Tỷ bệnh nguy hiểm "rình rập" khi bạn tái sử dụng dầu ăn

Nhằm mục đích tiết kiệm, nhiều gia đình, nhất là các quán ăn nhà hàng thường dùng lại dầu ăn đã qua sử dụng để chiên rán nhiều món ăn khác nhau. Đây là một việc làm rất có hại cho sức khỏe.

Tỷ bệnh nguy hiểm "rình rập" khi bạn tái sử dụng dầu ăn

Dầu ăn là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng lớn nhất cho cơ thể: 9 kcal/g so với 4 kcal/g do các chất đạm, đường, bột cung cấp. Ngoài ra, chúng còn là dung môi của các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K. Dầu ăn cũng là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu, giúp cơ thể tăng trưởng, da dẻ mịn màng, ít viêm nhiễm và hoàn thiện chức năng sinh sản của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những tác hại có thể gặp đối với sức khỏe khi tái sử dụng dầu ăn:

Ngộ độc thực phẩm

Khi dầu đã qua sử dụng không được lọc và bảo quản đúng cách, các mảng thức ăn còn sót lại trong dầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Clostridium botulium, gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tăng cholesterol LDL

Thực phẩm được nấu bằng dầu ăn đã qua sử dụng có thể làm tăng mức cholesterol “xấu” (LDL) trong máu. Mức cholesterol LDL cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ…

Tăng tiết dịch acid dạ dày

Ăn dầu ăn chiên đi chiên lại có thể gây cảm giác nóng rát trong dạ dày và cổ họng. Đây là biểu hiện của tăng tiết dịch acid dạ dày. Lúc này bạn nên tránh đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… để giúp giảm tiết dịch acid dạ dày gây trào ngược.

Ung thư

Việc đun sôi dầu ăn nhiều lần có thể làm thay đổi thành phần của dầu, giải phóng acrolein – một hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư. Tái sử dụng dầu ăn cũng có thể làm tăng sinh gốc tự do trong cơ thể, gây viêm – căn nguyên của hầu hết các bệnh mạn tính nguy hiểm, bao gồm: Ung thư, béo phì và đái tháo đường.

Làm tăng huyết áp

Độ ẩm có trong thực phẩm, oxy trong khí quyển, nhiệt độ cao tạo ra các phản ứng như thủy phân, oxy hóa và phản ứng trùng hợp. Những phản ứng thay đổi các thành phần hóa học của dầu chiên được sử dụng, giải phóng axit béo tự do, và các gốc tự sản xuất monoglycerides, diglycerides và triglycerides. Chúng được xếp vào nhóm các hợp chất phân cực. Độc tính của các hợp chất này hình thành sau khi chiên nhiều lần có thể gây lắng đọng lipid, ứng kích oxy hóa, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,….

Thải ra các chất độc hại, tạo mùi hôi

Dầu được đun nóng đến nhiệt độ cao sẽ giải phóng khói độc. Khói tỏa ra ngay cả trước khi đạt đến điểm khói nhưng sẽ tăng đột ngột khi nhiệt độ vượt quá điểm khói.

Mỗi lần dầu được làm nóng, các phân tử chất béo của nó sẽ bị phân hủy một chút. Điều này khiến nó đạt đến điểm khói và tỏa ra mùi hôi, nhanh chóng hơn mỗi khi sử dụng. Khi điều này xảy ra, các chất có hại cho sức khỏe sẽ được thải ra ngoài không khí và vào thức ăn đang được nấu chín.

Ty benh nguy hiem

Cách tái sử dụng dầu ăn an toàn

Nếu bạn muốn bảo quản dầu ăn, trước tiên hãy để dầu nguội, sau đó lọc tất cả các hạt hoặc cặn thức ăn ra khỏi dầu và bảo quản nó trong bình chứa không khí kín. Nếu bạn không lọc các cặn rất có thể dầu ăn của bạn sẽ bị ôi và hỏng.

Đóng thật chặt nắp chai, bảo quản ở tủ có cửa đóng kín để hạn chế ánh sáng lọt vào khiến dầu nhanh hỏng và bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát và tiêu thụ trong vòng một tháng. Bạn dùng giấy bạc bọc toàn bộ chai thủy tinh lại cho kín. Giấy bạc có tác dụng giảm thiểu ánh sáng chiếu trực tiếp vào dầu nên dầu sẽ bảo quản được lâu.

Không nên trộn chung nhiều loại dầu với nhau khi muốn tái sử dụng. Không nên đem đông lạnh dầu.

Tốt nhất, nên tránh dùng dầu ăn đã qua sử dụng nhiều lần. Nếu muốn giữ dầu lại sau khi chiên, xào... phải biết được thời điểm giải phóng khói độc của dầu mà tránh.

Mỗi loại dầu có một đặc tính khác nhau, từ trạng thái dinh dưỡng đến điểm bốc khói (skome point). Đây là nhiệt độ dầu bắt đầu bị biến chất, giải phóng các các gốc tự do có hại cho sức khỏe. Như dầu hướng dương ở 246 độ C, dầu đậu nành là 241 độ C, Canala 238 độ C, oliu 190 độ C. Nên chú ý và loại bỏ dầu ăn khi đã đạt đến điểm giải phóng khói độc.

