Tuyệt sắc giai nhân nào khiến bậc quân vương bỏ quên triều chính?

Sau thời thịnh trị Khai Nguyên, Đường Huyền Tông sa vào tửu sắc và hoang dâm, sủng ái Dương Quý Phi quá mức nên đã giao toàn quyền triều chính cho tể tướng để hưởng lạc cùng nàng trong cung cấm.

Tuyệt sắc giai nhân nào khiến bậc quân vương bỏ quên triều chính?
Dương Quý Phi (719 - 756), tên thật Dương Ngọc Hoàn, tự Thái Chân, sinh ra ở Tứ Xuyên. Nàng được xếp trong hàng “Tứ đại mỹ nhân” của nước Trung Hoa xưa.
Sau thời thịnh trị Khai Nguyên, vua Đường Huyền Tông cao tuổi, sa vào hưởng lạc, không còn nhiệt tình với chính sự, lại thích theo đuổi thuật trường sinh bất lão. Huyền Tông giao toàn quyền triều chính cho tể tướng Lý Lâm Phủ để hưởng lạc cùng Dương Quý phi trong cung cấm.

8 hồng nhan gây họa nổi tiếng Trung Quốc

(Kiến Thức) - Dù trực tiếp hay gián tiếp, những người đàn bà này chính là những hồng nhan gây họa cho sự sụp đổ của một triều đại trong lịch sử TQ. 

8 hồng nhan gây họa nổi tiếng Trung Quốc
8 hong nhan gay hoa noi tieng Trung Quoc
Muội Hỉ - triều Hạ. Truyền thuyết kể rằng nàng là phi tử của thiên tử cuối cùng triều Hạ. Sau khi lấy vua Kiệt, hưởng thụ xa xỉ, suốt ngày chìm đắm trong ca múa khỏa thân, rượu thịt tràn lan. Tương truyền, nàng thích nghe tiếng “xé vải” nên vua Kiệt đã hạ lệnh hàng ngày phải tiến cung 100 súc vải lụa để xé mua vui, đổi lấy tiếng cười của nàng. Cũng vì hoàng đế mải mê chìm đắm trong tửu sắc, bỏ bê triều chính, nên muôn dân sống cảnh lầm than, ai oán thấu tận thanh thiên. Cuối cùng, vua Kiệt đã bị bộ lạc Thương tiêu diệt. 
8 hong nhan gay hoa noi tieng Trung Quoc-Hinh-2
Đát Kỉ - triều Thương: Tương truyền nàng là một mỹ nhân bò cạp, là mối họa lớn về tội dâm dục lưu danh thiên cổ. Nghe nói nàng cũng không khác gì Muội Hỉ, đều là mỹ nhân đệ nhất thiên hạ. Khi vào cung được Trụ vương vô cùng sủng ái nên suốt ngày chỉ chìm đắm trong hưởng lạc mà quên mất giang sơn và cuối cùng thiên hạ bị diệt vong. 

Bí mật mỹ nhân có nhan sắc quyến rũ hơn Điêu Thuyền

(Kiến Thức) - Nhắc đến mỹ nhân thời Tam Quốc, mọi người thường nhớ đến Điêu Thuyền. Nhưng trên thực tế, Chân Thị  mới là mỹ nhân có nhan sắc, tài năng vẹn toàn.

