Ung Chính hạ thánh chỉ khiến các cung nữ khổ cực

Nếu nói vị hoàng đế tài năng nhất trong các vị hoàng đế cổ đại Trung Quốc, có lẽ Ung Chính là người đứng đầu.

Giống với phụ hoàng Khang Hy của ông, Ung Chính nổi tiếng là vị vua cần cù với chính sự. Theo như thu thập của người đời sau, chỉ trong 13 năm ông tại vị, số tấu chương ông đã phê duyệt lên tới 360 cuốn. Trong 13 năm tại vị, ông kiên trì mỗi ngày đích thân phê duyệt tấu sớ, đồng thời Ung Chính còn dùng 2 câu nói “dĩ cần tiên thiên hạ” và “triều càn tịch dịch” để làm gương cho chính mình, từ đó chúng ta có thể thấy thái độ nghiêm túc của Ung Chính đối với chính sự.

Ung Chinh ha thanh chi khien cac cung nu kho cuc

Nhắc đến Ung Chính, cuộc đời ông cũng khá trắc trở và ly kỳ. Ung Chính, Thanh Thế Tông Dận Chân, là con trai thứ 4 của Khang Hy, sau khi Khang Hy phế truất Thái tử Dận Nhưng, Dận Chân và các hoàng tử khác bị cuốn vào cuộc tranh giành hoàng quyền nổi tiếng “cửu tử đoạt đích”, Tứ A Ca Dận Chân là người chiến thắng trong cuộc chiến đó, trở thành người kế vị, hiệu là Ung Chính. Vốn dĩ vị trí hoàng đế có lẽ cũng không đến lượt ông, việc ông đăng cơ trở thành hoàng đế cũng có nhiều ý kiến trái chiều.

Giả thuyết được lưu truyền rộng rãi trong dân gian chính là Ung Chính cấu kết với Long Kế Đa, soán cải chiêu thư, sửa câu “truyền ngôi Thập Tứ Tử" thành “truyền ngôi cho Tứ Tử” để cướp ngôi. Nhưng việc của hoàng gia đâu có đơn giản như vậy, việc Ung Chính kế vị cũng trở thành bí ẩn lịch sử.

Ung Chinh ha thanh chi khien cac cung nu kho cuc-Hinh-2
Ung Chinh ha thanh chi khien cac cung nu kho cuc-Hinh-3

Việc Ung Chính cần mẫn với chính sự là điều mọi người đều biết, dùng cách nói hiện đại thì đó là một người cuồng công việc. Vì thế, cho dù là vào những ngày hè nắng nóng, ông vẫn đam mê, đắm chìm trong công việc. Đương nhiên, việc chăm chỉ làm việc là chuyện tốt, nhưng cũng cần phải phòng tránh nắng, tránh nóng, vì sức khỏe là vốn quý báu nhất. Vậy thì Ung Chính chống bị tránh nóng như thế nào?

Hóa ra, mỗi khi ông làm việc đều sẽ có cung nữ đứng bên cạnh quạt mát cho ông, trong lúc nghỉ trưa cũng sẽ để cung nữ đứng bên hầu hạ quạt cho mình. Trong lúc quạt cho Ung Chính đã xảy ra một việc như thế này. Theo dã sử ghi chép, có một năm mùa hè, Ung Chính đang nghỉ trưa, bên cạnh ông có 2 cung nữ đứng quạt cho ông, hai cung nữ đứng quạt lâu, đương nhiên cũng mồ hôi đầm đìa. Không may, gió đưa mùi mồ hôi thổi tới chỗ của Ung Chính, Ung Chính ngửi thấy mùi mồ hôi lập tức tỉnh dậy. Vì ngửi thấy mùi hôi trên người cung nữ, đương nhiên Ung Chính thấy bực mình, chẳng ai muốn trong lúc nghỉ trưa lại ngửi thấy mùi này cả.

Ung Chinh ha thanh chi khien cac cung nu kho cuc-Hinh-4

Sau đó Ung Chính hạ một thánh chỉ, ông lệnh bộ Công nghiên cứu chế tạo một loại quạt gió không cần ở trong phòng vẫn có thể quạt được, để tránh ngửi thấy mùi mồ hôi của cung nữ. Trải qua nhiều ngày nghiên cứu, bộ Công đã nghiên cứu ra một loại quạt gió mới, loại quạt này không có thay đổi gì về ngoại hình, chỉ là thêm 2 đoạn dây thừng. Các cung nữ ở bên ngoài cửa kéo dây thừng để quạt cho Ung Chính, như vậy Ung Chính lập tức vui mừng, vì ông không còn ngửi thấy mùi hôi nữa. Chỉ là tất cả cho các cung nữ, trời nắng nóng như vậy phải đứng bên ngoài quạt cho Ung Chính, hơn nữa còn không được dừng lại. Phải quạt liên tục, thậm chí còn liên tục cả một ngày không được ngừng nghỉ. Như vậy thì sẽ vô cùng vất vả.

