Thấy người đàn ông đi ngược chiều, tổ công tác đã ra tín hiệu dừng xe, đối tượng không chấp hành mà lao thẳng vào CSGT khiến một chiến sĩ bị thương.
Thiên Di
Công an quận Hải An (TP Hải Phòng) đang xác minh làm rõ vụ việc một đối tượng sử dụng đồ uống có cồn điều khiển xe máy vi phạm luật giao thông, có biểu hiện chống đối lại lực lượng chức năng khiến một chiến sĩ CSGT bị thương.
Xe máy đối tượng bỏ lại tại hiện trường. Ảnh:VM
Trước đó vào khoảng 21h30 ngày 6/3, tổ công tác của đội CSGT số 4 thuộc Phòng CSGT Công an TP Hải Phòng đang làm nhiệm vụ tại nút giao đường Bùi Viện – Lê Hồng Phong (thuộc địa bàn quận Hải An, TP Hải Phòng) thì phát hiện một người đàn ông đi xe máy BKS 15B1-182.83 vào đường ngược chiều.
Tổ công tác đã ra tín hiệu dừng xe, nhưng đối tượng không chấp hành mà lao thẳng vào lực lượng CSGT. Cú đâm khiến một chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ bị thương.
Sau khi gây tai nạn, đối tượng bỏ xe máy lại hiện trường rồi bỏ chạy, nhưng đã bị lực lượng Công an và người dân có mặt kịp thời khống chế.
Hiện chiến sĩ CSGT bị thương đã được đưa cấp cứu tại bệnh viện. Bước đầu xác định tài xế vi phạm nêu trên có nồng độ cồn ở mức 0,210mg/lít khí thở.
Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cười “rớt hàm” với màn phạt nhóm học sinh vi phạm luật giao thông:
Vãn cảnh đền Mõ, chiêm ngưỡng cây gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, cây gạo có tuổi đời hàng trăm năm tuổi vẫn xanh tốt, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.
Tọa lạc tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, đền Mõ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, một di tích lịch sử văn hóa thờ công chúa Quỳnh Trân (con vua Trần Thánh Tông) người có công với quê hương đất nước và đã được các triều đại phong kiến trao 12 bản sắc phong.
Tương truyền, do chán cảnh cung cấm, công chúa Quỳnh Trân thường cùng người hầu cải trang đến nhiều vùng, tìm thú vui nơi cuộc sống dân dã.
Một hôm, khi qua làng Nghi Dương thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn (nay là xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) thấy mảnh đất sơn thủy hữu tình, hình con nhạn đang bay, có núi non, sông nước mênh mông, công chúa liền xin với vua cha cho lập am tu hành. Thương con chẳng nỡ xa, nhưng trước sự quyết tâm của công chúa, vua cha ngậm ngùi mà gật đầu đồng ý.
Năm Quý Mùi (1283), công chúa Quỳnh Trân xuất gia qui y nơi cửa Phật. Cùng với việc lập am tu hành, công chúa còn cho lập điền trang, thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc cho kẻ nghèo đói, tập hợp muôn dân trong vùng đến đây làm ăn, sinh sống.
Để điều hành công việc hằng ngày, công chúa nghĩ ra cách dùng tiếng mõ. Nếu trong ngày, hễ nghe tiếng mõ ở chùa thì về ăn cơm, tiếng mõ ở quán thì có công việc... mọi người cứ theo tiếng mõ mà làm.
Kể từ đó những địa danh như chợ Mõ, làng Mõ, chùa Mõ, đền Mõ ra đời và truyền đến ngày nay. Công chúa Quỳnh Trân được mọi người trong vùng gọi với tên trìu mến là “Bà chúa Mõ”.
Tháng 11 năm Mậu Thân, công chúa Quỳnh Trân viên tịch. Thi hài được đưa về chùa Tư Phúc ở kinh sư lập tháp an táng. Vua Trần Anh Tông ra sắc chỉ tặng phong Trần Triều A Nương Thiên Thụy Quỳnh Trân công chúa, ban cấp 300 quan tiền đồng cho 5 xã rước sắc phong về xã Nghi Dương lập đền thờ. Đền Mõ có từ đó và được lưu giữ đến ngày nay.
Đền Mõ nằm trong khuôn viên có diện tích 12.724m2, bên cạnh đền là một chùa cổ, (gọi là chùa Mõ) tạo thành một quần thể thống nhất.
Kiến trúc của đền gồm 3 toà nhà, bố cục theo kiểu Tiền nhất hậu đinh, gồm 5 gian tiền đường (cung đệ tam), 5 gian đại bái (cung đệ nhị) và 2 gian hậu cung hình chuôi vồ.
Các toà nhà kề sát nhau tạo cho đền dáng vẻ thâm nghiêm. Toà tiền đường xây theo kiểu tường hồi bổ trụ giật tam cấp vững chắc. Ba gian trung tâm toà tiền đường lắp hệ thống cửa gỗ lim kiểu cửa tùng cung khách chắc chắn và đẹp.
Tượng Quỳnh Trân công chúa được đặt trong khám ở gian hậu cung, nơi trang nghiêm của ngôi đền.
Theo bà Nguyễn Thị Tươi, thành viên ban khánh tiết đền Mõ, thời kì chiến tranh, đền Mõ là nơi che giấu, hoạt động của cán bộ cách mạng. Mặc dù quân địch đã nhiều lần rải bom xuống vùng này, nhiều nhà cửa bị phá hủy nhưng kì lạ thay đền Mõ không hề bị ảnh hưởng.
