Tưởng thua đau, hóa ra Tào Tháo đắc lợi nhất đại chiến Xích Bích?

Tưởng thua đau, hóa ra Tào Tháo đắc lợi nhất đại chiến Xích Bích?

Xưa nay, thiên hạ vẫn cho rằng, Tào Tháo là kẻ thảm bại nhất sau đại chiến Xích Bích. Tuy nhiên, một quan điểm mới lại cho rằng, chính họ Tào mới là kẻ ung dung hưởng lợi trong trận đánh nổi tiếng lịch sử này.

Kinh Châu vốn được xem là vùng đất "trời phú" khi có tầm quan trọng về mặt địa chính trị lẫn kinh tế thời Tam Quốc. Nơi đây, đất đai màu mỡ trù phú nhờ sự bồi đắp của dòng Trường Giang, lại thêm vị trí thuận lợi khiến giao thương luôn sầm uất, náo nhiệt. Cũng vì lẽ ấy, mảnh đất Kinh Châu trở thành "miếng mồi" béo bở khiến ba nước Ngụy, Thục, Ngô ra sức tranh giành.
Kinh Châu vốn được xem là vùng đất "trời phú" khi có tầm quan trọng về mặt địa chính trị lẫn kinh tế thời Tam Quốc. Nơi đây, đất đai màu mỡ trù phú nhờ sự bồi đắp của dòng Trường Giang, lại thêm vị trí thuận lợi khiến giao thương luôn sầm uất, náo nhiệt. Cũng vì lẽ ấy, mảnh đất Kinh Châu trở thành "miếng mồi" béo bở khiến ba nước Ngụy, Thục, Ngô ra sức tranh giành.
Năm 205, nhận lệnh Tào Tháo, dũng tướng Trương Liêu xuất binh chiếm quận Giang Hạ ở Kinh Châu và giành được thắng lợi nhất định. Nhờ vào đó, thế lực Tào Tháo được xem đã đặt nền móng ở Kinh Châu. Tới khi Lưu Biểu - nhân vật làm chủ vùng đất Kinh Châu qua đời, con Lưu Biểu vội hàng Tào rồi đem quân bỏ về Đông Ngô, họ Tào kia đã ung dung chiếm được Kinh Châu mà không tốn một chút binh lực nào.
Năm 205, nhận lệnh Tào Tháo, dũng tướng Trương Liêu xuất binh chiếm quận Giang Hạ ở Kinh Châu và giành được thắng lợi nhất định. Nhờ vào đó, thế lực Tào Tháo được xem đã đặt nền móng ở Kinh Châu. Tới khi Lưu Biểu - nhân vật làm chủ vùng đất Kinh Châu qua đời, con Lưu Biểu vội hàng Tào rồi đem quân bỏ về Đông Ngô, họ Tào kia đã ung dung chiếm được Kinh Châu mà không tốn một chút binh lực nào.
Sau khi lấy được Kinh Châu, Tào Tháo muốn mở rộng phạm vi quyền lực xuống phía Nam, "nhất cử lưỡng tiện" chiếm luôn Giang Đông, nhưng không ngờ lại trúng kế của Chu Du trong đại chiến Xích Bích khiến chiến thuyền cháy rụi, rút lui trong thảm hại.
Sau khi lấy được Kinh Châu, Tào Tháo muốn mở rộng phạm vi quyền lực xuống phía Nam, "nhất cử lưỡng tiện" chiếm luôn Giang Đông, nhưng không ngờ lại trúng kế của Chu Du trong đại chiến Xích Bích khiến chiến thuyền cháy rụi, rút lui trong thảm hại.
Vậy ai là người ung dung hưởng lợi nhất từ chính thất bại ê chề của gian hùng họ Tào trong trận đánh lớn cuối cùng thời Đông Hán?
Vậy ai là người ung dung hưởng lợi nhất từ chính thất bại ê chề của gian hùng họ Tào trong trận đánh lớn cuối cùng thời Đông Hán?
