U mê đa cấp, 9x táng tận lương tâm lừa bố mẹ

Sau bao ngày lẩn trốn gia đình, hết tiền, nghịch tử lại tìm về nhà lừa dối bố mẹ thêm lần nữa để có tiền quay lại "Vương quốc đa cấp" hòng mong đổi đời.

U mê đa cấp, 9x táng tận lương tâm lừa bố mẹ
Ông Trung (mặc áo đen) trao đổi với phóng viên VTC News.
 Ông Trung (mặc áo đen) trao đổi với phóng viên VTC News.
Hơn 3 ngày tìm con ở quê lúa Thái Bình đã ngốn của ông Trung 1,2 triệu đồng dù ông chi tiêu hết sức dè sẻn. Lo cho con một phần, ông Trung lại “phát sốt” vì phần tiền lãi phải lo trả hàng tháng chưa biết phải xoay xở thế nào.

Ở quê ông, ngoài đồng ruộng, muốn có thêm thu nhập thì phải chờ cuối năm, con lợn, con gà lớn bán đi mới có tiền. Nuôi con vất vả tới ngày chúng trưởng thành, những tưởng sẽ được nhờ cậy con, không ngờ giờ đây ông còn phải lo thêm các khoản nợ do cậu con dại dột để lại.

“Tôi đã phải cắm nhà vay cho nó 18 – 19 triệu đồng. Cộng thêm 2 triệu đồng mới vay ra Thái Bình tìm nó về, mỗi tháng tôi phải trả 200.000 đồng tiền lãi. Thân già, làm phu hồ mỗi ngày người ta trả có 110.000 đồng – 120.000 đồng thôi.

Tính ra hai vợ chồng ăn tiêu còn chẳng đủ chứ đừng nói gì trả lãi. Chưa kể công việc không phải lúc nào cũng đều, có những tháng ngồi treo”, ông Trung rớm nước mắt trải lòng.

Cuộc điện thoại “định mệnh”

Rời quê lúa, để lại giấy triệu tập Nguyễn Công Lộc – con trai ông - cho chính quyền địa phương, ông Trung trở về Nghệ An với tia hy vọng nhờ sự vào cuộc của VTC News để tìm con mình.

Tối 29/8, không lâu sau khi đặt chân tới mảnh đất quê hương, ông Trung nhấc máy gọi điện cho chúng tôi theo số được cung cấp để kể về hoàn cảnh của mình. Ngay khi nhận được những chia sẻ của lão nông khắc khổ này, phóng viên VTC News đã liên hệ với Đại tá Trần Xuân Tuyết, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình dù lúc đó đêm đã về khuya.

Thấu hiểu nỗi thống khổ của người nông dân nghèo, đồng cảm với tâm trạng của những người làm cha, làm mẹ, ý thức được tầm quan trọng của sự việc và trách nhiệm của lực lượng công an, đặc biệt vai trò của một vị tướng trong trường hợp này, ông Tuyết đã nhận lời “rẽ biển người” tìm con cho ông Trung.

Ngay trong đêm, ông Tuyết đã chỉ đạo công an thành phố, công an huyện Vũ Thư – những nơi được xem là địa bàn “nóng” của học viên Lô Hội rà soát lại danh bạ quản lý cư trú trên địa bàn để tìm nơi cư trú của Nguyễn Công Lộc.

Sau này, có lẽ sẽ rất khó bắt gặp những hình ảnh như thế này của học viên Lô Hội ở Thái Bình
 Sau này, có lẽ sẽ rất khó bắt gặp những hình ảnh như thế này của học viên Lô Hội ở Thái Bình 

Song song với đó, vị tướng này đã yêu cầu các lực lượng kiểm tra đột xuất các cơ sở cho thuê lưu trú phòng trường hợp cháu Lộc chưa đăng kí tạm trú ở đây cùng với rất nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nữa mà ông Tuyết không thể chia sẻ rộng rãi.

Sau này, có lẽ sẽ rất khó bắt gặp những hình ảnh như thế này của học viên Lô Hội ở Thái Bình

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu ngành công an tại Thái Bình, nhất cử nhất động của Lộc đều nằm trong tầm kiểm soát của lực lượng công an ở địa phương.

Ông Tuyết cũng liên tục thông tin tới phóng viên VTC News về tình hình cuộc tìm kiếm này.

Thế nhưng, ông Trung trong lúc bấn loạn tìm con đã không nhớ mình gửi lại giấy triệu tập Lộc ở cơ quan nào tại Thái Bình vì vậy, việc tạm giữ Lộc trở nên khó khăn vì theo luật, công an Thái Bình không có lý do để tạm giữ Lộc, chờ ngày gia đình ra đón cháu về.

