Ứng viên Tổng thống Mỹ chỉ trích ông Trump vì gây hấn với Iran

(Kiến Thức) - Hai ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 đã chỉ trích ông Donald Trump vì khiến căng thẳng với Iran leo thang và có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự giữa hai nước.

Theo hãng thông tấn Reuters, hai ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ là Tulsi Gabbard và Seth Moulton mới đây đã lên tiếng chỉ trích ông Donald Trump vì khiến căng thẳng với Iran leo thang và có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự giữa hai nước.
Nghị sĩ Tulsi Gabbard, một trong 24 ứng viên Đảng Dân chủ đang cạnh tranh để được đề cử là đại diện của đảng này tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, nói trên ABC rằng: "Tổng thống Trump đang đưa chúng ta đến con đường nguy hiểm có thể dẫn tới một cuộc chiến với Iran".
Ung vien Tong thong My chi trich ong Trump vi gay han voi Iran
Nghị sĩ Tulsi Gabbard phát biểu tại thủ đô Washington ngày 15/5. Ảnh: Reuters. 
"Ông ấy (Tổng thống Mỹ Donald Trump) nói không muốn (chiến tranh) nhưng hành động của ông ấy và chính quyền, những người như cố vấn John Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo, lại cho chúng ta thấy một câu chuyện hoàn toàn khác. Họ đang tạo cơ sở cho một cuộc chiến với Iran. Cuộc chiến này sẽ tốn kém, tàn khốc và nguy hiểm hơn những gì mà chúng ta thấy trong cuộc chiến tranh Iraq", nữ nghị sĩ Gabbard bình luận.

Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Trump và phu nhân công du Anh (Nguồn: Daily Mail)

Một ứng viên tổng thống khác của Đảng Dân chủ, nghị sĩ Seth Moulton, nói với This Week rằng: "Nếu chính quyền Tổng thống Trump điều thêm binh sĩ tới Vùng Vịnh, điều đó có thể 'lôi kéo chúng ta vào một cuộc chiến tranh".
"Không có gì nhầm lẫn. Thế giới sẽ rất nguy hiểm khi bạn có một vị Tổng Tư lệnh quân đội yếu kém trong vai trò Tổng thống Mỹ", cựu sĩ quan Thuỷ quân Lục chiến Mỹ Seth Moulton phát biểu.

Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp, chuyện gì tiếp theo?

Quốc hội Mỹ có các công cụ để chấm dứt sắc lệnh tình trạng khẩn cấp của tổng thống, nhưng họ sẽ khó hội đủ 2/3 số phiếu ủng hộ ở cả hai viện để vô hiệu hóa quyền phủ quyết của ông chủ Nhà Trắng.

