Theo chi sẻ của anh T. sự việc anh trai anh uống rượu, lái xe ô tô gây tai nạn trong hầm để xe xảy ra tại một chung cư ở Hà Nội. Thời điểm xảy ra tai nạn, anh trai anh đã uống rượu. Hai nạn nhân đi xe máy bị ô tô anh trai anh T. đâm hiện vẫn đang nguy kịch, chiếc xe máy bị hư hỏng nặng.
Luật sư Trần Thu Nam. |
“Do vậy, hầm chung cư không thuộc mạng lưới giao thông đường bộ. Tuy nhiên, có những quy định rõ ràng về nguyên tắc mà người điều khiển giao thông phải tuân thủ trong mọi trường hợp, đó là việc cần phải quan sát, giảm tốc độ ở những nơi giao nhau, đi đúng phần đường, không uống rượu bia...”, luật sư Nam nói.
Cũng theo vị luật sư, tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 58/2009/TT-BCA(C11) quy định: Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Một vụ tai nạn giao thông trong hầm để xe (Ảnh minh họa). |
Tai nạn giao thông gồm: Va chạm giao thông; vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng; vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng; vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng; vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
“Tai nạn xảy ra trong hầm để xe chung cư không thuộc nhóm hành vi liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ. Đây là khuyết thiếu của luật, bởi chưa lường trước được các trường hợp xảy ra tai nạn, hoặc những nơi giao thông không phải đường bộ như ở trong hầm chung cư.
Tuy nhiên, các phương tiện cũng cần phải tuân theo các quy định của luật giao thông. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, nếu cần thiết, cơ quan chức năng vẫn có thể vào cuộc, nhẹ thì xử phạt hành chính, nặng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Việc sử dụng xe ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ trong tình trạng say rượu, gây hậu quả nghiêm trọng khiến hai người nguy kịch, thì người điều khiển ô tô vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng trước pháp luật về hậu quả gây ra, tùy theo mức độ hậu quả.
Trường hợp có lỗi mà gây chết người thì người điều khiển phương tiện có thể sẽ phải chịu trách nhiệm về Tội vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS.
Trường hợp, gây thương tích nặng cho người bị nạn từ 31% trở lên thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 138 BLHS. Nếu gây thiệt hại về tài sản cho người khác từ 100 triệu đồng trở lên thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản theo Điều 180 BLHS.
Việc điều tra, giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn”, luật sư Trần Thu Nam nói.