 

Mẹo luộc rau đảm bảo rau ngon lại xanh

Rau củ luộc tưởng như là cách chế biến đơn giản nhất, nhưng nếu biết những mẹo này, rau củ sau khi luộc sẽ ngon hơn.

Mẹo luộc rau đảm bảo rau ngon lại xanh
Nhiều người cứ nghĩ luộc rau chỉ cần cho muối là ngon rồi, nhưng nếu không có mẹo thì món rau luộc sẽ không bao giờ được ngon và xanh.
Thêm dầu ăn vào nước luộc

“Quán quân” hạ mỡ máu, ăn mỗi ngày cholesterol giảm mạnh

Một nghiên cứu cho thấy, việc ăn kiều mạch giúp giảm huyết áp và cải thiện chỉ số lipid máu, bao gồm cả giảm cholesterol xấu LDL và tăng mức cholesterol tốt HDL.

“Quán quân” hạ mỡ máu, ăn mỗi ngày cholesterol giảm mạnh
Những năm gần đây, đời sống được nâng cao, nhiều căn bệnh mãn tính xuất hiện, trong đó phổ biến hơn cả là chứng tăng cholesterol máu.

Muốn trái tim và bộ não khỏe mạnh, tránh xa 4 loại thức ăn này

Bác sĩ Klodas chia sẻ 4 loại thực phẩm dẫn tới mức cholesterol cao và lựa chọn của cô để giữ cho trái tim khỏe mạnh.

Muốn trái tim và bộ não khỏe mạnh, tránh xa 4 loại thức ăn này

Theo CNBC, TS Elizabeth Klodas là bác sĩ tim mạch, được đào tạo tại Mayo Clinic và Johns Hopkin. Bác sĩ Klodas đã xuất bản hàng chục bài báo khoa học trong suốt sự nghiệp của mình. Dưới đây là chia sẻ của cô về cholesterol và sức khỏe tim mạch:

Bạn muốn duy trì một trái tim và bộ não khỏe mạnh? Hãy theo dõi sát chỉ số cholesterol.

Cholesterol là phần chất béo thiết yếu với cơ thể, được tạo ra từ gan hoặc hấp thu từ thức ăn. Cholesterol có 2 loại là LDL (xấu) và HDL (tốt). Khi cholesterol LDL tăng cao tích tụ trong động mạch sẽ tạo thành mảng bám, ngăn cản lưu lượng máu đến não. Tình trạng này có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Các mức cholesterol tối ưu khác nhau tùy theo từng người. Bởi vậy, việc kiểm tra định kỳ sức khỏe rất cần thiết.

Là một bác sĩ tim mạch điều trị cho bệnh nhân bị cholesterol cao, tôi luôn cố gắng sử dụng chế độ ăn kiêng thay cho thuốc. Dưới đây là bốn loại thực phẩm dẫn tới cholesterol xấu cao và những gì tôi ăn để giữ cho trái tim khỏe mạnh.

Thịt đỏ

Muon trai tim va bo nao khoe manh, tranh xa 4 loai thuc an nay

Thịt đỏ có nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa không ít chất béo bão hòa, không tốt cho cơ thể. Ảnh: Insider

Thịt đỏ bao gồm tất cả các dạng thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê, dê… có nhiều chất dinh dưỡng như protein, kẽm, sắt và vitamin B12. Tuy nhiên, thịt đỏ cũng chứa lượng lớn chất béo bão hòa làm tăng cholesterol xấu.

Nếu bạn không muốn cắt bỏ hoàn toàn thịt đỏ, hãy ăn một lượng nhỏ thịt nạc, một lần một tuần.

Tuy nhiên, thịt gia cầm cũng chứa chất béo bão hòa, vì vậy tránh thịt đỏ không đồng nghĩa bạn nên ăn nhiều thịt gà.

Thay vào đó, bạn nên nghĩ đến cá và động vật có vỏ. Một số lựa chọn protein nạc ngon miệng là cá thịt trắng như cá rô phi, cá bơn, cá tuyết và cá vược.

Món chiên rán

Thực phẩm chiên thường làm tăng lượng calo vì chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa cùng cholesterol sản sinh trong quá trình chiên rán.

Bạn nên nướng khoai tây, cải xoăn hoặc bông cải xanh khi bạn thèm ăn món gì giòn. Bạn có thể đầu tư vào một nồi chiên không dầu, sử dụng ít chất béo hơn nhiều.

Thịt chế biến

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các loại thịt chế biến như thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích, bò khô… chứa chất gây ung thư. Thực phẩm này cũng chứa nhiều natri và chất béo bão hòa.

Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tiêu thụ thịt chế biến và các bệnh mạn tính khác nhau như tăng huyết áp, ung thư đại tràng, bệnh tim mạch, phổi tắc nghẽn…

Lời khuyên duy nhất là bạn cắt giảm các loại thịt chế biến sẵn, chỉ sử dụng trong những dịp hạn chế.

Bánh được nướng

Bánh quy, bánh ngọt được sản xuất hàng loạt thường chứa nhiều calo, ít chất dinh dưỡng và chứa một lượng lớn đường, chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa như bơ và mỡ). Tất cả những yếu tố này là thủ phạm lớn của cholesterol cao.

Nếu bạn vẫn muốn ăn đồ ngọt, hãy tự nướng tại nhà để kiểm soát thành phần không tốt cho sức khỏe như đường, bơ, mỡ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.