UBND TP HCM tạm áp dụng giá đất hiện hành để tính thuế

UBND TP HCM chấp thuận việc sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 như đã thực hiện trước ngày 1/8/2024 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8/2024.

Lãnh đạo UBND TP HCM vừa có văn bản số 5635 về giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trên địa bàn.
Theo đó, trong thời gian TP HCM chưa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 quy định về bảng giá đất TP HCM năm 2020-2024, UBND TP HCM chấp thuận việc sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 như đã thực hiện trước ngày 1/8/2024 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8/2024. Việc này thực hiện cho đến khi ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020.
UBND TP HCM tam ap dung gia dat hien hanh de tinh thue
Lãnh đạo UBND TP HCM có văn bản số 5635 về giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trên địa bàn. 
Lãnh đạo UBND TP HCM giao Cục Thuế Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, khẩn trương, phối hợp với Sở TN&MT, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện giải quyết các hồ sơ đất đai tồn đọng phát sinh từ ngày 1/8 theo quy định pháp luật tính thu nghĩa vụ tài chính, thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản và các khoản thu từ đất).
Theo thống kê của cơ quan thuế, từ ngày 1/8 đến ngày 30/8, cơ quan thuế tiếp nhận 8.893 hồ sơ đất đai, trong đó nhiều nhất là hồ sơ đăng bộ (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế) có phát sinh nghĩa vụ tài chính (4.711 hồ sơ). Ngoài ra, có 2.229 hồ sơ đăng bộ không phát sinh nghĩa vụ tài chính; 1.669 hồ sơ cấp giấy chứng nhận và 284 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất.
Cục Thuế TP HCM đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị, tờ trình đến UBND TP HCM để sớm có hướng giải quyết việc ách tắc lượng lớn hồ sơ đất đai.
Như vậy với quyết định của UBND TP HCM tháo gỡ như trên đã giúp người dân và các cơ quan thẩm quyền giải quyết vướng mắc, tồn đọng trong giải quyết hồ sơ thời gian qua. 

TP HCM: Điều chỉnh hệ số K để lập phương án bồi thường, tái định cư

(Kiến Thức) - Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP HCM về hệ số điều chỉnh giá đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lấy ý kiến người dân có đất thu hồi năm 2021.

Theo đó, đất phi nông nghiệp, đối với đất ở vị trí 1: đất có vị trí mặt tiền đường áp dụng đối với các thửa đất, khu đất có ít nhất một mặt giáp với đường được quy định trong bảng giá đất. Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) tại quận Bình Thạnh là 4; quận 1, 3, 5, 6, 7 có hệ số K=4,5; quận 11 có hệ số K=5; quận 4, 8, Tân Bình, Phú Nhuận có hệ số K=5,5;

Quận 10 có hệ số K= 6; quận Bình Tân, huyện Bình Chánh có hệ số K=6,5; TP Thủ Đức, quận Tân Phú có hệ số K=7,5; huyện Nhà Bè có hệ số K=8; quận Gò Vấp có hệ số K=8,5; huyện Cần Giờ có hệ số K=9; huyện Hóc Môn có hệ số K=11; quận 12 có hệ số K=12; huyện Củ Chi có hệ số K=13.

TPHCM: Giá đất sắp điều chỉnh tăng vẫn thấp hơn thị trường

Giá đất cao nhất tại TPHCM là 810 triệu đồng/m2 trên 3 tuyến đường đắc địa thành phố là Đồng Khởi, Lê Lợi và Nguyễn Huệ. So với mức giá áp dụng từ tháng 1/2024 khi có hệ số điều chỉnh 2,5 lần.

Liên quan đến dự thảo quyết định điều chỉnh bảng giá đất năm 2020 vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM lấy ý kiến và nếu được thông qua sẽ áp dụng từ ngày 1/8 đến hết năm nay, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có những kiến nghị. 

Theo ông Châu, giá đất dự kiến điều chỉnh tăng phổ biến từ 10 - 20 lần so với bảng giá đất hiện hành. Trong đó, 1 quận và 4 huyện có mức tăng trên 30 lần tại cùng một vị trí. Cá biệt có một số vị trí đất tại huyện Hóc Môn tăng đến 51 lần so với giá hiện hành. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.