Phần lớn quan điểm đều cho rằng, người hưởng lợi đầu tiên là Tôn Quyền. Sau khi gian hùng Tào Tháo lấy được Kinh Châu, mục tiêu tấn công chính là Tôn Quyền. Bởi trước đây, Tào Tháo từng gửi thư cho họ Tôn bộc lộ rõ ý đồ này của mình.
Phần lớn quan điểm đều cho rằng, người hưởng lợi đầu tiên là Tôn Quyền. Sau khi gian hùng Tào Tháo lấy được Kinh Châu, mục tiêu tấn công chính là Tôn Quyền. Bởi trước đây, Tào Tháo từng gửi thư cho họ Tôn bộc lộ rõ ý đồ này của mình.
Cũng bởi thế mà Giang Đông chia thành hai phe: chủ chiến và chủ hàng, trong đó, phe chủ hàng chiếm đa số. Lúc bấy giờ, Lỗ Túc thưa với Tôn Quyền: "Chúng thần có thể hàng, riêng Chúa công không thể. Hàng Tào, chúng thần sẽ có chức vị, nhưng với ngài, họ Tào kia sẽ sắp xếp ra sao?"
Cũng bởi thế mà Giang Đông chia thành hai phe: chủ chiến và chủ hàng, trong đó, phe chủ hàng chiếm đa số. Lúc bấy giờ, Lỗ Túc thưa với Tôn Quyền: "Chúng thần có thể hàng, riêng Chúa công không thể. Hàng Tào, chúng thần sẽ có chức vị, nhưng với ngài, họ Tào kia sẽ sắp xếp ra sao?"
Kỳ thực, nếu Giang Đông bại trận, kết cục của Tôn Quyền là điều khó bề đoán định; nhưng nếu giành phần thắng, cơ nghiệp của họ Tôn càng thêm vững chắc. Do đó, kế hỏa công của Chu Du trong đại chiến Xích Bích chính là nước cờ “có một không hai” xoay chuyển cục diện, dồn họ Tào tới thế thảm bại. Kết cục ấy ảnh hưởng rất lớn tới Tôn Quyền. Về sau khi xưng đế, chính Tôn Quyền đã cảm khái mà nói với quần thần: "Nếu không có Công Cẩn, ta đã không có được ngày hôm nay".
Kỳ thực, nếu Giang Đông bại trận, kết cục của Tôn Quyền là điều khó bề đoán định; nhưng nếu giành phần thắng, cơ nghiệp của họ Tôn càng thêm vững chắc. Do đó, kế hỏa công của Chu Du trong đại chiến Xích Bích chính là nước cờ “có một không hai” xoay chuyển cục diện, dồn họ Tào tới thế thảm bại. Kết cục ấy ảnh hưởng rất lớn tới Tôn Quyền. Về sau khi xưng đế, chính Tôn Quyền đã cảm khái mà nói với quần thần: "Nếu không có Công Cẩn, ta đã không có được ngày hôm nay".
Cũng theo quan điểm này, người hưởng lợi thứ hai ắt là Lưu Chương. Vốn có ý hàng Tào, nhưng lãnh chúa này lại không được Tào Tháo coi trọng. Thậm chí nếu họ Tào chấp nhận Lưu Chương, không chừng cũng chỉ đối đãi như với Lưu Tông – người mà chỉ được phong cho chức Thứ sử Kinh châu "hữu danh vô thực" sau khi chịu hàng.
Cũng theo quan điểm này, người hưởng lợi thứ hai ắt là Lưu Chương. Vốn có ý hàng Tào, nhưng lãnh chúa này lại không được Tào Tháo coi trọng. Thậm chí nếu họ Tào chấp nhận Lưu Chương, không chừng cũng chỉ đối đãi như với Lưu Tông – người mà chỉ được phong cho chức Thứ sử Kinh châu "hữu danh vô thực" sau khi chịu hàng.
