Câu chuyện về nông nghiệp công nghệ cao đang được các đại gia làm nông nghiệp khai thác triệt để.
Theo Zing News
Ba điểm nghẽn lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn vốn và áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất. Doanh nghiệp dù được đánh giá cao và có nhiều chính sách thu hút, nhưng để tham gia thành công khối này cần có cái nhìn đúng đắn về nông nghiệp.
Rủi ro bủa vây
Câu chuyện về nông nghiệp công nghệ cao đang được các đại gia làm nông nghiệp khai thác triệt để. Từ chuyện trồng cao su, mía, cọ dầu, nuôi bò của HAGL cho tới quy trình sản xuất rau sach khép kín của Vingroup, hay những dự án đang triển khai của Hòa Phát, Gemadept, Thành Thành Công... Nhưng không phải ai cũng chấp nhận được rủi ro luôn tiềm ẩn trong lĩnh vực đặc thù như nông nghiệp. Để hiểu tường tận cần phải chấp nhận rủi ro để đi cùng nó.
Nhiều doanh nghiệp rút ra được bài học khi đầu tư vào cao su theo trào lưu.
Thực tế, sản phẩm nông nghiệp luôn có sự biến động rất mạnh về giá cả, do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như đầu cơ, thiên tai, dịch bệnh… Chính vì vậy, mà đầu tư nông nghiệp dù dễ tham gia, nhưng chưa bao giờ là cuộc chơi dễ dàng. Lượng tính thị trường có quy mô tầm 40 tỷ USD nhưng lĩnh vực này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà tỷ lệ sinh lời lại thấp.
Thực tế, tăng trưởng của nông nghiệp luôn đứng chót bảng so với các ngành khác, thường chỉ ở mức 3-4%. Thậm chí ở một số mảng như thức ăn cho cá, “đại gia” C.P Việt Nam cũng từng thua lỗ và chấp nhận rút lui.
Không chỉ vấn đề giá, mà khó khăn còn đến từ quy mô diện tích đất đai ở Việt Nam hiện manh mún, khó triển khai các dự án lớn về nông nghiệp. Theo ông Phạm Quốc Doanh, Phó trưởng ban chuyên trách Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương, doanh nghiệp rất khó tìm được quỹ đất 100-1.000 ha. Nếu tìm được, họ phải chi trả ít nhất 2 lần tiền (tiền cho nông dân và tiền thuế) thì mới có đất.
"Ở Việt Nam gom được 10 - 20 ha đất là rất khó khăn. Làm nông nghiệp công nghệ cao điều quan trọng vẫn là quỹ đất lớn để đầu tư bài bản. Để có được điều này này phải chấp nhận đầu tư ngoài biên giới", lãnh đạo HAGL chia sẻ thêm.
Ai thực sự hiểu nông nghiệp?
Chỉ vấn đề xoay quanh cây cao su đã thấy sự bi hài của chuyện đầu tư nông nghiệp theo trào lưu. Sau khi HAGL có những tuyên bố hùng hồn về cây cao su, rất nhiều doanh nghiệp cũng đầu tư theo, vì thấy hợp lý. Dẫu vậy, khi được hỏi về chiến lược đầu tư vào cây cao su, ông Dương Văn Minh, Tổng giám đốc Gemadept, nửa đùa nửa thật bảo rằng, cứ làm theo bầu Đức là được. Kết quả là đến nay Gemadept đã rút khỏi cao su với một bài học lớn.
Trong khi đó Quốc Cường Gia Lai cũng đầu tư hàng trăm ha cao su, nhưng đến nay vẫn không dám khai thác vì giá đã xuống rất thấp, dù hàng năm vẫn mất tiền chăm sóc và duy trì.
Việc đầu tư vào nông nghiệp khác hoàn toàn với đầu tư tài chính. Nhiều doanh nghiệp vốn mạnh, quản trị tốt, đầu tư tài chính hiệu quả chưa hẳn đã thành công với nông nghiệp.
