Uống nước kiểu này là bạn đang tự hại não và gây suy thận

Uống quá nhiều nước kiểu này là bạn đang tự hại não và gây suy thận - cần loại bỏ cấp tốc trước khi quá muộn.

Uống nước kiểu này là bạn đang tự hại não và gây suy thận
Giáo sư Mark Whiteley, bác sĩ phẫu thuật mạch máu tại Whiteley Clinic London, chuyên gia hàng đầu về điều trị tăng tiết mồ hôi cho biết, có hàng trăm bệnh nhân đến gặp ông mỗi năm để cân nhắc về việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi. Nhiều trường hợp, nguyên do xuất phát từ việc họ uống quá nhiều nước.
"Điều đầu tiên và quan trọng nhất là tôi thường hỏi họ uống bao nhiêu nước mỗi ngày”, bác sĩ Mark Whiteley cho biết. Những lợi ích của nước thường được phóng đại, nói rằng phải uống 2-3 lít mỗi ngày. Điều này là không chính xác về mặt y khoa. Nếu uống quá nhiều nước, thận phải làm việc khó khăn để bài tiết nước tiểu. Bạn phải đổ mồ hôi nhiều hơn và càng đổ mồ hôi nhiều lại càng phải uống nhiều nước.
Uong nuoc kieu nay la ban dang tu hai nao va gay suy than
Uống nhiều nước gây hại cho thận và trí tuệ. 
Tại sao uống nhiều nước gây hại cho thận và trí tuệ?
Theo Đông y, thận chủ thủy, điều hòa lượng nước trong người. Trong cơ thể, thận ví như bờ đê, nước ví như dòng sông. Nước dòng sông dâng cao làm đê bị vỡ, đồng nghĩa uống nước nhiều làm thận suy yếu. Nên uống nước vừa phải để giữ sự cân bằng, tức là giữ thận khỏe mạnh. Thận còn bao gồm thận hỏa, nước nhiều làm tắt lửa (thận hỏa), gây suy thận. Khi thận bị suy, dẫn đến não bộ suy.
Não bộ suy thì trí lực giảm. Do đó, người bị suy thận không những mất đi những tố chất tốt đẹp trên mà còn gây nhiều bệnh tật như loãng xương, thoái hóa khớp, tiều đường, đau đầu, tăng huyết áp, mệt mỏi... Một quốc gia có nhiều người bị suy thận thì quốc gia đó khó phát triển mạnh được.
Theo Tây y, thận có chức năng lọc máu, tức lọc và thải ra khỏi cơ thể các chất cặn bã của sự chuyển hóa thực phẩm, các chất độc, muối khoáng dư thừa qua con đường nước tiểu. Thận thực hiện chức lọc qua những đơn vị thận (mỗi quả thận có hơn một triệu đơn vị thận), gọi nôm na là hệ thống màng lọc hoặc lưới lọc.
Lưới lọc bao gồm sợi lưới và lỗ lưới. Khi uống nước nhiều, toàn bộ tế bào trong cơ thể trương nở, làm cơ thể mập lên. Khi các tế bào trương nở kéo theo sợi lưới trương nở và lỗ lưới (lỗ lọc) nhỏ lại. Khi lỗ lưới nhỏ lại thì nước giữ lại trong cơ thể nhiều hơn. Điều này tiếp tục làm cơ thể mập lên (đây là nguyên nhân cơ thể vẫn mập dù ăn ít nhưng uống nhiều), đồng thời kéo theo tiết diện sợi lưới càng lớn hơn và lỗ lưới càng nhỏ lại. Lỗ lưới càng nhỏ thì các phân tử nước càng khó qua màng lọc và nước bị giữ lại càng nhiều trong cơ thể.
Đồng thời, các chất căn bã và chất độc có phân tử lớn hơn lỗ lọc đều được giữ lại trong thận. Một số lâu ngày lắng đọng lại thành sạn thận, gây thận suy yếu. Một số chất cặn bã và chất độc khác không lắng đọng lại trong thận được đưa lại vào cơ thể theo đường máu. Giống như hồng cầu có phân tử lớn hơn lỗ lọc, nên hồng cầu luôn được giữ lại trong máu.
Khi nước tiểu có màu đỏ có nghĩa là màng lọc thận đã bị tổn thương để lọt hồng cầu đi qua. Các chất căn bã và chất độc được giữ lại ngày một nhiều lên trong cơ thể, theo máu chu du khắp châu thân và đáp ở đâu gây đau nhức ở đó. Không thải được qua thận, cơ thể tìm cách thải qua mặt da ngoài như tay chân, lưng bụng..., gây ghẻ ngứa, mụn, nhọt, chàm, vảy nến… Không may, thải qua mặt da trong như da phổi, da gan, da ruột… thì thật là phiền toái, nhẹ gọi là u, nặng gọi là ung thư....
Về cơ học. Trong cơ thể, mỗi người có 5 lít máu. Mỗi ngày 5 lít máu này đi qua thận để lọc hơn 300 lần. Như vậy chỉ riêng máu mỗi ngày thận phải lọc 1.500 lít (300 lần x 5 lít). Trong thức ăn có 1 lít nước nữa nên thận phải lọc thêm 300 lít. Nếu chúng ta uống thêm 2 lít nước mỗi ngày thì thận phải lọc thêm 600 lít.
Tổng cộng một ngày thận phải lọc 2.400 lít. Như vậy mỗi ngày chúng ta đã bắt thận làm việc nhiều hơn 1,5 lần. Theo đà này, thận làm việc một, hai ngày thì không sao, nhưng bắt thận làm việc liên tục đến 3, đến 5 năm thì chắc chắn thận sẽ suy yếu. Chẳng hạn, bình thường quả thận có tuổi thọ 100 năm, nhưng khi bắt nó làm việc quá mức như thế này thì tuổi thọ của quả thận chỉ còn khoảng 70 năm hoặc 50 năm thôi.
Cũng giống khi vác một vật 10kg chúng ta sẽ đi được 5 cây số, nhưng nếu vác vật 15kg (nặng hơn) thì chúng ta đi được tối đa 2-3 cây số, thậm chí còn ngắn hơn. Đó là lý do tại sao hiện nay có nhiều người suy thận, chạy thận nhân tạo dù ở tuổi “bẻ gãy sừng trâu” và số bệnh nhân suy thận ngày càng nhiều hơn. Bệnh suy thận ngày xưa thường xuất hiện ở tuổi già, còn bây giờ cả già lẫn trẻ đều mắc phải. Uống nước nhiều, thận sẽ làm việc nhiều và sớm bị suy yếu. Đồng thời kéo theo tim cũng suy yếu, phổi cũng suy yếu do làm việc nhiều....
Gây mất ngủ, thậm chí tử vong
Giáo sư Whiteley không phải là chuyên gia y tế đầu tiên cảnh báo uống quá nhiều nước có thể ảnh hưởng bất lợi sức khỏe. Trong một nghiên cứu trước đây, tiến sĩ Margaret McCartney cho biết uống quá nhiều nước có thể làm hạ natri trong máu, có khả năng tử vong. Uống nhiều nước còn là nguyên nhân gây mất ngủ vì mọi người phải thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh. Đó là chưa kể đến các hóa chất sử dụng để khử trùng được tìm thấy trong nước uống đóng chai có thể gây hại.
Các cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu khuyên phụ nữ nên uống khoảng 1,6 lít nước và nam giới nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng chất lỏng mỗi người cần phải uống sẽ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như thời tiết, những vận động cơ thể mà người đó thực hiện.