Tổng thống Trump ngày 15/2 đã ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, một thẩm quyền mà ông sử dụng để huy động ngân sách xây dựng bức tường biên giới, sau khi thỏa thuận đạt được với quốc hội trước đó một ngày chỉ cho phép rót số tiền ít ỏi 1,375 tỉ USD cho dự án này so với mức 5,7 tỉ USD mà nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu.
Tong thong Trump tuyen bo tinh trang khan cap, chuyen gi tiep theo?
 Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để lấy thêm nguồn tài chính xây dựng bức tường biên giới với Mexico, Tổng thống Mỹ Donald Trump viện dẫn thẩm quyền đặc biệt để vượt qua quyền hạn của Quốc hội.
Theo tờ New York Times, đảng Dân chủ chắc chắn đang sôi sục trong khi một số thành viên của đảng Cộng hòa cũng bất an trước quyết định của tổng thống. Và để ngăn chặn lệnh tình trạng khẩn cấp, các nhà lập pháp có hai con đường - một ở Quốc hội, một nơi tòa án.
Trước hết, quyền ban bố tình trạng khẩn cấp là gì?
Tong thong Trump tuyen bo tinh trang khan cap, chuyen gi tiep theo?-Hinh-2
Ảnh minh họa: Tổng thống Trump đang đặt bút ký một sắc lệnh. 
Tổng thống Mỹ có thẩm quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để tăng cường quyền hành pháp bằng cách thiết lập những ngoại lệ để bản thân có thể vượt quá các nguyên tắc. Động thái này sẽ cho phép chính phủ phản ứng nhanh chóng với tình trạng khẩn cấp mà nước Mỹ đang phải đối mặt.
Đạo luật Khẩn cấp quốc gia, có hiệu lực năm 1976 trong kỷ nguyên cải cách sau vụ bê bối Watergate, quy định cách thức tổng thống có thể thực thi quyền lực này. Đạo luật yêu cầu tổng thống chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và thông báo với quốc hội quy chế nào đang được kích hoạt.
Tổng thống Trump ban bố tình trạng khẩn cấp để lấy tiền xây tường như thế nào?
Theo báo trên, chính quyền của Tổng thống Trump có thể dựa vào hai bộ luật cho phép xây dựng bức tường biên giới mà không cần ngân sách cấp phép từ quốc hội.
Tong thong Trump tuyen bo tinh trang khan cap, chuyen gi tiep theo?-Hinh-3
Tổng thống Mỹ bên mẫu bức tường biên giới mà ông yêu cầu thiết kế. Ảnh: AP. 
Một luật cho phép Bộ trưởng Lục quân ngừng các dự án xây công trình quân sự sau khi tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Thay vào đó, Bộ trưởng Lục quân sẽ chỉ đạo binh sĩ và các nguồn lực khác chuyển sang xây dựng các công trình dân sự, quốc phòng dân sự - như bức tường biên giới trong trường hợp này.
Một luật khác cho phép Bộ trưởng Quốc phòng bắt đầu các dự án xây dựng quân sự trong tình trạng khẩn cấp dù không được luật cho phép nhưng lại cần thiết với các lực lượng vũ trang. Các dự án này sử dụng ngân sách do quốc hội cấp phép, song khoản tiền chưa được phân bổ cho những dự án cụ thể.
Với hai luật trên cũng như các luật tương tự, Tổng thống Mỹ có thể linh hoạt dùng ngân sách trong tình trạng khẩn cấp.
Quốc hội có thể làm gì để ngăn cản?
Quốc hội Mỹ không có quyền ngăn tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tuy nhiên, theo Đạo luật Khẩn cấp quốc gia, Hạ viện và Thượng viện có thể đưa ra một nghị quyết chung nhằm chấm dứt tình trạng khẩn cấp nếu họ tin rằng tổng thống đang hành động thiếu trách nhiệm hoặc mối đe dọa đã tan biến. Mặc dù vậy, các nhà lập pháp Mỹ đã không sử dụng quyền lực này trong hơn 40 năm qua.
Nghị sĩ Dân chủ Joaquin Castro, đại diện bang Texas và là người đứng đầu nhóm nghị sĩ Hispanic, hôm 14/2 cho biết ông sẵn sàng đưa ra một nghị quyết như vậy nếu Tổng thống Trump ký sắc lệnh tình trạng khẩn cấp. Với đa số khá áp đảo tại Hạ viện, đảng Dân chủ rất có thể sẽ thông qua nghị quyết đó hoặc một văn kiện tương tự.
"Tôi hoàn toàn ủng hộ việc ban hành nghị quyết chung để chấm dứt tuyên bố khẩn cấp của Tổng thống, theo quy trình được mô tả trong Đạo luật Khẩn cấp quốc gia và sẵn sàng theo đuổi tất cả các lựa chọn pháp lý khác", Hạ nghị sĩ Jerrold Nadler, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện khẳng định.
Tong thong Trump tuyen bo tinh trang khan cap, chuyen gi tiep theo?-Hinh-4
 Một đoạn hàng rào trên biên giới Mỹ - Mexico. Ảnh: Reuters.
Đạo luật Khẩn cấp quốc gia cũng quy định, nếu một viện quốc hội thông qua nghị quyết chấm dứt tình trạng khẩn cấp thì viện còn lại phải đưa ra bỏ phiếu trong vòng 18 ngày. Mặc dù đảng Dân chủ chiếm thiểu số tại Thượng viện, nhưng phe Dân chủ sẽ chỉ cần một số ít thành viên đảng Cộng hòa tham gia cùng họ để có thể thông qua nghị quyết tại Thượng viện và gửi nó tới bàn của Tổng thống Trump.
Tờ New York Times cho rằng "thật dễ dàng để tưởng tượng có đến nửa tá hoặc nhiều thượng nghị sĩ Cộng hòa tham gia phe Dân chủ" vì họ lo ngại hành động của ông Trump sẽ gây ra một tiền lệ nguy hiểm.
Tổng thống sẽ làm gì tiếp theo?
Giống như bất kỳ dự luật nào khác được gửi tới bàn của tổng thống, ông Trump có thể phủ quyết nghị quyết chung của Quốc hội về chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia, miễn là nó không được thông qua với đa số tuyệt đối (quá 2/3 số phiếu thuận) ở cả Hạ viện và Thượng viện.
Tong thong Trump tuyen bo tinh trang khan cap, chuyen gi tiep theo?-Hinh-5
Người nhập cư từ phía Mexico nhìn qua hàng rào biên giới trong lúc lính biên phòng Mỹ canh gác. Ảnh: AP. 
Quy định về đa số tuyệt đối (chứ không phải đa số tối thiểu là quá bán) khiến Quốc hội Mỹ gặp khó khăn hơn nhiều trong việc ngăn chặn tuyên bố tình trạng khẩn cấp của tổng thống. Tại Thượng viện Mỹ khóa 116 hiện nay, đảng Cộng hòa đang chiếm đa số với 53 ghế, đảng Dân chủ giữ 47 ghế.
Cơ hội ngăn chặn với Lưỡng viện Quốc hội Mỹ
Có khoảng 6 nghị sĩ Cộng hòa của Tổng thống đã công khai phản đối tuyên bố tình trạng khẩn cấp. "Tôi không tin rằng Luật Khẩn cấp quốc gia đã dự tính việc một tổng thống thay đổi mục đích sử dụng hàng tỉ đôla nằm ngoài quy trình thông thường. Tôi cũng tin rằng điều đó không chắc là hợp hiến và sẽ gặp thách thức tại tòa án", Thượng nghị sĩ Cộng hòa Susan Collins phát biểu hôm 14/2.
Tuy nhiên, rất khó có khả năng đảng Dân chủ có thể nhận đủ lá phiếu ủng hộ từ các nhà lập pháp Cộng hòa tại Hạ viện hoặc Thượng viện để hội đủ số phiếu ủng hộ quá 2/3, nhằm "khóa" luôn quyền phủ quyết của tổng thống.
Tong thong Trump tuyen bo tinh trang khan cap, chuyen gi tiep theo?-Hinh-6
 
