vi cá mập và Glucosamin, cụ thể là: Thuốc viên Shark Cartiligins, SĐK VN-10811-10, số lô S3G9109; thuốc Triple – Strength Glucosamin, SĐK VN – 8477-09, số lô T3G042; thuốc Glucosamin (lọ 60 viên nang cứng) và Glucosamin (6 vỉ x 10 viên nang cứng), SĐK VN – 108 -10, số lô T3G038. 
Cục trưởng Cục quản lý dược Trương Quốc Cường vừa ký quyết định phạt Công ty Robinson Pharma, Inc. 80 triệu đồng và tước giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam trong 6 tháng. Robinson Pharma cũng phảo tái xuất hoặc hủy toàn bộ lô thuốc kém chất lượng kể trên.

Hàng trăm nghìn trẻ chết do sử dụng thuốc giả

(Kiến Thức) - Tạp chí Y học Nhiệt đới và vệ sinh (Mỹ) vừa công bố, ở châu Phi, 122.350 trẻ chết do sử dụng thuốc giả hoặc liên quan tới thuốc giả.

Hàng trăm nghìn trẻ chết do sử dụng thuốc giả
Hang tram nghin tre chet do su dung thuoc gia

30% số thuốc giả có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ảnh minh họa: lefaso.net

Trong buổi hội thảo mới đây tại Dakar về chủ đề Sức khỏe và thuốc điều trị chất lượng cao, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về "ngành công nghiệp giết người" của các loại thuốc giả ở châu Phi. Theo các chuyên gia, tỉ lệ sử dụng thuốc giả trên thế giới là 15%, riêng tại châu Phi, con số này lên tới 30%.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.