Mẹo uống nước nóng chữa bách bệnh

(Kiến Thức) - Chúng ta thường chọn cách uống nước lạnh mà quên mất những ích lợi của việc uống nước nóng đối với cơ thể.

Mẹo uống nước nóng chữa bách bệnh
Meo uong nuoc nong chua bach benh
 Uống nước lạnh là cách thư giãn tuyệt vời trong những ngày hè oi bức, nhưng đối với người Trung Quốc lại ngược lại. Họ thường uống nước nóng trong bữa ăn, kể cả trong những ngày mồ hôi dính nhớp nháp.
Meo uong nuoc nong chua bach benh-Hinh-2
 Người Trung Quốc nhìn nhận thói quen uống nước lạnh hoặc có đá của người phương Tây thật lạ lùng. Theo họ, ăn uống bất kỳ thực phẩm nào thấp hơn nhiệt độ phòng đều không tốt cho sức khỏe. “Trong những gia đình như của tôi, không ai dám uống nước lạnh, kể cả nước ở nhiệt độ phòng thông thường. Nước lạnh sẽ làm bạn bị chuột rút” - một người Trung Quốc cho biết.

Thời điểm uống nước sẽ tốt hơn cả dùng thuốc bổ

Dưới đây là những thời điểm uống nước tốt nhất cho sức khỏe vô cùng, hơn cả dùng thuốc bổ đó.

Thời điểm uống nước sẽ tốt hơn cả dùng thuốc bổ
Uống nước là việc không thể thiếu trong cuộc sống của bất kì ai. Nó không những giúp bạn tăng cường sức khỏe mà còn duy trì vẻ đẹp của làn da, phòng ngừa các nguy cơ bệnh tật do thiếu nước gây ra. Bởi vậy, ngay cả khi không khát bạn cũng cần uống nước. Nếu không thể uống nước cả ngày, bạn hãy cố gắng uống nước vào những khung giờ nhất định vì đó là những thời điểm cơ thể rất cần bổ sung nước để thực hiện tốt chức năng của nó.

Nguyên nhân không ngờ tới khiến con bạn tị nhau

(Kiến Thức) - Có những nguyên nhân khiến con bạn ghét nhau bất ngờ thường xảy ra tại gia đình bạn mà chính các bậc cha mẹ cũng không nhận thức được.

Nguyên nhân không ngờ tới khiến con bạn tị nhau
Do bố mẹ hay so sánh hai đứa với nhau: Nếu bạn thường lấy một trong 2 đứa con ra để so sánh với đứa kia, thì bạn chính là nguyên nhân khiến con  bạn ghét nhau.
Đừng bao giờ nói rằng con nhìn chị/anh ăn kìa, chị/anh ăn xong rồi thấy chưa. Hay con lớn rồi mà không giỏi bằng em... Những câu nói đó vô tình gây một hiềm khích trong lòng trẻ. Chúng sẽ xem anh chị em của mình là nguyên nhân khiến nó bị chê trách, nên có dịp sẽ bùng nổ bạo lực.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.