Bí mật mỹ nhân có nhan sắc quyến rũ hơn Điêu Thuyền
Bi mat my nhan co nhan sac quyen ru hon Dieu Thuyen
Nhắc đến mỹ nhân thời Tam Quốc, đa phần mọi người chỉ biết đến Điêu Thuyền. Nhưng trên thực tế, ngoài Điêu Thuyền còn có Nhị Kiều và một mỹ nhân khác vô cùng nổi tiếng, tài năng vẹn toàn tên là Chân Thị. Đây mới chính là mỹ nhân có nhan sắc quyến rũ, mê hoặc nhất thời Tam Quốc. Ảnh minh họa chân dung Điêu Thuyền.
Bi mat my nhan co nhan sac quyen ru hon Dieu Thuyen-Hinh-2
Tuy nhiên, trong ba người này, chỉ có Điêu Thuyền được xếp vào tứ đại mỹ nhân cổ đại của Trung Quốc, điều này cho thấy nhan sắc của Điêu Thuyền trội hơn hai người còn lại. Nhưng chỉ căn cứ vào nhan sắc bề ngoài mà nói Điêu Thuyền chính là Tam Quốc đệ nhất mỹ nhân thì hơi quá lời. Ảnh minh họa chân dung Điêu Thuyền.
Bi mat my nhan co nhan sac quyen ru hon Dieu Thuyen-Hinh-3
Thứ nhất, trong tứ đại mỹ nhân, Dương Quý phi, Tây Thi và Vương Chiêu Quân đều có danh phận rõ ràng và đều là người được các quân vương sủng ái nhất mực. Chỉ có duy nhất Điêu Thuyền thì ở với Đổng Trác hay Lã Bố cũng chỉ là mối quan hệ sống chung, chứ không hề có danh phận. Hai người đàn ông của đời nàng cũng không làm nên đế nghiệp, mà chỉ là những phàm phu tục tử đầy dã tâm. Nếu nói rằng, đàn ông chính là thước đo giá trị của phụ nữ, thì ngoài nhan sắc và tài năng của bản thân người phụ nữ đó, người đàn ông bên cạnh họ cũng vô cùng quan trọng. Điều này đối với Điêu Thuyền đã là một điểm trừ. Ảnh minh họa chân dung Điêu Thuyền.
Bi mat my nhan co nhan sac quyen ru hon Dieu Thuyen-Hinh-4
Thứ hai, vẻ đẹp của Điêu Thuyền chỉ là nhan sắc bề ngoài cộng thêm chút tài ca kỹ, nhưng vì Đổng Trác và Lã Bố đều là những người thô tục nên cũng chỉ cần có thế là đủ tạo ra cuộc tranh cướp khiến mất mạng. Hơn nữa, nếu nói Điêu Thuyền đẹp cũng chỉ là hư cấu chứ không có được bằng chứng xác thực của lịch sử để có thể đối chứng khảo sát. Ảnh minh họa chân dung Điêu Thuyền.
Bi mat my nhan co nhan sac quyen ru hon Dieu Thuyen-Hinh-5
Chính vì thế, nếu xét về mọi mặt thì thời Tam Quốc mỹ nhân tên Chân Thị mới chính là đệ nhất mỹ nhân. Nhan sắc và tài năng của nàng đã làm điêu đứng nhiều trái tim đa tình những anh hùng hào kiệt và văn nhân nổi tiếng trên văn đàn thời đấy giờ, trong đó có Viên Hy con trai thứ của Viên Thiệu, Tào Tháo và hai con trai là Tào Phi và Tào Thực. Ảnh minh họa chân dung Chân Thị.
Bi mat my nhan co nhan sac quyen ru hon Dieu Thuyen-Hinh-6
Chân Thị sinh năm 182 sau công nguyên, tức năm thứ 5 Linh Đế Quang Hòa (nay thuộc Chính Định, Hà Bắc). Cha nàng tên Chân Dật, từng làm thượng thái huyện lệnh, vì thế nàng cũng xuất thân dòng dõi con nhà quan. Đáng tiếc năm nàng lên ba, cha nàng bệnh chết. Tuy còn bé nhưng nàng đã hiểu được nỗi đau mất cha, khiến cả nhà vô cùng kinh ngạc. Đến năm 9 tuổi, nàng tự học đọc sách và viết chữ, thông thường chỉ cần xem qua đã nhớ. Tuổi nhỏ nhưng đã lập trí làm hiền nữ, đồng thời rất hiểu đạo lý. Chính vì thế, sau này nàng có thể trở thành hoàng hậu cũng hoàn toàn không phải là việc ngẫu nhiên. Ảnh minh họa chân dung Chân Thị.
Bi mat my nhan co nhan sac quyen ru hon Dieu Thuyen-Hinh-7
Khi đến tuổi cập kê, nhan sắc và tài năng của nàng đã vang xa khắp thiên hạ. Viên Thiệu đã cưới nàng cho con trai thứ hai là Viên Hy. Viên Thiệu và Tào Tháo cũng như là Chu Du và Gia Cát Lượng, nếu không có kẻ này kẻ kia tất sẽ là thiên hạ vô địch. Nhưng đáng tiếc, cha con nhà Viên Thiệu bại dưới tay Tào Tháo. Từ đó cuộc đời Chân Thị sang một ngã rẽ khác. Ảnh minh họa chân dung Chân Thị.

Vì sao Dương Quý Phi lại mê quả vải Việt Nam đến thế?

Cùng khám phá những bí mật thú vị xoay quanh quả vải – loại quả yêu thích của Dương Quý phi.

Vì sao Dương Quý Phi lại mê quả vải Việt Nam đến thế?
Vải là loại quả đặc trưng cho mùa hè ở nước ta. Trong tiếng Hán Việt, loại quả này có tên là “lệ chi”, được trồng rất nhiều ở các tỉnh phía bắc như Hải Dương, Bắc Giang.
Vải là loại quả ưa thích của Dương Quý phi.
Vải là loại quả ưa thích của Dương Quý phi. 
Từ xa xưa, Hán Vũ Đế đã sai đem cây vải từ Giao Chỉ (tức miền Bắc nước ta hiện nay), về trồng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trên đường vận chuyển, cây vải đã chết vì lạnh. Từ đó, vua Hán đã bắt nhân dân ta hàng năm phải cống nạp “lệ chi”.
Tới thời nhà Đường, tục lệ này vẫn được duy trì. Dương Quý phi – ái thiếp của Đường Huyền Tông - một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc thích loại vải này đến nỗi người thời đó đặt tên ngoại hiệu cho vải là “phi tử tiếu” - tức nụ cười Dương Phi. Đường Huyền Tông vì cưng chiều bà nên thường xuyên bắt nhân dân phía Nam cống nạp vải về thành Trường An.
Thời Đường, các vua Đường bắt nhân dân phải cống nạp vải vào cung đình.
Thời Đường, các vua Đường bắt nhân dân phải cống nạp vải vào cung đình. 
Đường vận chuyển xa xôi, ngựa có chạy hết tốc lực cũng không đảm bảo chất lượng vải còn tươi ngon như khi mới hái. Bởi vậy, người phu chuyên chở vải phải ướp vải tươi vào mật hoặc muối, sau đó vận chuyển hỏa tốc đến các dịch trạm, tại mỗi dịch trạm lại bổ sung thêm chất ướp cho vải tươi lâu hơn.
Thời xưa, vải là một loại quả quý hiếm, chỉ vua chúa mới được ăn. Trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, quả vải được hết mực khen ngợi, đề cao: “mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết”. Tuy nhiên, người ta đang rộ lên nghi vấn xoay quanh việc liệu “lệ chi” cống Dương Quý Phi có xuất xứ từ Giao Chỉ (miền Bắc nước ta) hay từ một số tỉnh phía Nam Trung Quốc?
Cây vải 200 tuổi của cụ Hoàng Văn Cơm - Hải Dương.
Cây vải 200 tuổi của cụ Hoàng Văn Cơm - Hải Dương. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới