Tỷ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 của Việt Nam vượt mức mục tiêu WHO đề ra

Tính đến ngày 24/12/2021, tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19 là 79% và tỷ lệ bao phủ đủ vắc xin liều cơ bản là 66% tổng dân số Việt Nam.

Tỷ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 của Việt Nam vượt mức mục tiêu WHO đề ra
Ngày 27/12, Bộ Y tế phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức lễ mít tinh bằng hình thức trực tuyến, kết nối 63 tỉnh, thành phố trong cả nước hưởng ứng Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh (27/12) với chủ đề "Tăng cường quản lý nhóm nguy cơ".
Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, tính đến ngày 24/12/2021, cả nước đã tiêm được hơn 144 triệu liều vắc xin trong tổng số hơn 166 triệu liều vắc xin đã phân bổ. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin là 79% và tỷ lệ bao phủ đủ vắc xin liều cơ bản là 66% tổng dân số Việt Nam.
Tỷ lệ này đã vượt mức mục tiêu mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra đến hết năm 2021: 40% dân số của mỗi quốc gia được tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Ty le bao phu vac xin COVID-19 cua Viet Nam vuot muc muc tieu WHO de ra
Đến ngày 24/12/2021, tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin là 79% và tỷ lệ bao phủ đủ vắc xin liều cơ bản là 66% tổng dân số Việt Nam. 
Đối với nhóm người từ 18 tuổi trở lên, tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vắc xin là 98% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 86%. Từ tháng 11/2021, các tỉnh, thành phố đã bắt đầu triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Với tiến độ tiêm chủng hiện nay, đến hết tháng 12/2021, toàn quốc sẽ đảm bảo bao phủ mũi 1 cho dân số từ 18 tuổi trở lên và cơ bản bao phủ mũi 2 (khoảng 90%) đồng thời cũng sẽ bao phủ cơ bản đủ liều cơ bản cho trẻ em từ 12 tuổi theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Cũng tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ thống ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với sự bùng phát bệnh truyền nhiễm.
“Ngay từ đầu dịch, Việt Nam đã tích cực triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 với chiến lược "Chủ động ngăn chặn - phát hiện sớm - cách ly kịp thời - khoanh vùng gọn - dập dịch triệt để - điều trị hiệu quả"; các hoạt động giám sát, xét nghiệm, truy vết, điều tra, xử lý ổ dịch, điều trị bệnh nhân đã được triển khai hiệu quả với nhiều hình thức linh hoạt phù hợp với diễn biến dịch”, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Đặc biệt, Việt Nam đã thực hiện tiếp cận các nguồn vắc xin phòng COVID-19 từ sớm qua nhiều phương thức khác nhau như tham gia Chương trình COVAX Facility, đàm phán song phương với các nhà sản xuất, ngoại giao vắc xin với các tổ chức quốc tế và chính phủ nhiều nước.
Trước những diễn biến còn phức tạp của dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị các đơn vị tuyệt đối không lơ là, chủ quan, bám sát tình hình, sớm phát hiện các chủng mới xâm nhập vào Việt Nam; tăng cường biện pháp giám sát, truy vết, điều tra, xử lý ổ dịch. Người dân tiếp tục nâng cao tinh thần chủ động phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Đồng thời, quản lý chặt chẽ nhóm nguy cơ cao trên địa bàn, tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê tất cả những người thuộc nhóm nguy cơ cao, tổ chức tiêm vét vắc xin, thực hiện tiêm lưu động ngay tại nhà, bảo đảm không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao theo dõi sức khỏe, xử trí và điều trị ngay khi phát hiện.
Bộ Y tế đề nghị đến ngày 31/12/2021 phải hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên; hoàn thành tiêm mũi 2 cho trẻ 12-18 tuổi trong tháng 1/2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý I năm 2022.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kêu gọi toàn bộ người dân đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hãy đi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng.

Chi tiết 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vắc-xin vừa ký kết

Chiều 27/7, TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, hiện có 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến vắc-xin COVID-19 với Nga, Mỹ, Nhật đã được ký kết.

Chi tiết 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vắc-xin vừa ký kết
Chi tiet 3 hop dong chuyen giao cong nghe vac-xin vua ky ket
Dây chuyền gia công và đóng ống vắc-xin COVID-19 Sputnik-V tại Việt Nam do Vabiotech thực hiện Ảnh: Long Phạm 
Theo đó, Vabiotech cùng Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Công ty Shionogi Nhật Bản, đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin COVID-19. Công nghệ vắc-xin được chuyển giao là Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein, tức công nghệ sản xuất vắc-xin tái tổ hợp. Hiện các bên đã ký thỏa thuận bảo mật để tiếp cận hồ sơ vắc-xin và công nghệ.

Vắc xin Sinopharm và những điều quan trọng bạn cần biết

 WHO đã đánh giá kỹ lưỡng dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vắc xin Sinopharm và đã khuyến nghị sử dụng vắc xin này cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Vắc xin Sinopharm và những điều quan trọng bạn cần biết
Vac xin Sinopharm va nhung dieu quan trong ban can biet
 Ngày 7/5, vắc xin phòng ngừa COVID-19 Sinopharm đã được nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO phê duyệt, đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 78.2%. 

Hiệu quả của 2 loại vắc xin Moderna và Pfizer sẽ suy giảm sau bao lâu

Vắc xin là phương pháp tối ưu hàng đầu để đẩy lùi Covid-19 hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc hiệu quả của vắc xin sẽ suy giảm trong bao lâu.

Hiệu quả của 2 loại vắc xin Moderna và Pfizer sẽ suy giảm sau bao lâu

Cho đến nay, khoảng 221 triệu liều vắc xin Pfizer đã được phân phối tại Mỹ, so với khoảng 150 triệu liều vắc xin Moderna. Trong nhiều nghiên cứu được công bố vài tuần qua, vắc xin Moderna có vẻ chống lại Covid-19 hiệu quả hơn vắc xin Pfizer sau khi chủng ngừa.

Theo đó, hiệu quả bảo vệ của cả 2 vắc xin Pfizer, Moderna trước nCoV suy giảm đáng kể sau vài tháng, tính từ thời điểm 2 tuần sau khi tiêm mũi thứ 2.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.