Ukraine sử dụng hàng loạt hệ thống tác chiến điện tử ở Donbass

Ukraine sử dụng hàng loạt hệ thống tác chiến điện tử ở Donbass

Dân quân ly khai LPR đã phát hiện nhiều hệ thống tác chiến điện tử của Quân đội Ukraine tại Donbass; những chuyến tàu chở pháo 203mm của Nga áp sát Ukraine.

Quân đội Ukraine bắt đầu sử dụng  chiến tranh điện tử ở Donbass, vốn cản trở hoạt động trinh sát của các đơn vị thuộc Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng.
Quân đội Ukraine bắt đầu sử dụng chiến tranh điện tử ở Donbass, vốn cản trở hoạt động trinh sát của các đơn vị thuộc Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng.
Những hệ thống tác chiến điện tử của Quân đội Ukraine chưa xác định rõ nguồn gốc, chủng loại, nhưng có tầm hoạt động vài chục km. Những hệ thống tác chiến điện tử này, không chỉ được sử dụng để chống lại lực lượng dân quân mà còn ngăn cản các phương tiện giám sát của OSCE.
Những hệ thống tác chiến điện tử của Quân đội Ukraine chưa xác định rõ nguồn gốc, chủng loại, nhưng có tầm hoạt động vài chục km. Những hệ thống tác chiến điện tử này, không chỉ được sử dụng để chống lại lực lượng dân quân mà còn ngăn cản các phương tiện giám sát của OSCE.
Theo đại diện của lực lượng dân quân LPR, phe ly khai đã phát hiện về sự hoạt động của ít nhất 4 hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine, được bố trí không xa đường giới tuyến giáp với nước cộng hòa tự xưng LPR.
Theo đại diện của lực lượng dân quân LPR, phe ly khai đã phát hiện về sự hoạt động của ít nhất 4 hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine, được bố trí không xa đường giới tuyến giáp với nước cộng hòa tự xưng LPR.
Một trong những hệ thống tác chiến điện tử đó, được Quân đội Ukraine bố trí nằm trong khu dân cư Orekhovo, Zolotoe-4, Orekhovo, Gorskoe. Theo tin tình báo của dân quân LPR, thì có khả năng hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine, bố trí ở khu vực trên, có thể là tổ hợp Bukovel-AD.
Một trong những hệ thống tác chiến điện tử đó, được Quân đội Ukraine bố trí nằm trong khu dân cư Orekhovo, Zolotoe-4, Orekhovo, Gorskoe. Theo tin tình báo của dân quân LPR, thì có khả năng hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine, bố trí ở khu vực trên, có thể là tổ hợp Bukovel-AD.
Hiện nay tất cả các bên tham gia xung đột tại khu vực Miền Đông Ukraine đều tích cực sử dụng các phương tiện chế áp điện tử, nhằm ngăn chặn các bên không sử dụng được thông tin vô tuyến và không cho phép sử dụng máy bay không người lái.
Hiện nay tất cả các bên tham gia xung đột tại khu vực Miền Đông Ukraine đều tích cực sử dụng các phương tiện chế áp điện tử, nhằm ngăn chặn các bên không sử dụng được thông tin vô tuyến và không cho phép sử dụng máy bay không người lái.
Trong khi đó trên mạng Internet đã xuất hiện một đoàn tàu vận tải của Nga, chở những pháo tự hành hạng nặng 2S7 Pion với cỡ nòng 203 mm, đi từ phía Smolensk về phía biên giới với Ukraine.
Trong khi đó trên mạng Internet đã xuất hiện một đoàn tàu vận tải của Nga, chở những pháo tự hành hạng nặng 2S7 Pion với cỡ nòng 203 mm, đi từ phía Smolensk về phía biên giới với Ukraine.
Trước đây, những khẩu pháo tự hành cỡ nòng lớn như vậy chưa từng được triển khai gần biên giới Ukraine. Tuy nhiên sự xuất hiện của chúng ở biên giới Ukraine đặt ra một số câu hỏi liên quan đến tình hình bạo lực đang bùng phát tại khu vực Miền Đông Ukraine.
Trước đây, những khẩu pháo tự hành cỡ nòng lớn như vậy chưa từng được triển khai gần biên giới Ukraine. Tuy nhiên sự xuất hiện của chúng ở biên giới Ukraine đặt ra một số câu hỏi liên quan đến tình hình bạo lực đang bùng phát tại khu vực Miền Đông Ukraine.
Trong đoạn video tuy ngắn, nhưng người xem bạn có thể thấy một đoàn tàu với ít nhất là 5 khẩu pháo tự hành hạng nặng 203 mm, được vận chuyển trên các toa xe và đã di chuyển về hướng Voronezh; tuy nhiên, điểm đến cụ thể vẫn chưa được xác định.
Trong đoạn video tuy ngắn, nhưng người xem bạn có thể thấy một đoàn tàu với ít nhất là 5 khẩu pháo tự hành hạng nặng 203 mm, được vận chuyển trên các toa xe và đã di chuyển về hướng Voronezh; tuy nhiên, điểm đến cụ thể vẫn chưa được xác định.
Pháo tự hành 2S7 Pion được Liên Xô phát triển trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, được xếp vào pháo binh cấp chiến dịch; tầm bắn tối đa của loại pháo này đạt 37,5 km (55,5 km khi dùng đạn tăng tầm). Thời gian chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu hết 5 phút; kíp pháo thủ 7 người.
