Ukraine tuyên bố giành lại quyền kiểm soát một nửa thành phố Severodonetsk

Ukraine ngày 5/6 tuyên bố đã giành lại quyền kiểm soát một nửa thành phố Severodonetsk ở miền Đông trong một cuộc phản công lớn chống lại lực lượng của Nga.

Ukraine tuyên bố giành lại quyền kiểm soát một nửa thành phố Severodonetsk

Trong thông báo đăng trên kênh Telegram, ông Serhiy Gaidai, Thống đốc tỉnh Luhansk cho biết: "Lực lượng vũ trang của chúng tôi đã giải phóng một nửa thành phố. Hiện giờ, một nửa thành phố do các đơn vị phòng thủ của chúng tôi kiểm soát”.

Ukraine tuyen bo gianh lai quyen kiem soat mot nua thanh pho Severodonetsk
Giao tranh diễn ra ác liệt tại Severodonetsk. Ảnh: Politics news.

Tuần trước, quan chức này nói rằng, quân đội Nga đã chiếm giữ khoảng 80% Severodonetsk, nhưng các lực lượng Ukraine đã giành lại nhiều khu vực của thành phố trong các cuộc giao tranh trên đường phố.

Ông Serhiy Gaidai dự đoán Nga sẽ tăng gấp đôi nỗ lực giành quyền kiểm soát thành phố trong một vài ngày tới bằng cách sử dụng pháo hạng nặng. “Họ không có chiến thuật nào khác. Họ không thể chiến đấu theo cách khác”. Theo quan chức này, hiện có khoảng 15.000 dân thường vẫn ở Severodonetsk nhưng việc sơ tán không thể thực hiện được vì giao tranh diễn ra liên tục.

Nga hiện chưa bình luận về thông tin trên.

Severodonetsk và khu vực lân cận Lysychansk là 2 trong số những thành phố lớn cuối cùng tại khu vực Lugansk hiện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine. Quân đội Nga đã bao vây Severodonetsk trong nhiều ngày qua, tiến công theo nhiều hướng nhằm đẩy lực lượng Ukraine ra khỏi thành phố./.

Cận cảnh ngôi làng Ukraine tự “nhấm chìm trong nước”

Người Ukraine tuyên bố rằng họ không hối tiếc sau khi cố tình làm ngập cả ngôi làng Demydiv trong "biển nước" để ngăn xe tăng Nga tiếp cận thủ đô Kiev.

Cận cảnh ngôi làng Ukraine tự “nhấm chìm trong nước”
Can canh ngoi lang Ukraine tu “nham chim trong nuoc”

Tờ New York Times cho biết, chỉ một ngày sau khi cuộc chiến bắt đầu (ngày 24/2), quân đội Ukraine ngày 25/2 đã mở một con đập ngăn lũ gần làng Demydiv, phía bắc Kiev và vùng nông thôn xung quanh. Động thái này sau đó khiến ngôi làng Demydiv "chìm trong biển nước".