Về phần mình, ông Trung quá túng quẫn tới mức chẳng xoay đủ tiền để ra Thái Bình đón con về ngay. Vả lại, nếu có từ Nghệ An ra Thái Bình, ông Trung cũng phải tốn ít nhất 1 ngày đi đường trong khi Lộc không chịu ở yên một chỗ.

Như một “chiến binh tinh nhuệ”, biết mình đang trong tầm kiểm soát, Lộc vội vã rời Thái Bình sang Hải Dương.

Lộc thừa hiểu là khi không có lệnh truy nã hay lệnh triệu tập trong tay, lực lượng công an địa phương không thể tạm giữ mình, chưa kể Lộc đang ở một địa bàn khác – tỉnh Hải Dương – nơi chưa ai nhận được lời thỉnh cầu thảm thiết của cha cậu.

Tuy nhiên, ở Hải Dương cũng chỉ 1 – 2 ngày, sợ có sự phối hợp giữa lực lượng công an các tỉnh, Lộc lại trốn lên Mỹ Đình (Hà Nội).

Trong suốt hành trình trốn cha mẹ của cậu bé này, lực lượng trinh sát của Thái Bình vẫn luôn cử người theo dõi nhất cử nhất động của Lộc để có thể sớm hoàn thành tâm nguyện của người cha già bất hạnh – ông Trung.

Khi đó, phóng viên VTC News đã gọi điện tìm hiểu, ông Trung cho hay, Lộc ra đó thì chắc chắn là ở với người anh họ của mình bởi cậu lần đầu xa nhà, chẳng có nhiều bạn bè, người quen, thế nhưng ông chẳng đủ tiền để theo cậu con lang bạt nên đành phó mặc cho số phận.

Bất ngờ vào sáng ngày 8/9, Lộc trở về nhà mà không báo trước khi không còn đồng xu dính túi.

Lộc kể, đã hết tiền tiêu do bố mẹ cắt viện trợ từ ngày mất liên lạc. Ra Hà Nội tính vay anh họ, nhưng người anh này quả quyết nếu Lộc vay đi học hành tử tế thì cho còn tiếp tục theo Lô Hội thì không.

Sau một hồi thuyết phục bất thành, Lộc đành xin anh mình 200.000 đồng để có tiền bắt xe về quê. Và đúng như mong đợi, Lộc về quê thật. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó....

Tận cùng nỗi đau

Khung cảnh lớp học trị giá hơn 2 tỷ đồng của học viên Lô Hội ngày xưa ấy.
 Khung cảnh lớp học trị giá hơn 2 tỷ đồng của học viên Lô Hội ngày xưa ấy.

Kể từ ngày Lộc về, dù rất giận con, nhưng với quan điểm “con dại, cái mang”, vợ chồng ông Trung không nỡ mắng chửi, đánh đập gì. Hàng xóm biết chuyện cũng kéo đến nhà động viên, khuyên nhủ Lộc từ bỏ ước mơ hão huyền “ngồi mát ăn bát vàng” và nên học một nghề nào đó để mưu sinh.

Chia sẻ với phóng viên VTC News, ông Trung cho hay: “Tôi bàn với con, sẽ đồng ý tiếp tục cho Lộc ra Hà Nội học lắp ráp thang máy như anh họ nó. Dù lương không cao, nhưng miễn là em nó chịu làm ăn chân chính là tôi mừng rồi, sau này có thể yên tâm nhắm mắt xuôi tay.

Thế nhưng, nó không nghe. Nhất định đòi ra Hải Phòng làm việc ở một công ty bánh kẹo gì đó, tuy nhiên trước sự kiên quyết của vợ chồng tôi, nó đồng ý ra Hà Nội.

Tin tưởng con giờ đã khác, tôi lại chạy vạy bán đồ trong nhà, gom góp cho cháu được 300.000 đồng để cháu có kinh phí đi lại”.

Những tưởng Lộc đã hiểu chuyện và từ đây tu chí làm ăn, phụ bố mẹ trả nợ. Trớ trêu thay, Lộc vẫn ôm tư tưởng: “Đời bố mẹ như thế này là khổ lắm rồi, con không muốn sống khổ như bố mẹ” và kiên quyết tìm tới Lô Hội với giấc mộng đổi đời.

“Ra Hà Nội được một ngày, nó không ở đó với anh họ mà rời đi luôn. Chắc nó lại quay lại Lô Hội ở Thái Bình rồi...”, ông Trung nghẹn giọng.

