Giá bitcoin tăng giảm liên tục. Ảnh: Reuters. |
Sự thật khó tin về công nghệ đông xác chờ hồi sinh
Rất nhiều “bệnh nhân” của các cơ sở đông xác chờ hồi sinh chỉ chọn giữ đông nguyên phần đầu sau khi chết, vì sao vậy?
Ca sỹ nổi danh thế giới Britney Spears được cho là tham gia dịch vụ đông xác chờ hồi sinh. |
Giấc mơ bất tử hão huyền
Mỗi người tham gia dịch vụ đông xác sau khi chết đều xuất phát từ mong muốn được hồi sinh trong tương lai. Tuy nhiên, mỗi người lại chờ đợi một viễn cảnh khác nhau. Chẳng hạn, với vợ chồng ông Helmer Sandberg, người Barbardos thì đó là ước mong vợ chồng được tiếp tục sống cùng nhau. Năm 1994, ông Helmer Sandberg qua đời và được gia đình đăng ký dịch vụ ướp đông thi thể. Quá buồn trước tin này, bà Marta, vợ ông cũng quyết định đăng ký dịch vụ đông xác sau khi mất. Bà cho biết mục đích của mình: “Tôi vẫn còn nhớ và yêu Helmer. Chúng tôi đã ở bên nhau 20 năm rồi. Tôi luôn mong một ngày nào đó được tỉnh dậy cùng lúc với ông Helmer”.
Năm 2014, nhà phát triển đồng tiền Bitcoin, Hal Finney cũng được làm đông xác sau 5 năm chiến đấu với bệnh teo cơ xơ cứng một bên (ALS). Ông Finney đăng ký trữ đông toàn thân nên hiện thi thể ông được bảo quản trong một bể cao 3m, chứa 450l ni tơ lỏng. Trước khi mất, ông từng chia sẻ về mục đích tham gia dịch vụ đông xác chờ hồi sinh của mình: “Phải mất bao nhiêu năm mới có được người có khối kiến thức và kinh nghiệm như tôi. Tôi trữ đông phần não mình là ích lợi cho thế giới”. Còn theo một nguồn tin, ca sỹ Britney Spears cũng đã đăng ký dịch vụ đông xác cơ thể sau khi chết. Cô từng chia sẻ về lý do cô chọn dịch vụ này: “Nếu bạn không chơi xổ số, sao bạn biết mình là người trúng thưởng. Và không tham gia dịch vụ này, nhỡ đâu bạn mất cơ hội khám phá thế giới lần hai”.
Trào lưu đông xác chờ hồi sinh đang lan rộng khắp thế giới, song phần đông mọi người chỉ muốn trữ đông phần đầu. Trong số gần 1.000 người đăng ký dịch vụ đông xác chờ hồi sinh trên thế giới, có tới quá nửa chỉ chọn cách giữ đông nguyên phần đầu. Sở dĩ có điều này là bởi lẽ, giữ đông nguyên phần đầu khách hàng sẽ giảm được khá nhiều chi phí. Nếu phí dịch vụ đông xác toàn thân là
200.000 USD thì phí cho dịch vụ giữ đông phần đầu chỉ là 80.000 USD. Nhưng lý do quan trọng hơn, người ta chọn cách giữ đông nguyên phần đầu còn là bởi niềm tin rằng trong phá thế giới mới.
Chuyên gia của đại học Oxford, Stuart Armstrong là một điển hình. Ông chỉ chịu ướp đông nguyên phần đầu vì niềm tin rằng y học trong tương lai sẽ tiến bộ đến mức có thể giúp ông chỉ sống bằng đầu mà thôi. Nhờ vào các máy vi tính được kết nối với cái đầu rời lăn lóc của mình, ông có thể thỏa thê trò chuyện cùng con cháu và khám phá thế giới.
Viễn cảnh tăm tối
Trong khi hàng ngàn người háo hức bỏ ra cả một khoản tiền lớn chờ tới ngày nằm trong thùng lạnh, giới khoa học vẫn đầy nghi hoặc vào khả năng hồi sinh của các xác chết. Dù các nhà khoa học đã bước đầu thành công trong việc làm lạnh một người sống đến mức độ gần như là chết, khi hầu như mọi sự trao đổi chất đều ngưng lại, sau đó làm hồi tỉnh họ thành công. Nhưng đông lạnh và hồi sinh một người đã chết từ hàng chục, hàng trăm năm lại là chuyện hoàn toàn khác. Theo y khoa hiện đại, việc hồi sinh xác chết là hoàn toàn không khả thi.
Theo lý giải của những chuyên gia hóa sinh và các bác sỹ uy tín trên thế giới, từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực bảo quản nội tạng cho thấy mỗi cơ quan ở cơ thể con người cần phải làm lạnh ở một tốc độ khác nhau, bằng các hỗn hợp chất đông, độ đậm đặc của chất đông khác nhau. Vì thế nên khi làm đông toàn bộ bộ, nơi mà mỗi neuron có thể có tới 10.000 điểm kết nối (một bộ não có chừng 100 tỉ neuron) đặc biệt dễ hư tổn khi đông lạnh và rã đông.
Theo BBC, Max More, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Trung tâm kéo dài sự sống Alcor, thẳng thắn thừa nhận rằng chẳng có sự đảm bảo nào cho việc hồi sinh một xác chết. "Chúng tôi không biết chắc, có thể tồn tại rất nhiều sai sót. Các hội viên của Alcor có thể phải chờ 50 hoặc 100 năm đến lúc y khoa tiến bộ đủ để hồi sinh họ. Và đó cũng chỉ là một ước tính vu vơ. Thực sự là không thể nào xác định được. Chúng tôi còn chưa biết sẽ dùng công nghệ nào để sửa chữa các hư tổn (trên các thi thể)", ông Max More cho biết.
Làm sao để người chết đi sống lại, làm sao phục hồi các hư tổn của xác chết, của bệnh tật, của tuổi già quả thực cho đến nay vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp. Và việc tin rằng khoa học tương lai có thể giải quyết được câu hỏi này thực sự cũng chỉ giống như một trò chơi may rủi mà thôi.