Pháo tự hành 2S7 Pion được Liên Xô phát triển trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, được xếp vào pháo binh cấp chiến dịch; tầm bắn tối đa của loại pháo này đạt 37,5 km (55,5 km khi dùng đạn tăng tầm). Thời gian chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu hết 5 phút; kíp pháo thủ 7 người.
Pháo 2S7 Pion có thể bắn được nhiều loại đạn, trong đó có cả đầu đạn hạt nhân chiến thuật; thông thường 2S7 Pion sử dụng loại đạn nổ phá, có trọng lượng 110 kg (trong đó riêng lượng thuốc nổ là 17,8 kg). Mặc dù là loại pháo có tên rất đẹp là Hoa mẫu đơn (Pion), nhưng mức độ tàn phá của nó rất ghê gớm.
Pháo 2S7 Pion có thể bắn được nhiều loại đạn, trong đó có cả đầu đạn hạt nhân chiến thuật; thông thường 2S7 Pion sử dụng loại đạn nổ phá, có trọng lượng 110 kg (trong đó riêng lượng thuốc nổ là 17,8 kg). Mặc dù là loại pháo có tên rất đẹp là Hoa mẫu đơn (Pion), nhưng mức độ tàn phá của nó rất ghê gớm.
Với sự xuất hiện của những khẩu pháo tầm chiến dịch này ở biên giới Ukraine, chứng tỏ nguy cơ bùng phát xung đột lớn ở Miền Đông Ukraine, hiện nay là rất cao; khi những khẩu pháo này có thể bắn sâu vào khu vực phòng thủ của đối phương và tiêu diệt, phá hủy những mục tiêu chiến lược.
Với sự xuất hiện của những khẩu pháo tầm chiến dịch này ở biên giới Ukraine, chứng tỏ nguy cơ bùng phát xung đột lớn ở Miền Đông Ukraine, hiện nay là rất cao; khi những khẩu pháo này có thể bắn sâu vào khu vực phòng thủ của đối phương và tiêu diệt, phá hủy những mục tiêu chiến lược.
Trong bối cảnh tình hình Miền Đông Ukraine căng thẳng, khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), có thể giành được quyền triển khai hàng chục tàu chiến và tàu ngầm của mình trong khu vực Biển Đen, bỏ qua Công ước Montreux.
Trong bối cảnh tình hình Miền Đông Ukraine căng thẳng, khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), có thể giành được quyền triển khai hàng chục tàu chiến và tàu ngầm của mình trong khu vực Biển Đen, bỏ qua Công ước Montreux.
Điều này đã trở thành khả thi, sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bulgaria (một quốc gia giáp Biển Đen), Georgi Panayotov đưa ra sáng kiến triển khai Bộ chỉ huy Biển Đen của NATO, trên lãnh thổ nước này; giúp NATO có thể tự do duy trì một số lượng lớn tàu trong khu vực.
Điều này đã trở thành khả thi, sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bulgaria (một quốc gia giáp Biển Đen), Georgi Panayotov đưa ra sáng kiến triển khai Bộ chỉ huy Biển Đen của NATO, trên lãnh thổ nước này; giúp NATO có thể tự do duy trì một số lượng lớn tàu trong khu vực.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Bulgaria, Georgi Panayotov cho biết, nước này quan tâm đến việc triển khai một thành phần khu vực của bộ chỉ huy hải quân NATO tại khu vực Biển Đen, trên lãnh thổ của mình. Một số quốc gia thành viên NATO đã thông qua đề xuất này; tuy nhiên quyết định cuối cùng dự kiến sẽ chỉ được đưa ra trong tương lai.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Bulgaria, Georgi Panayotov cho biết, nước này quan tâm đến việc triển khai một thành phần khu vực của bộ chỉ huy hải quân NATO tại khu vực Biển Đen, trên lãnh thổ của mình. Một số quốc gia thành viên NATO đã thông qua đề xuất này; tuy nhiên quyết định cuối cùng dự kiến sẽ chỉ được đưa ra trong tương lai.
Theo phân tích của các chuyên gia quân sự Nga, việc triển khai Bộ chỉ huy hải quân NATO ở Biển Đen trên lãnh thổ của Bulgaria, cho phép triển khai bất kỳ số lượng tàu chiến nào ở Biển Đen, bất kể chúng thuộc quốc gia nào.
Theo phân tích của các chuyên gia quân sự Nga, việc triển khai Bộ chỉ huy hải quân NATO ở Biển Đen trên lãnh thổ của Bulgaria, cho phép triển khai bất kỳ số lượng tàu chiến nào ở Biển Đen, bất kể chúng thuộc quốc gia nào.
Với mối quan hệ hiện tại giữa Nga và NATO, tình hình có thể gây mất ổn định đối với an ninh gần biên giới Nga. Hiện tại, giải pháp cho vấn đề này phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ; nhưng rõ ràng, Ankara không quan tâm đến việc tạo thêm căng thẳng ở biên giới của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với mối quan hệ hiện tại giữa Nga và NATO, tình hình có thể gây mất ổn định đối với an ninh gần biên giới Nga. Hiện tại, giải pháp cho vấn đề này phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ; nhưng rõ ràng, Ankara không quan tâm đến việc tạo thêm căng thẳng ở biên giới của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.

GALLERY MỚI NHẤT