Cuộc trò chuyện đứt quãng một lúc do ông Trung thấy nghẹn đắng nơi cổ họng rồi không cầm được nước mắt. Sự bất lực của người làm cha thật không ngôn từ nào tả xiết.

Lau vội nước mắt, ông Trung nói: “Giờ tôi chẳng biết phải làm thế nào cả. Trong nhà chẳng còn tiền để ăn, trả nợ, làm gì có tiền đi tìm con?! Vả lại, giả sử có tìm được cháu đi chăng nữa liệu thân già này có lôi được nó về không?

Nó hơn 18 tuổi rồi, đang ở độ tuổi bẻ gãy sừng trâu mà giờ nhốt nó vào kể cũng khó. Để nó lông bông như thế thì phí hoài tuổi trẻ. Rồi sau này tôi khuất núi, ai sẽ lo cho cuộc đời nó? Xã hội giờ thì phức tạp, nhiều cám dỗ...”.

Rời căn nhà tuềnh toàng của cặp vợ chồng già sắp mất sức lao động, chúng tôi vẫn bị ám ảnh bởi những giọt nước mắt cùng những trăn trở của họ: Lấy tiền đâu để trả nợ và cháu Lộc rồi sẽ bị dòng đời xô đẩy về đâu?

Tổng giám đốc MB24 mới học hết lớp 10

Tổng giám đốc MB24 mới học hết lớp 10

Lãnh đạo MB24 có người mới chỉ học hết lớp 9,10 nhưng đã liên kết lại lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng, khiến hàng nghìn người điêu đứng.

Theo hồ sơ điều tra của Công an TP Hà Nội, bị can Ngô Văn Huy (39 tuổi, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo Mua bán trực tuyến MB24) - người đại diện pháp luật của MB24 theo giấy đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp, xuất thân từ một gia đình làm nghề nông tại Lạng Giang, Bắc Giang. Năm 1989, học hết lớp 10, Huy ở nhà làm ruộng.

Đầu những năm 1990, Huy vào Đắk Lắk làm thuê kiếm sống. Vài năm sau, Huy vào TP HCM kiếm sống với công việc kinh doanh hàng may mặc. Năm 2003, Huy quay ra Hà Nội và bắt đầu tham gia vào con đường kinh doanh đa cấp tại Công ty Thiên Ngọc Minh Uy (trụ sở tại Cầu Diễn, Huyện Từ Liêm).

Năm 2009, thấy công ty làm ăn không có hiệu quả, Huy chuyển sang Công ty Tâm mặt trời (EMT) có phương thức kinh doanh gần giống với MB24. Tại đây, Huy kết thân với hai hội viên Nguyễn Tuấn Minh và Lê Văn Cường.

Từ trái qua: Ngô Văn Huy; Nguyễn Mạnh Hà; Lê Văn Cường
Từ trái qua: Ngô Văn Huy; Nguyễn Mạnh Hà; Lê Văn Cường

Cựu bộ đội Trường Sa tước mã tấu, bắt côn đồ

(Kiến Thức) - Dù bị chém vào mạng sườn phải nhưng anh Hùng đã kịp khóa tay, thu một mã tấu, khóa cửa nhà lại và cấp báo công an phường.

Cựu bộ đội Trường Sa tước mã tấu, bắt côn đồ
Khoảng hơn 20h tối 22/9, hai đối tượng còn rất trẻ, đi trên chiếc xe máy đến nhà số 5/7 Tô Hiến Thành, phường Tân Lập, thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), một đối tượng đã xông vào nhà chém anh Phạm Việt Hùng (45 tuổi).
Với thân hình to khỏe, đã chống đỡ quyết liệt, dù bị chém vào mạng sườn phải nhưng anh Hùng đã kịp khóa tay, thu một mã tấu, khóa cửa nhà lại và cấp báo công an phường. Rất nhanh, công an phường Tân Lập và dân phòng kịp thời có mặt, phối hợp với gia đình bắt và đưa tên tội phạm, kèm chiếc xe máy và một mã tấu đưa về trụ sở công an phường.

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Có đề tài… “xếp ngăn kéo”

(Kiến Thức) - “Bản thân khoa học cũng đã có những loại đề tài làm ra để xếp ngăn kéo cho đến khi trình độ phát triển xã hội đạt mức có thể ứng dụng”.

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Có đề tài… “xếp ngăn kéo”
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân. Trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” tối 22/9, liên quan đến cơ chế sử dụng, đầu tư của các quỹ hỗ trợ phát triển khoa học-công nghệ (KHCN).
Quỹ Đổi mới công nghệ hỗ trợ nhiều chương trình lớn

Tin mới