Uẩn ức khiến người đàn bà hóa điên trong căn biệt thự tiền tỷ

Nhìn các con tranh giành, đánh chửi nhau chỉ vì căn nhà mặt phố, người mẹ ngã bệnh rồi qua đời trong nỗi day dứt khôn nguôi...

Uẩn ức khiến người đàn bà hóa điên trong căn biệt thự tiền tỷ
Có nhiều năm tham gia vào các vụ án dân sự, luật sư Hoàng Nguyên Hồng (SN 1942) - văn phòng luật sư Phương Đông, Đoàn luật sư TP Hà Nội từng chứng kiến không ít những cảnh anh em máu mủ phải từ mặt nhau chỉ vì tài sản của bố mẹ để lại.
Trong đó có lẽ phải nhắc đến vụ án tranh chấp một căn nhà liền kề ở TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Uan uc khien nguoi dan ba hoa dien trong can biet thu tien ty
Luật sư Hoàng Nguyên Hồng. Ảnh: Khúc Vỹ 
Ông kể: “Đây được coi là vụ án dân sự nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc. Vụ án bắt nguồn từ một bản di chúc đẫm nước mắt của người cha, kéo dài từ năm 2006 đến năm 2015 mới kết thúc”.
Theo luật sư Hồng, bố mẹ anh Trần Văn Tuấn sinh được 4 người con, anh Tuấn là con trai út, ở cùng cha mẹ. Lúc anh Tuấn chưa lấy vợ, anh mua một căn nhà mặt phố nhưng bố anh đứng tên giúp.
Khi anh Tuấn lập gia đình, hai vợ anh cùng nhau đóng góp, xây dựng, sửa sang căn nhà cấp 4 thành căn nhà 4 tầng sang trọng.
Bố anh Tuấn lúc còn khỏe mạnh, minh mẫn đã lập một bản di chúc dài 4 trang phân chia đều số tài sản cho các con. Bản di chúc đề cập đến căn nhà 4 tầng mà ông bà đang ở là của anh Tuấn, thực chất ông chỉ đứng tên hộ.
Trong bản di chúc này, ông răn dạy các con phải biết yêu thương, đùm bọc nhau, đừng vì chút của cải mà anh em mất đoàn kết.
"Khi tôi cầm trên tay bản di chúc này, tôi đã phải bật khóc, bản di chúc vừa là ý nguyện chia tài sản công bằng, vừa là những lời rút ruột rút gan của người cha dành cho các con của mình", luật sư Hồng nói.
Bản công chứng được bố anh Tuấn lập theo đúng trình tự pháp luật, đưa ra chính quyền xác nhận, có người làm chứng. Nhưng không ai ngờ rằng, bản di chúc sau đó đã trở thành nguồn cơn dẫn đến trận chiến giành tài sản kéo dài 10 năm của các con ông.
Năm 2006, bố anh Tuấn về Quảng Ngãi thăm quê không may đột tử rồi qua đời. Để tang bố được 49 ngày, người chị dâu lấy cớ đón mẹ lên nhà chơi cho khuây khỏa rồi nịnh mẹ ở lại nhà mình. Người mẹ nghe bùi tai nên đồng ý ở lại.
Theo luật sư Hồng, vợ chồng người anh trai cả rất giàu có. Tuy nhiên vì nảy sinh lòng tham với căn nhà mặt phố 4 tầng, nên vợ chồng người anh cả tìm cách chiếm đoạt.
Thực chất cô con dâu đón mẹ lên nhà không phải để phụng dưỡng mà mục đích để thao túng, bắt mẹ chồng kí vào đơn kiện. Vợ chồng người anh cả còn lôi kéo cả hai người em gái tham gia vào vụ kiện này.
Trong thời gian này, anh Tuấn bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án vì bị mẹ anh khởi kiện đòi căn nhà bị chiếm. Người được ủy quyền theo kiện là chị dâu anh.
Choáng váng, không rõ sự tình ra sao, vì trước tới nay, bố mẹ vẫn ở cùng vợ chồng anh, không phàn nàn điều gì. Căn nhà anh mua, xây dựng để bố anh đứng tên mẹ anh đều biết.
Nghĩ đằng sau đơn kiện này có uẩn khúc, anh Tuấn lên nhà vợ chồng người anh cả tìm mẹ nói chuyện nhưng bị chị dâu không cho tiếp xúc với mẹ. Lần nào anh lên nhà gặp mẹ chị dâu cũng bảo mẹ đi vắng.
Phút chốc, anh Tuấn vừa chịu nỗi đau mất người cha yêu quý vừa lâm vào cảnh anh em kiện tụng vì tranh giành tài sản của bố mẹ. Đau đớn nhất là anh và mẹ dù chỉ cách nhau chiếc cổng sắt lạnh lùng nhưng hàng năm trời không được gặp mặt.
Dẫu nhớ mẹ nhưng anh Tuấn đành lực bất tòng tâm trước sự ngăn cản quyết liệt của vợ chồng anh cả. Ba năm sau, khi anh Tuấn lên nhà làm ầm ĩ thì vợ chồng người anh cả mới cho anh và mẹ gặp nhau.
Mỗi lần gặp họ chỉ cho anh gặp 20 phút dưới sự giám sát của chị dâu, rồi lấy cớ mẹ mệt nên đuổi anh Tuấn về. Căn nhà 4 tầng bị tòa án niêm phong. Anh Tuấn và vợ ôm con ra ngoài thuê nhà ở.
Vụ án kéo dài gần chục năm trời. Trải qua 2 lần xét xử sơ thẩm, 2 lần phúc thẩm, và 2 lần giám đốc thẩm nhưng đều không giải quyết dứt điểm.
Trong thời gian bị con dâu “giam lỏng” ở căn biệt thự của gia đình, một lần mẹ anh Hùng nhân cơ hội không có ai ở nhà đã trốn ra ngoài lên thẳng Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu được khai lại.
Trong bản lời khai này, mẹ anh Hùng phản ánh việc không có tự do, bị cách ly với họ hàng, con cháu. Có lần bà còn bị ép buộc điểm chỉ. Tuy nhiên người chị dâu tìm mọi cách dàn xếp nên sự việc không được làm sáng tỏ.
Người chị dâu này còn tạo ra các chứng cứ giả, chứng minh việc chị ta xây nhà, góp tiền mua đất với bố mẹ chồng.
Chứng kiến các con khúc ruột trên, khúc ruột dưới chỉ vì tài sản mà xảy ra tranh giành khốc liệt, người mẹ đau lòng ngã bệnh. Có lúc bà còn hóa điên, gào thét, đập phá mọi thứ. Nhưng vì phục vụ cho mục đích của mình nên cô con dâu không đưa mẹ đi bệnh viện điều trị.
Thương mẹ, anh Tuấn từng có ý định nhường căn nhà đó cho anh chị nhưng họ hàng và những người tham gia làm chứng bản di chúc này đã ngăn lại. Vì gần chục năm thành kẻ bị kiện, không nhà không cửa, anh Tuấn và vợ gần như kiệt quệ về kinh tế.
Mãi đến năm 2015, khi người mẹ hấp hối, anh Tuấn mới được gặp lại mẹ. Lần sinh ly tử biệt này, người mẹ trăng trối rằng rất ân hận đã nghe theo vợ chồng con cả đẩy vợ chồng anh Tuấn vào cảnh bi đát.
Bà kể rõ việc con dâu không cho về, ép bà điểm chỉ vào đơn trong đêm. Trước khi mất bà nói bà rất day dứt rồi qua đời…
Sau khi mẹ mất người chị dâu bất ngờ gọi anh Tuấn lên họp gia đình và tuyên bố trả lại nhà cho em chồng và cam kết không kiện tụng nữa. Sau đó tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án.
Luật sư Hồng cho biết, do trước đây người chị dâu đều lấy danh nghĩa của mẹ để kiện em đòi tài sản. Mẹ mất rồi, người chị dâu không còn cớ để kiện nữa nên đành phải trả nhà.
Về phần anh Tuấn, sau khi hoàn thành tủ tục sang tên nhà, anh đã bàn với vợ đi rút hết số tiền anh chị tiết kiệm đưa cho anh trai, chị gái mỗi người một ít tiền để thể hiện tình cảm.
Trước cư xử đầy nhân văn của người em, anh chị của anh Tuấn rất ân hận, đã làm mâm cơm mời họ hàng đến dự và công khai xin lỗi em trai mình...
"Dù đã kết thúc, nhưng đây là vụ án để lại nhiều day dứt trong cuộc đời làm luật sư của tôi", vị luật sư 75 tuổi chia sẻ.
(*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)