Can canh ngoi lang Ukraine tu “nham chim trong nuoc”-Hinh-2
Hình ảnh vệ tinh từ tháng 3 cho thấy, lũ lụt đã xảy ra ở lưu vực sông Irpin, phía tây bắc Kiev. Nhưng thời điểm đó, vẫn chưa rõ ai hoặc điều gì đã gây ra lũ lụt trong khu vực cho đến bây giờ khi người Ukraine công khai thừa nhận chiến lược "phòng thủ hy sinh" của họ.
Can canh ngoi lang Ukraine tu “nham chim trong nuoc”-Hinh-3
Khu vực quanh làng Demydiv bị nước nhấn chìm tạo ra một rào chắn tự nhiên trên bờ tây sông Dnipro ở phía bắc Kiev, ngăn chặn cuộc tấn công bằng xe tăng của quân đội Nga vào thủ đô Kiev, đồng thời giúp quân đội Ukraine có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị bảo vệ Kiev.
Can canh ngoi lang Ukraine tu “nham chim trong nuoc”-Hinh-4
Lũ lụt đã tạo ra một "biển nước" ngay phía trước các đoàn xe quân sự của Nga vốn đang tiếp cận thủ đô Ukraine. Theo New York Times, lũ lụt đã đóng vai trò ngăn cản quân đội Nga tiến thêm và áp sát Kiev.
Can canh ngoi lang Ukraine tu “nham chim trong nuoc”-Hinh-5
Hơn nữa, lũ lụt còn giúp làng Demydiv không trở thành tiền tuyến trong cuộc chiến. Theo đó, ngôi làng này đã tránh được cảnh bị phá hủy khủng khiếp như ở thị trấn Bucha, ngoại ô Kiev.
Can canh ngoi lang Ukraine tu “nham chim trong nuoc”-Hinh-6
"Mọi người đều hiểu và không ai hối tiếc về điều đó dù chỉ trong chốc lát. Chúng tôi đã cứu Kiev", người dân địa phương tên là Antonina Kostuchenko nói với tờ Times. 
Can canh ngoi lang Ukraine tu “nham chim trong nuoc”-Hinh-7
Hơn hai tháng sau, nước và lũ lụt vẫn chưa rút hết ở làng Demydiv nhưng Kiev vẫn nằm dưới sự kiểm soát của người Ukraine.
Can canh ngoi lang Ukraine tu “nham chim trong nuoc”-Hinh-8
Các lực lượng Nga không chiếm được thủ đô của Ukraine và cuối cùng rút khỏi khu vực vào cuối tháng 3 để tập trung vào cuộc tấn công mới ở khu vực Donbass, miền đông Ukraine.
Can canh ngoi lang Ukraine tu “nham chim trong nuoc”-Hinh-9
Các cư dân ở Demydiv khẳng định, tất cả rất đáng để hy sinh so với thiệt hại ở những nơi đã bị quân Nga oanh tạc.
Can canh ngoi lang Ukraine tu “nham chim trong nuoc”-Hinh-10
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã bước sang tháng thứ 3, khiến hàng nghìn dân thường thiệt mạng, hàng triệu người bị mất nhà cửa và phải rời bỏ đất nước đi lánh nạn, trong khi nhiều thành phố chỉ còn là đống đổ nát. Ảnh: IT. 

Thủ tướng Estonia kêu gọi các nhà lãnh đạo ngừng điện đàm cho ông Putin

Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới ngừng điện đàm với ông Putin để " truyền tín hiệu cô lập" nhà lãnh đạo nước Nga.

Thủ tướng Estonia kêu gọi các nhà lãnh đạo ngừng gọi cho ông Putin
Trong cuộc phỏng vấn với EURACTIV hôm 16/5, giữa bối cảnh giao tranh Nga - Ukraine chưa dừng lại, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đưa ra nhận xét rằng "ông Putin cảm thấy bản thân là trung tâm của sự chú ý vì mọi người đều muốn nói chuyện với ông ấy", bà Kallas nói. "Tôi cảm thấy nếu mọi người liên tục điện đàm, Putin sẽ không cảm nhận được 'tín hiệu' bị cô lập. Do đó, nếu muốn truyền tải thông điệp "ông đang bị cô lập đấy", thì tốt nhất đừng gọi cho ông ta". 
Bà Kallas đồng thời nhấn mạnh những cuộc điện đàm này sẽ không tạo ra kết quả gì. "Tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc căng thẳng giảm leo thang, bởi vì sau tất cả các cuộc đàm phán, sự kiện ở Bucha hay Irpin vẫn xảy ra", Thủ tướng Estonia đề cập đến những hậu quả nặng nề trong giao tranh mà phương Tây cáo buộc Nga gây ra dù Moscow kịch liệt phủ nhận.

Ứng cử viên EU cáo buộc phương Tây "đạo đức giả"

Tổng thống Serbia nêu lên nghi vấn tại sao phương Tây ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine nhưng lại "phớt lờ" đất nước của ông.

Ứng cử viên EU cáo buộc phương Tây "đạo đức giả"
Trong một chương trình phát sóng trên kênh truyền hình Prva hôm 15/5, Tổng thống Serbia, Aleksandar Vucic cho rằng không có nguyên tắc nào trong chính trị quốc tế hiện đại và cáo buộc phương Tây có "những tiêu chuẩn kép và đạo đức giả" khi đề cập đến xung đột Ukraine và Kosovo. 
Kosovo là vùng lãnh thổ tranh chấp, tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008 với tên gọi nước Cộng hòa Kosovo, được gần 100 quốc gia, có Mỹ và không bao gồm Nga, công nhận nền độc lập. Tuy nhiên, từ lâu nay, Belgrade chưa từng công nhận việc này. "Tôi giật mình khi nghe về các nguyên tắc và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ. Các nước phương Tây yêu cầu chúng ta tôn trọng sự toàn vẹn của ai đó, còn chúng tôi thì sao?", ông Vucic nói.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.