Trong khi đó, từ trận Xích Bích năm Kiến An thứ 13 tới năm Kiến An thứ 17 khi Lưu Bị phát binh ở Thành Đô, Lưu Chương làm "Chư hầu vương" cũng được hơn 3 năm, lợi ích thật ra không hề ít. Vậy nên việc Lưu Chương hưởng lợi từ chính thất bại của Tào Tháo trong trận Xích Bích là điều không thể phủ nhận.
Trong khi đó, từ trận Xích Bích năm Kiến An thứ 13 tới năm Kiến An thứ 17 khi Lưu Bị phát binh ở Thành Đô, Lưu Chương làm "Chư hầu vương" cũng được hơn 3 năm, lợi ích thật ra không hề ít. Vậy nên việc Lưu Chương hưởng lợi từ chính thất bại của Tào Tháo trong trận Xích Bích là điều không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, phần đông quan điểm đều cho rằng, người “thu hoạch” nhiều nhất phải kể đến Lưu Bị. Trong trận Trường Bản, Lưu Bị tháo chạy thoát thân cùng mấy chục khinh kỵ, chạy thẳng sang phía Đông hội quân với Quan Vũ ở Hạ Khẩu, mới có được hơn vạn người ngựa.
Tuy nhiên, phần đông quan điểm đều cho rằng, người “thu hoạch” nhiều nhất phải kể đến Lưu Bị. Trong trận Trường Bản, Lưu Bị tháo chạy thoát thân cùng mấy chục khinh kỵ, chạy thẳng sang phía Đông hội quân với Quan Vũ ở Hạ Khẩu, mới có được hơn vạn người ngựa.
Sau khi Tào Nhân chiếm lĩnh được Giang Lăng, Tào Tháo lại có được sự quy thuận của 4 quận Kinh Châu, Lưu Bị chỉ có thể tạm thời cắm chốt ở Giang Hạ. Lúc bấy giờ, Giang Hạ còn hơn vạn quân của Lưu Kỳ nên Lưu Bị rơi vào thế khó. Một mặt không thể điều khiển Lưu Kỳ, mặt khác lại đang chịu sự công kích của Tôn Quyền và Tào Tháo, Lưu Bị hiểu rất rõ tình thế “éo le” của mình. Vậy nên Lưu Bị trước tiên muốn tới Thương Ngô cậy nhờ Ngô Cự. Chiến thắng giòn giã trong trận Xích Bích khiến thế lực của Tào Tháo bị phân khai. Nói cách khác, nếu không có thắng lợi của trận Xích Bích, Lưu Bị không thể vững chân ở Kinh Châu.
Sau khi Tào Nhân chiếm lĩnh được Giang Lăng, Tào Tháo lại có được sự quy thuận của 4 quận Kinh Châu, Lưu Bị chỉ có thể tạm thời cắm chốt ở Giang Hạ. Lúc bấy giờ, Giang Hạ còn hơn vạn quân của Lưu Kỳ nên Lưu Bị rơi vào thế khó. Một mặt không thể điều khiển Lưu Kỳ, mặt khác lại đang chịu sự công kích của Tôn Quyền và Tào Tháo, Lưu Bị hiểu rất rõ tình thế “éo le” của mình. Vậy nên Lưu Bị trước tiên muốn tới Thương Ngô cậy nhờ Ngô Cự. Chiến thắng giòn giã trong trận Xích Bích khiến thế lực của Tào Tháo bị phân khai. Nói cách khác, nếu không có thắng lợi của trận Xích Bích, Lưu Bị không thể vững chân ở Kinh Châu.
Là vì sau khi có được Kinh Châu, Lưu Bị mới có thể xuất binh đánh chiếm Tây Xuyên, đoạt lấy Ích Châu. Đương nhiên, chiến lược "Long Trung đối sách" mà Gia Cát Lượng đề ra là nền tảng để Lưu Bị đánh chiếm lãnh thổ nhằm tạo thế chân vạc với hai thế lực chính thời bấy giờ là Tào Tháo và Tôn Quyền. Cùng lúc ấy, Đông Ngô vì thèm muốn Ích Châu mà đánh xuống Giang Lăng, nhưng khi Chu Du chuẩn bị xuất binh tới Tây Xuyên thì bệnh nặng mà qua đời, khiến Tôn Quyền đành phải gác lại kế hoạch xuất binh. Về sau muốn chinh phạt Tây Xuyên thì lại nhận ra vẫn còn Lưu Bị nên chỉ có nước thương lượng liên quân với nhau.