Trước cửa đền Mõ có cây gạo cổ thụ mà theo lời kể của các bậc cao niên trong vùng, do chính tay công chúa Quỳnh Trân trồng một năm sau ngày bà về đây lập am tu hành (năm 1284).
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới mưa bom bão đạn, cây gạo đền Mõ vẫn xanh tốt bốn mùa. Cây gạo có chiều cao hơn 30m, đường kính gốc trên 2m. Đặc biệt, từ thân chính còn mọc thêm thân phụ bên cạnh. Mặc dù cây gạo cành lá xum xuê xanh tốt về các hướng nhưng đặc biệt không có một cành nào phát triển phạm vào mái đền
Năm 1991 đền Mõ xã Ngũ Phúc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Năm 2011, cây gạo tại đền Mõ được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Năm 2012, Trung tâm xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận và tôn vinh đây là cây gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam.
Hàng năm, lễ hội đền chùa Mõ được tổ chức vào mồng 6 tháng Giêng (lễ Kỳ Phúc) và thường được kéo dài ba ngày với nhiều hoạt động như: lễ rước Thành Hoàng làng, hội vật Cầu Đảo, các trò chơi đánh cờ, chọi gà, tổ tôm điếm…
>>> Mời độc giả xem thêm video Sôi động 5 lễ hội đặc sắc trên thế giới trong tháng 1:
Độc đáo chùa Hang, nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Không chỉ được biết đến là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích Đồ Sơn, theo nhiều nhà nghiên cứu, chùa Hang còn là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào nước ta.
Chùa Hang Đồ Sơn có tên chữ là Cốc Tự, xưa thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương, nay là khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng.
Chùa Hang được đánh giá là chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn hiện nay.
Cùng với miếu Thị Đa ở Cốc Liễn (huyện Kiến Thụy gần đó, thờ Chử Đồng Tử) chùa Hang còn lưu giữ chứng tích quý liên quan đến quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta.
Theo nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam, Chùa Hang Đồ Sơn có khả năng được xây dựng từ trước công nguyên, cụ thể là vào thế kỷ thứ 2.
Theo ghi chép, ở thế kỷ thứ 2 TCN, một nhà sư từ Thiên Trúc đã đi cùng các thương gia sang Giao Châu (vùng đất Việt Nam ngày nay) để truyền bá đạo Phật. Chính ông đã dừng lại tại đây, chọn một hang đá để cư trú và mở chùa, đó chính là Cốc Tự cổ và ngày nay gọi là chùa Hang.
Ban đầu chùa được xây dựng trong một hang đá, có chiều cao là 3.5m và rộng 7m, càng vào sâu bên trong thì chùa càng thu hẹp dần diện tích.
Kiến trúc của chùa bao gồm 2 bậc thềm chính, bậc thềm ngoài rộng khoảng 23m2, bậc thềm trong rộng 7m2, cao 0.5m. Đi sâu vào phía trong hang núi là tượng Phật Quang – người đã dạy đạo cho Chử Đồng Tử, một trong tứ bất tử của Việt Nam.
Trước kia chùa có bàn thờ đá, tượng Adiđà, bát hương đều bằng đá. Năm 1930, Tuần phủ tỉnh Bắc Giang Đặng Quốc Giám xin được lô đất gần chùa đã cho phá núi để xây biệt thự và đục mở rộng cửa hang nhưng nghe nói "bị thần núi Cô Tiên quở” nên lại thôi.
Trong chiến tranh, dân tản cư, chùa gần đồn Tây nên cảnh chùa càng hoang vắng. Năm 1967, tiểu đoàn công binh đã phá rộng lòng hang chừng 8m để cất giấu tài liệu, phía ngoài xây tường bảo vệ che cửa hang. Vì vậy, những bài thơ đề vịnh Chùa Hang khắc trên vách đá, cùng bệ thờ đá đều bị hỏng.
Sau khi đã trải qua nhiều lần trùng tu, hiện nay chùa Hang mới được di chuyển và xây dựng lại cách chùa cũ khoảng 100m.
Kiến trúc chùa mới đẹp, hiện đại và độc đáo hơn. Nhìn tổng thể, chùa Hang mới vẫn mang lối kiến trúc Tam giáo đồng nguyên. Ở khu vực nhà thờ Tổ của chùa, bên cạnh là đền thờ 3 Mẫu Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Phía cổng vào của chùa đặt một bức tượng Phật Quan Âm từ bi, trang nghiêm hướng về phía biển. Phía bên phải là tòa tháp 7 tầng, mỗi tầng tượng trưng cho một vị sư tổ đã tu hành tại đây.
Nét đẹp đặc biệt của Chùa Hang đó chính là phong cảnh cực kì hài hòa, thế lưng tựa núi, mặt hướng biển, không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu.
Lễ hội Chùa Hang được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 1 - 6 tết Âm lịch, gồm 02 phần: Lễ và hội với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân dân an lạc, đời sống yên lành, hạnh phúc.
Với những nét kiến trúc độc đáo và giá trị lịch văn hóa, lịch sử vô cùng quý giá, Chùa Hang đã trở thành một trong những điểm đến tâm linh, du lịch lý tưởng của người dân Hải Phòng cũng như du khách cả nước.
>>> Mời độc giả xem thêm video Địa Tạng Phi Lai Tự, ngôi chùa xanh mát đẹp như chốn thần tiên (Nguồn:Kienthucnet):
Sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168, tình hình giao thông đã có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông trên đường bộ giảm cả 3 tiêu chí, vi phạm cũng giảm rõ rệt..
Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.
Cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao, nhiều siêu thị ở Nghệ An luôn nhộn nhịp, đông khách. Trong khi đó, chợ truyền thống ảm đạm, lác đác người đi mua hàng.