Tuyệt kỹ võ công điểm huyệt, tàng ảnh ở vùng đất hai vua

Đến nay, võ học Đường Lâm của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng vẫn như một mạch nguồn chảy mãi không dứt với tuyệt kỹ võ công điểm huyệt.

Huyền bí Đường Lâm
Đất Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) hiện nay vẫn còn nhiều cao thủ ẩn danh với nhiều tuyệt kỹ võ công tiếp nối nền tảng võ học cổ xưa của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng để lại. Võ học của Bố Cái Đại Vương vang danh lịch sử xưa nay, nhiều giai thoại cho rằng, võ học của vua Ngô Quyền cũng có xuất xứ từ võ học của Phùng Hưng, kế thừa và phát triển nó lên tầm cao.
Theo lý giải thì vua Ngô Quyền thuộc dòng họ ngoại của vua Phùng Hưng. Mặc dù trải qua hàng ngàn năm lịch sử với bao biến cố nhưng sức sống của dòng võ cái thế này của người Việt vẫn mạnh mẽ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, võ học Đường Lâm không hề dừng lại ở đời vua Ngô Quyền mà nhiều danh tướng đất Việt mãi sau này cũng được xem là kế thừa võ học Đường Lâm.
Tuyet ky vo cong diem huyet, tang anh o vung dat hai vua
Đền thờ Phùng Hưng trên nền đất của ngôi nhà nơi ông được sinh ra, cũng là nơi xuất xứ của võ học Đường Lâm của cụ Phùng Hạp Khanh. 
Võ học Đường Lâm có sức lan tỏa lớn trong đời sống hàng thế kỷ qua và trở thành một dòng chảy tự hào của võ học dân tộc, đóng góp lớn vào lịch sử đất nước. Với niềm đam mê tìm hiểu khám phá võ học cổ truyền, PV báo ĐS&PL đã có chuyến hành trình về đất Cam Lâm, xã Đường Lâm, để tìm hiểu sâu thêm về trung tâm võ học cổ xưa của người Việt. Nơi chúng tôi đặt chân đến là đền thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, đền thờ vua Ngô Quyền và nhiều địa danh trong truyền thuyết gắn liền với cuộc đời của hai vị anh hùng dân tộc lừng danh này.
Trong chuyến về vùng đất võ Đường Lâm, chúng tôi thực sự bất ngờ được biết đến nay dòng võ học của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và vua Ngô Quyền vẫn chưa hề mai một. Nhiều dòng họ ở làng Cam Lâm vẫn bảo lưu được nền tảng võ học của hai vị vua cái thế này. Trao đổi với các cụ cao niên trong làng về nền võ học của các ngài để lại, được biết, điểm độc đáo của võ học Đường Lâm là tính chất tàng ảnh. Nói như các cụ “nếu hỏi người làng Đường Lâm ai là cao thủ thì chắc chắn sẽ nhận được cái lắc đầu. Dân làng Đường Lâm không bao giờ khoe mình có võ”. Tuy nhiên, để chứng minh người làng mình sở hữu võ công cái thế, một cụ già đã thi triển nghệ thuật điểm huyệt cho chúng tôi xem và dặn “chỉ được xem thôi, chứ không được quay phim chụp ảnh”.
Theo như những gì chứng kiến, thì bằng những thao tác rất đơn giản, nhẹ nhàng, chỉ một cú ra tay hướng thẳng vào huyệt đạo có thể khiến đối phương bất động, thậm chí bị đoạt mạng. Cũng theo các cụ cao niên trong làng, võ học của Đường Lâm có đủ quyền thế của thập bát ban võ nghệ. Một điểm nổi trội nữa là võ Đường Lâm là võ thực chiến, nên đòn thế rất hiểm. Phái võ này không mang tính chất vẽ vời, trình diễn mà tính đối kháng rất cao. Có cụ còn quả quyết rằng: “Võ Đường Lâm đã ra đòn là sát. Hạ gục đối phương trong tích tắc”.
Pho sử sống lên tiếng về võ học
Trong chuyến hành trình tìm hiểu về trung tâm võ học độc đáo này, chúng tôi gặp ông Kiều Văn Lương (70 tuổi), người đã có trên 10 năm làm thủ từ tại đền Phùng Hưng, được cả làng nể trọng và xem là pho sử sống của làng. Ông Kiều Văn Lương cũng là một trong những người kế thừa nền tảng võ học của Đường Lâm một cách bài bản. Theo ông Lương: “Võ học của đất Đường Lâm nổi danh với hai vị vua là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và vua Ngô Quyền.
Ngoài ra, nhiều danh tướng của Việt Nam từ xưa đến nay cũng có gốc võ từ Đường Lâm. Cái gốc của võ Đường Lâm là từ võ học của cụ Phùng Hạp Khanh, cha đẻ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Ông Phùng Hạp Khanh vốn là một võ tướng, khoảng năm Nhâm Tuất (722), ông tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế) đánh lại nhà Đường.
Tuyet ky vo cong diem huyet, tang anh o vung dat hai vua-Hinh-2
Ông Kiều Văn Lương. 
Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan thất bại, ông Phùng Hạp Khanh trở về quê nhà Đường Lâm sinh sống. Tại đây, ông ôm mộng nuôi chí lớn, âm thầm dạy võ công cho con cháu và dân làng để gây dựng lực lượng về lâu dài đánh nhà Đường giành lại độc lập tự chủ cho đất nước.
Chính vì nguồn gốc của võ Đường Lâm là để đánh giặc, chuẩn bị khởi nghĩa nên võ học đề cao tính thực chiến. Như để minh chứng cho xuất xứ đặc biệt của võ học Đường Lâm, ông Kiều Văn Lương kể cho chúng tôi giai thoại về việc Phùng Hưng đánh hổ, bẻ gãy sừng trâu khi tuổi vừa 17. Theo đó, Phùng Hưng có sức khỏe và sức vóc hơn người.
Để chuẩn bị cho khởi nghĩa chống lại chế độ cai trị nhà Đường, Phùng Hưng rất muốn gây tiếng vang bằng cách đánh trâu rừng, hổ rừng để anh hùng trong thiên hạ biết đến tên tuổi của mình. Ông muốn dùng tài năng của mình để thu phục nhân tâm.
Chính vì vậy, sau khi phất cờ khởi nghĩa, nghĩa quân của Phùng Hưng nhanh chóng thu hút được sự ủng hộ của nhân dân và mau chóng trở thành cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất thời bấy giờ.
Danh bất hư truyền
Ông Kiều Văn Lương giải thích, một đặc điểm của võ Đường Lâm nữa đó là tính chất tàng ảnh. Tức, võ học của Đường Lâm là không phô trương. Người học võ luôn khiêm tốn, không khoe khoang. “Chúng tôi được ông bà, bố mẹ dạy là không được vỗ ngực khoe mình là người có võ. Vì đơn giản thiên hạ còn có nhiều người kỳ tài. Khoe ra mà kém hơn người ta thì lố.
Võ cổ truyền của Đường Lâm được truyền tụng bằng cách cha truyền con nối, lớp trước truyền cho lớp sau. Ngay cả con gái cũng được học bài bản. Vì vậy, suốt hàng nghìn năm qua cho đến tận ngày nay, Đường Lâm vẫn là vùng đất võ. Võ học vì thế mà không hề bị mai một”, ông Kiều Văn Lương nói.
Nếu đến Đường Lâm hỏi có môn phái nào hay sới vật nào thì chắc chắn không thể tìm ra. Nhưng người Đường Lâm giỏi võ từ xưa đến nay làng võ vẫn truyền tụng. Con cháu của Phùng Hưng, Ngô Quyền từ Đường Lâm đi sinh sống nhiều nơi trên đất nước và mang theo bí kíp võ học của các ngài. Do đó, nói về dòng võ học của Phùng Hưng, Ngô Quyền, không chỉ nói về võ Đường Lâm mà còn nhiều vùng đất võ khác trong cả nước đều có xuất xứ từ lò võ danh tiếng ngàn đời này.
Nhiều danh tướng xuất thân từ gốc võ Đường Lâm
Võ Đường Lâm là để bảo vệ đất nước, đánh giặc giữ nước. Nên đời nào cũng thế, con cháu họ Ngô, họ Phùng, những người sở hữu nền tảng võ học của các ngài luôn xuất thế một khi đất nước lâm nguy. Xét trong lịch sử, những người kế thừa nền tảng võ học Đường Lâm luôn có vai trò rất lớn trong sự nghiệp đánh giặc cứu nước.
Ngoài hai vị vua nổi danh thì các danh tướng như Lý Thường Kiệt ( Ngô Tuấn – dòng dõi vua Ngô Quyền), Phùng Tá Chu, danh tướng thời Trần. Phùng Phúc Kiều, danh tướng thời Lê… Ngô Từ, vị tướng khai quốc công thần nhà Hậu Lê... hay như Thượng tướng Phùng Thế Tài, người có võ công nổi tiếng đều kế thừa từ võ học Đường Lâm do cụ Phùng Hạp Khanh gây dựng.