Điển hình là trường hợp Tập đoàn Hòa Phát, tên tuổi này đã nhiều lần dấn thân vào lĩnh vực mới, từ thiết bị xây dựng, thép, nội thất, điện lạnh đến bất động sản... Riêng về nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, dù đã nghiên cứu nhiều năm trước, nhưng khi bắt tay vào làm thì Hòa Phát cũng phải chịu nhiều áp lực. Hậu quả là, kết thúc quý I/2016, các mảng kinh doanh của Hòa Phát đều khả quan, duy chỉ có mảng nông nghiệp báo lỗ gần 14 tỷ đồng.
Theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, doanh nghiệp cần phải có những phép tính phù hợp khi đầu tư vào nông nghiệp. Với một quốc gia có tính tương đối để phát triển nông nghiệp như Việt Nam thì phải lựa chọn đúng sản phẩm đầu tư, lựa chọn đúng vùng miền để canh tác mới mong có hiệu quả.
“Rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đang lấy hình mẫu công nghệ của Israel vào thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, Israel khí hậu khắc nghiệt, chúng ta không nên đem công nghệ Israel vào áp dụng cho những vùng đất đai trù phú ở Bình Dương, Đồng Nai hay TP HCM... Nếu làm thì hãy đem ra những vùng diện tích rộng nhưng có khí hậu tương đồng, đúng như điều kiện tự nhiên của Israel với nắng gió và thiếu nước. Đem công nghệ cao vào nơi đất chật là không hợp, coi như là bỏ đi rồi”, ông Hiển cho hay.
Ngoài ra, cần phải hiểu rõ về tính chất thị trường của từng loại sản phẩm, như đầu tư phát triển nông sản sạch thì phân phối quan trọng hơn sản phẩm. Cụ thể, đối với nông sản nguyên liệu thì phải đi vào quy mô lớn, hợp lý, vì nguyên liệu phải đấu với giá thành, nên không đòi hỏi chất lượng đặc biệt chỉ cần đạt tiêu chuẩn là đáp ứng được. Chất lượng đặc biệt chỉ cần cho những sản phẩm thực phẩm và nông sản cơ bản, vì nó là ngắn ngày và tương tác trực tiếp với người tiêu dùng.
Sau khi rút khỏi ngành tài chính tập trung vào nông nghiệp, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công chia sẻ: “Đầu tư nông nghiệp cần phải có thời gian chứ không phải làm theo kiểu mì ăn liền như chứng khoán, bất động sản… Cần phải có quá trình đầu tư, có diện tích đất, tính toán đầy đủ các điều kiện như thổ nhưỡng, thời tiết… chứ không phải kiểu ra chợ mua về bán. Đầu tư vào lĩnh vực gì cũng khó, nhưng với nông nghiệp cần phải hiểu nó và quan trọng là chấp nhận rủi ro mới đi dường dài được”.
Mời quý độc giả xem video Top 10 tỷ phú giàu nhất 2015 (nguồn Youtube):
20.000 đồng một đôi dép cao su hình bàn chân người
Những đôi dép cao su đặc biệt này được làm từ cao su nung chảy, có hình bàn chân, đang được chuộng trên thị trường với mức giá chỉ 20.000 đồng.
Mới bán những đôi dép cao su hình bàn chân chưa đầy 2 tháng, chị Thu (Cầu Giấy, Hà Nội) đã thu được nhiều đơn đặt hàng lớn. Chị cho biết, loại dép này được sản xuất từ cao su non do chính anh họ chị tự đúc theo khuôn giống hình bàn chân, màu da.
Mỗi đôi dép cao su đặc biệt này có giá bán lẻ 20.000 đồng. Loại này cũng không thấm nước nên đi trong nhà rất ấm vào mùa đông. Thấy dép bán chạy, có nhiều người mua buôn nên chị Thu nhập về mỗi lần 300 - 400 đôi để bán lẻ và đổ buôn, thường hết hàng chỉ trong 2 tuần. Hiện đơn đặt hàng lên đến 70 đôi mà vẫn chưa có dép để bán, vì xưởng sản xuất không cung ứng kịp.
Hoảng hồn đại gia bỏ 15 triệu mua bao cao su siêu đắt
(Kiến Thức) - Chiếc bao cao su làm từ ruột cừu cách đây 200 năm đã được bán với giá 460 bảng Anh (tương đương 15 triệu đồng) cho người mua giấu tên ở Amsterdam.
Trong phiên bán đấu giá trực tuyến gần đây được tổ chức trên trang Catawiki, một chiếc bao cao su đắt đỏ 200 tuổi làm từ ruột cừu được bán cho người mua giấu tên ở Amsterdam sau khi người này trả giá cao nhất – 460 bảng Anh (tương đương 15 triệu đồng).
Chiếc bao cao su đắt đỏ trị giá 15 triệu đồng.
Chiếc bao cao su đặc biệt này được làm bằng ruột cừu từ khoảng thế kỉ 18 – 19. Nó được tìm thấy ở Pháp và có chiều dài 19cm, trong khi đa phần những chiếc bao cao su cùng thời chỉ dài 15cm.
Những trái cây nhập ngoại đắt đỏ gây sốt thị trường tiêu dùng Việt
(Kiến Thức) - Những loại trái cây nhập ngoại như mận Mỹ, táo dại Hàn Quốc, dưa lê thần tài Trung Quốc... đã gây sốt trên thị trường tiêu dùng Việt.
Thời gian gần đây, mận Mỹ, một trong những trái cây nhập ngoại đang được giới nhà giàu Việt ưa chuộng đặt mua về mỗi ngày dù giá của chúng đắt gấp 5-8 lần mận tam hoa đặc sản của Việt Nam.
Trong khi các đại gia địa ốc Hong Kong lao đao vì biểu tình, tỷ phú Lý Gia Thành - người giàu nhất thành phố với tài sản 27,4 tỷ USD - không phải lo lắng quá nhiều.
Sau vụ ly hôn ồn ào với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo chia sẻ hình ảnh đời thường nhiều hơn trước, nhan sắc thăng hạng và chăm tham gia các công tác thiện nguyện.
Vừa hoạt động nghệ thuật, vừa kinh doanh, ca sĩ Ngọc Sơn tích lũy được khối tài sản đáng kể với nhà 1.000 tỷ, siêu xe hạng sang... khiến ai nấy đều trầm trồ.
(Kiến Thức) - Trước khi sống trong căn biệt phủ lộng lẫy như chốn bồng lai tiên cảnh, tỷ phú Jack Ma cùng vợ từng sống trong căn chung cư cũ, đơn giản ở Hàng Châu (Trung Quốc).
(Kiến Thức) - Không chỉ được biết đến với vai trò ca sĩ được mệnh danh là "nữ hoàng phòng trà", Đinh Hiền Anh - vợ Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải - còn là doanh nhân thành đạt.
(Kiến Thức) - Có bố là doanh nhân, bệnh nhân thứ 17 Covid-19 Nguyễn Hồng Nhung thường xuyên đi du lịch nước ngoài, ăn chơi và gặp những người nổi tiếng.
(Kiến Thức) - Nghệ sĩ Giang Còi sở hữu một cơ ngơi rộng lớn tại ngoại thành Hà Nội. Tại đây, anh tự trồng rau, cây ăn quả, nuôi gà, thả cá như một nông dân thứ thiệt.
"Đại gia kim cương" Chu Đăng Khoa được cho là sở hữu khối tài sản khổng lồ với biệt thự tại Hà Nội và hơn 31,65% cổ phần tại CTCP Tập đoàn Thiên Minh Đức.
Khách sạn Trump International Las Vegas mang đến trải nghiệm sang trọng với mức giá thấp hơn so với các khu nghỉ dưỡng sang trọng khác trong thành phố.
Vị đại gia gây sốt với màn "thưởng nóng" tiền đạo Xuân Son sau trận thắng của tuyển Việt Nam trước Singapore là bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn - chủ thương hiệu thẩm mỹ có tiếng ở Hà Nội.
Triệu Vy từng sở hữu trang trại nho đắt giá với tổng diện tích lên tới 7 ha tại Pháp. Nữ diễn viên từng trực tiếp tham gia thu hoạch nho cùng nhân công.
Độ Mixi là một trong những “đại gia” trong làng streamer với nguồn thu nhập khủng từ kênh YouTube hơn 7 triệu người theo dõi và nhiều dự án kinh doanh khác.