Chọn mặc gì khi chụp ảnh gia đình

(Kiến Thức) - Chụp một tấm ảnh toàn thể gia đình là điều nên làm nhưng nên chọn trang phục chụp ảnh gia đình nào để nhiều năm sau nhìn tấm ảnh vẫn đẹp mà không quá lỗi thời.

Chọn mặc gì khi chụp ảnh gia đình
Chon mac gi khi chup anh gia dinh

Không cần thiết phải mặc đồng phục khi chụp ảnh gia đình. Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất mà nhiều gia đình mắc phải khi chọn trang phục chụp ảnh gia đình. Vì vậy, kêu gọi tất cả mọi người ăn mặc giống nhau không phải là một ý hay. Hãy mặc các màu sắc và họa tiết khác nhau để tấm ảnh trở nên sinh động. Cũng không cần thiết phải “tôi mặc màu đỏ rồi, nên người đứng cạnh tôi nên mặc màu cam, cạnh đó sẽ là màu vàng...” vì mọi người muốn nhìn vào một tấm ảnh đẹp chứ không phải nhìn vào cầu vồng 7 sắc. 

10 bức ảnh gia đình chạm vào trái tim người xem

(Kiến Thức) - Những bức ảnh gia đình đặc biệt sau đây thực sự chạm vào trái tim người xem. Đó là khoảnh khắc đáng nhớ nhất đời người.

10 bức ảnh gia đình chạm vào trái tim người xem
10 buc anh gia dinh cham vao trai tim nguoi xem
 Một số đứa trẻ sinh ra nhớ mặt ông bà, một số thì không. Do đó, qua các bức ảnh gia đình đặc biệt sau, những thành viên sẽ ghi dấu ấn đến muôn đời sau.
10 buc anh gia dinh cham vao trai tim nguoi xem-Hinh-2
Bốn đời của một gia đình trong một bức ảnh. 

Loạt ảnh khiến bạn bật cười trong ngày Quốc tế hạnh phúc

Nhân ngày Quốc tế hạnh phúc, hãy nhìn những bức ảnh dưới đây để nở một nụ cười, an nhiên và thoải mái nhất.

Loạt ảnh khiến bạn bật cười trong ngày Quốc tế hạnh phúc
Loat anh khien ban bat cuoi trong ngay Quoc te hanh phuc
Mỗi người mang một nỗi niềm riêng trong chiếc bụng bự... 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.