Ung thư gan có thể chữa khỏi không?

Ung thư gan nguyên phát đa ổ là gì? Bệnh có thể chữa khỏi được không và chữa bằng cách nào?

Ung thư gan có thể chữa khỏi không?
 
Nguyên phát là ung thư xuất phát từ các tế bào gan, đa ổ là có nhiều khối bướu cùng lúc trong gan. Ung thư gan là hậu quả của viêm gan siêu vi B và C. Điều này đã được xác định vào thập niên 1970 - 1980.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, việc chích ngừa viêm gan siêu vi B (chưa có thuốc ngừa viêm gan siêu vi C) bắt buộc cho trẻ sơ sinh đã làm giảm đến 80% tỉ lệ mắc bệnh ung thư gan ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Chiến lược phòng ngừa ung thư gan có thể gói gọn như sau:
- Bắt buộc chích ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh. Hiện tại chương trình tiêm chủng mở rộng đã có chích ngừa miễn phí cho tất cả trẻ sơ sinh.
- Chích ngừa cho những người lớn chưa bị nhiễm siêu vi gây viêm gan B.
- Nếu đã bị nhiễm siêu vi gây viêm gan B hoặc C phải tích cực điều trị, không để chuyển sang tình trạng mạ̃n tính, vì đây là tiền đề cho các tế bào gan bị đột biến và trở thành tế bào ung thư.
Đối với ung thư gan, phẫu thuật cắt một phần gan vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu để kéo dài sự sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ giúp ích khi bướu nhỏ hơn 5cm và chỉ có một tổn thương duy nhất. Ở các nước tiên tiến, đôi khi bệnh nhân được phẫu thuật cắt toàn bộ gan và ghép gan nhận từ người khác. Tuy nhiên, đây là phẫu thuật rất phức tạp, chỉ thực hiện được ở những cơ sở chuyên sâu về ghép tạng, tỷ lệ thành công không cao.
Trong trường hợp không thể phẫu thuật, tùy trường hợp cụ thể các bác sĩ có thể chọn lựa một trong những phương pháp điều trị sau:
- Gây tắc mạch kết hợp hóa trị qua đường động mạch: thường được gọi tắt là TOCE (Transarterial Oily Chemo - Embolization). Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là qua một ống thông được đưa vào đến tận động mạch nuôi của khối bướu, ta bơm thuốc hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư và bơm một loại chất dầu làm tắc nghẽn mạch máu nuôi của khối bướu. Nếu chỉ có một khối bướu duy nhất trong gan, đây là chỉ định lý tưởng cho phương pháp này. Nếu gặp trường hợp ung thư gan đa ổ, phương pháp này sẽ không thích hợp.
- Phương pháp đốt khối bướu bằng sóng radio cao tần (radiofrequency). Nguyên lý của phương pháp này là cắm một thanh kim loại rất mảnh, gọi là điện cực, xuyên qua da vào gan. Sau đó, sóng radio sẽ được truyền vào gan qua điện cực này và sẽ đốt cháy khối bướu. Cũng như phương pháp TOCE, phương pháp này được ưu tiên chọn lựa trong trường hợp chỉ có một khối bướu duy nhất trong gan.
- Khi có nhiều tổn thương trong gan hoặc khi bệnh đã di căn sang các cơ quan khác như hạch trong ổ bụng, phổi, xương..., các phương pháp điều trị toàn thân sẽ là lựa chọn thích hợp. Hóá trị bằng các thuốc có tác dụng diệt bào có thể làm thuyên giảm triệu chứng bệnh. Gần đây, thuốc Sorafenib cho thấy có hiệu quả điều trị tốt hơn hóá trị và có thể kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, loại thuốc này khá đắt tiền và cũng có khá nhiều tác dụng phụ.
Ung thư gan vẫn là một loại ung thư khó chữa khỏi. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn có thể giúp bệnh nhân có được một "chất lượng sống" tốt sau khi phát hiện bệnh.

Phá thai bằng thuốc gây ung thư vú?

(Kiến Thức) - Qua nhiều thập kỷ một số lượng đáng kể của nghiên cứu đã, đang và tiếp tục được tiến hành để xác định xem liệu có phá thai hay sẩy thai có liên quan đến nguy cơ bệnh ung thư vú hay không.

Phá thai bằng thuốc gây ung thư vú?

Các thuốc và nội tiết tố có thể gây ung thư

Người ta thấy các kiểu hóa trị ung thư khác nhau rõ ràng đã làm tăng nguy cơ bệnh bạch cầu ở những bệnh nhân còn sống hơn một năm sau khi được chẩn đoán.

Các thuốc và nội tiết tố có thể gây ung thư
Các thuốc chống ung thư quan trọng khác như adriamycin và cisplatin cũng có tính sinh ung thư ở động vật thực nghiệm, nhưng cho đến nay vẫn không thấy có tính sinh ung thư ở người. Mặc dù nguy cơ bệnh bạch cầu tăng cao sau khi điều trị một số ung thư chọn lọc nhưng người ta vẫn so sánh điều này với thuận lợi điều trị hóa chất các bệnh như bệnh bạch cầu limphô ở trẻ em, bệnh hodgkin và ung thư tinh hoàn loại tế bào mầm.
Dùng thuốc nội tiết không đúng cách có thể gây ung thư vú.
 Dùng thuốc nội tiết không đúng cách có thể gây ung thư vú. 
Tuy nhiên, quan trọng là sự quan tâm nguy cơ mắc bệnh ác tính thứ hai khi đánh giá trong một thời gian dài các phác đồ hóa trị ung thư và tìm kiếm các cách điều trị xen kẽ làm giảm mối nguy cơ này.

Uống thuốc cùng nước trái cây làm tăng độc tính

(Kiến Thức) - Nhiều loại thuốc khi uống cùng nước trái cây không những làm giảm hiệu quả thuốc mà còn làm tăng độc tính của thuốc, hoặc sinh ra những chất độc hại cho cơ thể.

Uống thuốc cùng nước trái cây làm tăng độc tính
Theo Lương y Trần Hoàng Bảo, trái cây có nhiều loại được dùng làm thuốc đông y và là một vị thuốc rất hữu hiệu. Hơn nữa ăn trái cây cũng rất tốt sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên việc nhiều người dùng các loại nước trái cây để uống thuốc tây đã vô tình làm hại cơ thể mình vì thiếu hiểu biết.

Tin mới

Nấm lim xanh chữa ung thư?

Nấm lim xanh chữa ung thư?

(Kiến Thức) - Chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về nấm lim xanh chữa ung thư nhưng tác dụng của nó thì đã được ghi nhận từ rất lâu.
Nguyên nhân bị ung thư nhau thai

Nguyên nhân bị ung thư nhau thai

(Kiến Thức) - Khoảng 80% chửa trứng là lành tính, khoảng 2-3% chửa trứng trở thành ung thư nhau thai, bệnh phát triển nhanh, lan rộng...