Ung Chinh ha thanh chi khien cac cung nu kho cuc-Hinh-5

Theo lời đồn, sau này Càn Long đã thay đổi phương án này, ông sử dụng thủ pháp kỹ thuật phương Tây để dẫn nước từ bên ngoài cung vào. Sau khi vòng xung quanh hoàng cung một vòng, dẫn nước vào trong các phòng, đặt một chiếc quạt gió, dùng nước làm động lực để làm quạt quay. Không cần người quạt thủ công, mà quạt cũng vẫn tự động chuyển động, từ đó giải quyết được vấn đề vất vả của các cung nữ. Đồng thời, nước chảy xung quanh cung điện còn có thể giảm nhiệt độ cho các căn phòng bị thiêu nóng do ánh nắng mặt trời. Quả thực là một kế sách lưỡng toàn, không thể không nói, Càn Long quả thực là vị vua biết cách hưởng thụ.

Từ việc này có thể thấy trí tuệ của người cổ đại là vô cùng thâm sâu, đồng thời sự ra đời của một sự vật mới thường là do có người đưa ra vấn đề, nếu không thì sao người cổ đại lại có thể sáng chế ra loại quạt từ xa, còn dùng sức nước để làm quạt quay?

Mật thư khiến vua Khang Hi chỉ bắt giam bỏ tù Ngao Bái

Mặc dù đại khai thanh trừng Ngao Bái, nhưng có một lý do khiến vua Khang Hi cương quyết không xử chém hay thi hành án tru di mà chỉ bỏ ngục.

Lịch sử triều đại nhà Thanh không thể không bỏ qua sự việc ấu chúa Khang Hi trừng phạt Ngao Bái. Năm Khang Hi 15 tuổi, chàng thiếu niên tài danh đã lên kế hoạch vây bắt gian thần Ngao Bái đồng thời công khai 30 tội trạng của y trước triều thần. Phạm trọng tội, đáng lẽ Ngao Bái phải tru di cửu tộc, chém đầu thị uy dân chúng, thế nhưng Khang Hi chỉ bắt giam tống ngục và tống gia tộc Ngao Bái lưu đày.

Sau này, chính Khang Hi vẫn thường nhắc tới công lao của "cựu công thần" Ngao Bái trước các hoàng tử. Cho tới ngày nay, cách xử lý của Khang Hi vẫn là một trong những câu chuyện nổi tiếng Thanh triều. Và chỉ tới khi bức mật thư do chính tay Ngao Bái viết ra lúc chân tướng mới dần hé lộ.

Vụ án “thảm sát chốn hậu cung“, 3.000 cung nữ bị giết

Vào năm 1421 sau Công Nguyên, một vụ án khủng khiếp đã xảy ra trong hậu cung nhà Minh và nguyên nhân liên quan đến cái chết của một phi tần mà Hoàng đế vô cùng sủng ái.

Theo sử sáchTrung Quốc, tất cả những người sống trong cung của Kiến Văn Đế đều bị tận diệt. Chỉ trong một cuộc cuồng sát của Chu Đệ, 14.000 người mất mạng.

Rất nhiều quần thần tận trung với Kiến Văn Đế, trong đó có đại thần Phương Hiếu Nho cũng bị giết cả gia tộc 10 đời, 873 người không một ai sống sót. Trong khi đó, thê thiếp của họ bị Chu Đệ bắt ép phải đến các kỹ viện, doanh trại... để đàn ông mặc sức chà đạp.

Không chỉ ra tay tàn độc đối với những người được cho là chống đối, Chu Đệ với tính cách ngoan cố, bảo thủ, đa nghi và dễ "lên cơn" thịnh nộ cũng khiến các quần thần, phi tần cung nữ dưới chướng của ông ta khiếp sợ.

Theo sử sách Trung Quốc, ông vua thứ 3 của Minh triều từng hai lần ra lệnh thảm sát cung nữ, đẩy 3.000 người vào chỗ chết. Trong một thời gian, hậu cung của nhà Minh đã biến thành địa ngục đẫm máu chốn nhân gian. Đây gọi là "thảm sát hậu cung Vĩnh Hằng" nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

So với phụ hoàng Chu Nguyên Chương về độ tàn ác, Chu Đệ chỉ hơn chứ không kém.

Nguồn cơn gây nên cơn giận dữ của vị bạo chúa

Sau khi đăng cơ, bình định thiên hạ, quốc lực ngày một mạnh lên, Minh Thành Tổ bắt đầu tiến hành tuyển mỹ nữ trên toàn quốc với quy mô lớn. Hậu cung của ông ta vì lẽ đó mà giai nhân ngày một nhiều.

Minh Thành Tổ lấy con gái của đại tướng Từ Đạt làm vợ, lên ngôi thì phong bà làm Hoàng hậu, chẳng may bà mất sớm, vua thương tiếc lắm, không lập hoàng hậu nữa.

Vu an “tham sat chon hau cung“, 3.000 cung nu bi giet

Hoàng đế Chu Đệ - Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc - Ảnh: pinterest

Đọc nhiều nhất

Tin mới