Song họ cũng có thể cố gắng tìm sự ủng hộ của lưỡng đảng cho việc xây dựng luật ngăn chặn Tổng thống Trump rút tiền để xây tường từ các quỹ do quốc hội phân bổ để cứu trợ thảm họa.

Nữ nghị sĩ Mỹ tuyên bố tranh cử Tổng thống 2020 là ai?

(Kiến Thức) - Cuối tuần qua, nữ Thượng nghị sĩ Mỹ Kirsten Gillibrand thuộc Đảng Dân chủ chính thức thông báo bà sẽ tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020.

Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?
 Sáng hôm 17/3 vừa qua, Thượng nghị sĩ Mỹ Kirsten Gillibrand đã chính thức thông báo bà sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Ảnh: The Hill.
Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-2
"Chúng ta cần một nhà lãnh đạo, người có thể đưa ra những quyết định quan trọng, táo bạo và dũng cảm. Đó là lý do tại sao tôi tranh cử Tổng thống Mỹ và tìm kiếm sự ủng hộ của các bạn", bà Gillibrand phát biểu trong một video được công bố vào sáng 17/3. Ảnh: AP.  
Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-3
 Như vậy, bà Gillibrand sẽ cùng hơn 10 thành viên khác trong Đảng Dân chủ bước vào cuộc "cạnh tranh" để giành được sự đề cử trở thành đại diện của đảng này tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2020. Ảnh: Twitter.
Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-4
 Bà Kirsten Elizabeth Rutnik sinh ngày 9/12/1966 tại Albany, New York, trong một gia đình có cha mẹ đều là công tố viên. Ảnh: LGM.
Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-5
 Năm 1984, bà tốt nghiệp trường Emma Willard ở Troy, New York, và sau đó theo học tại Đại học Dartmouth. Ảnh: YF.
Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-6
 Nữ nghị sĩ Mỹ này cũng từng theo học tại một ngôi trường ở Bắc Kinh, Trung Quốc, và tốt nghiệp vào năm 1988. Bà nhận bằng Tiến sĩ của trường luật thuộc Đại học California vào năm 1991. Ảnh: BH.
Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-7
 Bà Kirsten từng làm việc trong chiến dịch tranh cử Thượng viện Mỹ năm 2000 của bà Hillary Clinton. Bà được bầu vào Hạ viện năm 2006. Ảnh: Politico. 
Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-8
 Sau khi bà Hillary Clinton được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ năm 2009, bà Kirsten được "nhắm" vào chiếc ghế Thượng viện mà bà Clinton bỏ trống và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đặc biệt năm 2010. Ảnh: CNN.
Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-9
 Bà cũng tái đắc cử để tiếp tục giữ ghế Thượng nghị sĩ trong cuộc bầu cử vào năm 2012 và 2018. Ảnh: AP. 
Nu nghi si My tuyen bo tranh cu Tong thong 2020 la ai?-Hinh-10
 Về đời tư, bà Kirsten kết hôn với ông Jonathan Gillibrand vào năm 2001 và họ có hai người con trai. Ảnh: Wikipedia.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.