Chiêm ngưỡng học viên cảnh sát trình diễn võ thuật

Ở trường Trung cấp CSGT, ngoài các môn võ tổng hợp, các học viên cảnh sát còn được lựa chọn các môn võ ngoài giờ như Karate, Teawondo, khí công… và đặc biệt là Vovinam.

Chiem nguong hoc vien canh sat trinh dien vo thuat
Tại lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Trường Trung cấp CSGT (đóng tại  huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) mới diễn ra, hàng trăm học viên cảnh sát đã trình diễn các màn võ thuật. 
Chiem nguong hoc vien canh sat trinh dien vo thuat-Hinh-2
Trong đó, ấn tượng nhất là các màn biểu diễn về khí công. Học viên sẽ luyện khí để đồng môn đặt một tảng đá lớn lên hai chân. Sau đó, một thanh niên to khỏe dùng bó tạ đập bể tảng đá.

Khám phá những trung tâm võ học cổ xưa của người Việt

Các trung tâm võ học xưa của người Việt lại luôn ẩn mình một cách kín đáo, có khi đó chỉ là một ngôi chùa nhỏ, một ngôi làng bình dị.

Đây là đặc điểm nổi bật nhất mà PV rút ra trong chuyến hành trình khám phá các trung tâm võ học cổ. Chính đặc điểm này lý giải cho câu hỏi tại sao suốt chiều dài lịch sử, mỗi khi đất nước lâm nguy luôn xuất hiện nhiều võ tướng tài ba, lỗi lạc xuất thân từ áo vải. Cũng qua chuyến hành trình khám phá này đã mang đến cho chúng tôi nhiều thông tin bất ngờ nhưng cũng đầy huyền bí chờ giải mã của các nhà nghiên cứu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới