Theo PGS.TS Nguyễn Đức Anh, tỷ lệ trẻ em cận thị, loạn thị do học online tăng cao. |
PGS.TS Nguyễn Đức Anh - Trưởng khoa Tật khúc xạ, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, cho biết trong thời gian học online, Bệnh viện ghi nhận tỉ lệ cận thị, loạn thị gia tăng và tăng độ khúc xạ đối với các bệnh nhân đã mắc tật khúc xạ.
Trong thời gian này trẻ em phải dành nhiều thời gian hơn để học trực truyến trên các thiết bị điện tử và ít có thời gian hoạt động ngoài trời. Việc nhìn chằm chằm vào màn hình suốt nhiều giờ, trong ngày khiến nguy cơ cận thị tăng cao. Lúc không học, trẻ cũng không thể ra ngoài chơi. Điều này khiến nhiều trẻ lại chọn cách giải trí bằng cách điện thoại, máy tính bảng hay laptop, nguy cơ mắc tật khúc xạ... càng tăng.
Để giảm thiểu nguy cơ mắc tật khúc xạ cũng như kiểm soát sự tiến triển của các tật khúc xạ, PGS Anh khuyến cáo nên cho trẻ học online bằng máy tính, thiết bị có ánh sáng tốt, không dùng điện thoại hay iPad… Trẻ nên học 30 - 45 phút phải cho trẻ nghỉ mắt và dạy trẻ nhìn xa để mắt nghỉ ngơi.
Ngoài ra, bố mẹ có thể cho con sử dụng kính lọc ánh sáng xanh thông minh. Phụ huynh luôn nhắc nhở con về tư thế, không nên để trẻ nằm hay nằm nghiêng khi học bài, xem phim hay sử dụng điện thoại.
PGS, TS Nguyễn Đức Anh khuyến cáo, khi thấy trẻ các các dấu hiệu lác mắt, sụp mi, xem tivi gần, nháy mắt liên tục, nhức, mỏi mắt, khó nhìn xa hoặc nheo mắt khi nhìn xa thì nên đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt để có thể can thiệp bằng đeo kính hoặc phẫu thuật.
Tại lễ khai trương Trung tâm kính mắt Evergreen của Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, các bác sĩ giới thiệu quy trình khám khúc xạ của Trung tâm.
+ Với trẻ dưới 15 tuổi lần đầu đi khám mắt, những người dưới 30 tuổi lần đầu cấp kính, đã có kính nhưng đeo quá số (kết quả khúc xạ khách quan và chủ quan khác nhau), người khám sẽ thực hiện nhỏ thuốc liệt điều tiết Cyclogyl 1% tại chỗ, tra 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút. Bệnh nhân sẽ ngồi đợi hơn 1 tiếng để kiểm tra khúc xạ sau liệt.
+ Với trẻ em có viễn loạn bẩm sinh, bệnh nhân có lác, rối loạn điều tiết, tăng độ cận thị nhanh thì người khám sẽ kê Atropin 0.5% cho bệnh nhân về nhà tra 5 ngày (mỗi ngày 1 giọt). Sau 5 ngày bệnh nhân đến khám lại và kiểm tra khúc xạ sau liệt.