Nước là nguồn gốc của sự sống, con người có thể sống đến 2 tuần nếu không có thức ăn, nhưng chỉ cần 3 ngày không có nước sẽ chết. Rất nhiều người biết rằng uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe nhưng ít ai để ý đến thói quen uống nước có đúng cách hay không.
Có 3 thói quen uống nước này sẽ gây hại cho thận của con người, cần phải loại bỏ ngay. Nếu cố tình tiếp diễn, thận của bạn sẽ bị huỷ hoại nghiêm trọng.
1. Chỉ uống nước khi khát
Một số người không quan tâm đến việc uống nước nên sẽ không uống nước cho đến khi cảm thấy khát Trên thực tế, khi cơ thể con người cảm thấy khát tức là cơ thể đã phát tín hiệu cảnh báo, rất dễ gây hại cho sức khỏe về lâu dài, đặc biệt là thận. Bởi vì các chất thải chuyển hóa trong cơ thể con người chủ yếu được chuyển hóa qua gan và thận, trong đó thận đóng vai trò chuyển hóa chính.
Ảnh minh hoạ. |
Thận chuyển hóa các chất thải trong cơ thể bằng cách điều hòa cân bằng nước và điện giải trong cơ thể con người và đào thải chúng qua nước tiểu.
Tuy nhiên, khi thận thực hiện các hoạt động này, chúng cần đủ nước để hỗ trợ, do đó, nếu bạn uống ít nước, các chất thải do thận tiếp nhận sẽ không thể đào thải ra ngoài, làm tăng gánh nặng cho thận. Bệnh sỏi thận và thận ứ nước thường gặp trên lâm sàng liên quan đến việc không uống nước đủ trong thời gian dài.
2. Uống nhiều nước ngọt thay nước lọc
Một số người cảm thấy nước khoáng, nước đun sôi nhạt nhẽo và vô vị nên không muốn uống, thay vào đó họ thích các loại nước giải khát và uống bất cứ khi nào họ muốn.
Sự thật là uống nước ngọt, nước có ga trong thời gian dài sẽ phá hủy sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể con người, khi nồng độ axit lớn hơn độ bazơ sẽ gián tiếp dẫn đến tổn thương thận. Không chỉ thế, đồ uống có ga hay đồ uống chứa nhiều caffein có thể làm tăng huyết áp, gây sỏi thận, gây ra bệnh gút và các bệnh khác làm tổn thương thận thêm.
3. Uống trà đặc sau khi uống rượu
Nhiều người nghĩ rằng uống trà đậm đặc sau khi uống rượu có thể làm giảm cảm giác nôn nao, nhưng thực tế là trà đặc gây hại cho thận, acetaldehyde trong rượu rất độc với thận, có thể làm hỏng các tế bào cầu thận và ống thận.
Theophylline trong trà đặc có thể nhanh chóng đi qua thận và có tác dụng lợi tiểu, điều này sẽ thúc đẩy sự xâm nhập sớm của acetaldehyde chưa được oxy hóa vào thận và làm tăng tác hại của acetaldehyde đối với thận.
Ngoài ra, uống quá nhiều trà có hàm lượng florua cao cũng có thể gây ra bệnh nhiễm fluor mãn tính, còn được gọi là “bệnh nhiễm độc fluor dạng trà”, có thể dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, v.v. Điều quan trọng nhất là cơ quan bài tiết chính của florua là thận nên sau khi uống quá nhiều florua cũng sẽ gây tổn thương cho vỏ thận và các ống tủy.
Vì vậy, ngay cả khi chúng ta uống nước hàng ngày chưa chắc đã tốt cho cơ thể, phải hình thành thói quen uống tốt chúng ta mới có thể khỏe mạnh hơn.
Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. (Nguồn video: Sức khỏe & Đời sống)