Ung thư vú: có nên cắt bỏ hai bên ngực?

(Kiến Thức) - Nhiều phụ nữ cắt bỏ cả hai vú mặc dù ung thư chỉ xuất hiện ở một bên. Liệu có phải vì thiếu thông tin hay chỉ đơn giản là họ muốn thế?

Ung thư vú: có nên cắt bỏ hai bên ngực?
Cắt bỏ 2 bên ngực đang là "phong trào" ở những phụ nữ bị ung thư vú. (Ảnh minh họa)
Cắt bỏ 2 bên ngực đang là "phong trào" ở những phụ nữ bị ung thư vú. (Ảnh minh họa)  

Khi Angelina Jolie loại bỏ cả hai vú như một biện pháp chủ động chống lại ung thư, nhiều phụ nữ ngưỡng mộ quyết định của cô. Nhưng câu hỏi đặt ra là: điều đó có cần thiết?

Theo một cuộc khảo sát ở phụ nữ từ 40 tuổi trở xuống, nhiều người trong số họ đang băn khoăn quyết định có nên phẫu thuật cả 2 khi họ bị ung thư một bên vú. Các nhà nghiên cứu thấy rằng “phong trào” cắt bỏ bên đối diện đang tăng đáng kể trong những năm gần đây .

Nhóm nghiên cứu từ Viện Ung thư Dana-Farber nói, nhiều phụ nữ loại bỏ bộ ngực khỏe mạnh của họ để ngăn chặn tái phát và tăng tỉ lệ sống sót. Trong số 123 phụ nữ, 98% đã chọn để tránh sự lây lan của ung thư, 94% muốn làm tăng tỷ lệ sống sót. Và 95% nói rằng họ làm vậy để yên tâm hơn.

Sharon Bober, nhà tâm lý học tư vấn của Viện Ung thư Dana-Farber cho bệnh nhân bị ung thư vú, cho biết, đây là vấn đề về tâm lý dễ gặp ở những phụ nữ trẻ. "Họ đã bị sét đánh một lần (vì họ còn trẻ và bị ung thư), nên họ luôn e ngại sẽ bị sét đánh lần nữa. Không ai có thể chắc chắn 100% mình sẽ không bị ung thư ở vú còn lại", cô giải thích.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng tỉ lệ lây lan ung thư sang vú thứ hai là khoảng 2-4% trong khoảng 5 năm . Điều này cho thấy việc cắt bỏ cả 2 bên ngực để phòng tránh ung thư là không cần thiết.

“Nhũ hoa” lồi lõm là biểu hiện của ung thư

“Nhũ hoa” lồi lõm là biểu hiện của ung thư

10 căn bệnh ung thư do virus gây ra

(Kiến Thức) - Ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư hạch bạch huyết...là những căn bệnh do virus gây ra.

10 căn bệnh ung thư do virus gây ra
Ung thư cổ họng và virus HPV. Đây là loại virus gây nhiễm trùng cấp vùng họng, miệng và có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Epstein-Barr có mặt ở mọi nơi trên trái đất và trong cơ thể của 97% số người trưởng thành. Đường truyền chủ yếu của virus này là nước bọt. Nam diễn viên gạo cội Michael Douglas là một trong những người mắc bệnh này do oral sex.
Ung thư cổ họng và virus HPV. Đây là loại virus gây nhiễm trùng cấp vùng họng, miệng và có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Epstein-Barr có mặt ở mọi nơi trên trái đất và trong cơ thể của 97% số người trưởng thành. Đường truyền chủ yếu của virus này là nước bọt. Nam diễn viên gạo cội Michael Douglas là một trong những người mắc bệnh này do oral sex.
Ung thư gan và virus viêm gan C. Ở Nhật Bản, virus viêm gan C gây ung thư gan ở 75% số người mắc bệnh. Phần lớn các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C sẽ phát triển thành xơ gan, sau đó là ung thư gan. Thời gian trung bình của người mắc viêm gan C phát triển thành ung thư gan là khoảng 28 năm. Sau 8 – 10 năm mắc xơ gan, bệnh cũng có nguy cơ chuyển thành ung thư gan.
Ung thư gan và virus viêm gan C. Ở Nhật Bản, virus viêm gan C gây ung thư gan ở 75% số người mắc bệnh. Phần lớn các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C sẽ phát triển thành xơ gan, sau đó là ung thư gan. Thời gian trung bình của người mắc viêm gan C phát triển thành ung thư gan là khoảng 28 năm. Sau 8 – 10 năm mắc xơ gan, bệnh cũng có nguy cơ chuyển thành ung thư gan. 

Nước cam giúp bệnh nhân chống chọi với ung thư

(Kiến Thức) - Uống nước cam mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em, chống lại ung thư vú, gan và ung thư ruột kết ở người trưởng thành.

Nước cam giúp  bệnh nhân chống chọi với ung thư
Uống nước cam giúp chống lại bệnh ung thư.
Uống nước cam giúp chống lại bệnh ung thư.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Santa Cruz do Sul, Đại học liên bang Rio Grande do Sul và Đại học de Caxias do Sul (Brazil) cho biết, nước cam có chứa nhiều chất có thể chống ung thư, đặc biệt là hàm lượng cao chất chống ô xy hóa như hesperitin và naringinin.
Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng nước cam làm giảm bệnh bạch cầu ở trẻ em, cũng như giúp bệnh nhân chống lại ung thư vú, ung thư gan và ruột kết ở người lớn.

Tin mới

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Mô hình bệnh tật ở nước ta đã và đang thay đổi, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, rối loạn nội tiết, bệnh tâm thần.. ngày càng tăng cao, đặc biệt là ung thư.