Là vì sau khi có được Kinh Châu, Lưu Bị mới có thể xuất binh đánh chiếm Tây Xuyên, đoạt lấy Ích Châu. Đương nhiên, chiến lược "Long Trung đối sách" mà Gia Cát Lượng đề ra là nền tảng để Lưu Bị đánh chiếm lãnh thổ nhằm tạo thế chân vạc với hai thế lực chính thời bấy giờ là Tào Tháo và Tôn Quyền. Cùng lúc ấy, Đông Ngô vì thèm muốn Ích Châu mà đánh xuống Giang Lăng, nhưng khi Chu Du chuẩn bị xuất binh tới Tây Xuyên thì bệnh nặng mà qua đời, khiến Tôn Quyền đành phải gác lại kế hoạch xuất binh. Về sau muốn chinh phạt Tây Xuyên thì lại nhận ra vẫn còn Lưu Bị nên chỉ có nước thương lượng liên quân với nhau.
Nhiều thuộc hạ của Lưu Bị cảm thấy chuyện này hợp lý, khiến Lưu Bị suýt nữa thì chấp thuận. Chỉ riêng Ân Quán lên tiếng phản đối, cho rằng không thể làm kẻ "đánh thuê" cho Đông Ngô. Lưu Bị nghĩ thông, bèn viện cớ nội bộ chưa sắp xếp ổn thỏa nên không thể động binh lúc này. Tôn Quyền nghe vậy cũng đành buông, bởi rốt cuộc cũng không muốn vượt mặt Lưu Bị để chinh phạt Ích Châu một mình.
Nhiều thuộc hạ của Lưu Bị cảm thấy chuyện này hợp lý, khiến Lưu Bị suýt nữa thì chấp thuận. Chỉ riêng Ân Quán lên tiếng phản đối, cho rằng không thể làm kẻ "đánh thuê" cho Đông Ngô. Lưu Bị nghĩ thông, bèn viện cớ nội bộ chưa sắp xếp ổn thỏa nên không thể động binh lúc này. Tôn Quyền nghe vậy cũng đành buông, bởi rốt cuộc cũng không muốn vượt mặt Lưu Bị để chinh phạt Ích Châu một mình.
Về sau Lưu Bị đánh chiếm Ích Châu, Tôn Quyền nổi trận lôi đình, mắng Lưu Bị là kẻ gian xảo, dám dùng quỷ kế lừa người. Kỳ thực, nếu không nhờ đại chiến Xích Bích khiến Tào Tháo phải từ bỏ lưu vực Trường Giang, Lưu Bị không dễ gì đoạt được Kinh Châu.
Về sau Lưu Bị đánh chiếm Ích Châu, Tôn Quyền nổi trận lôi đình, mắng Lưu Bị là kẻ gian xảo, dám dùng quỷ kế lừa người. Kỳ thực, nếu không nhờ đại chiến Xích Bích khiến Tào Tháo phải từ bỏ lưu vực Trường Giang, Lưu Bị không dễ gì đoạt được Kinh Châu.
Đương nhiên, trong thiên hạ, người hưởng lợi từ thất bại của Tào Tháo vẫn còn nhiều, có thể kể ra những lãnh chúa lớn nhỏ ở các vùng Tây Bắc và biên giới. Quân lực của họ Tào suy yếu, bọn họ có thể giương oai thống trị một phương được vài năm. Tuy nhiên, theo quan điểm này, nhân vật được hưởng lợi nhiều nhất vẫn là Lưu Bị. Từ kẻ ngược xuôi cậy nhờ mọi thế lực, cuối cùng chính ông ta lại thành hào kiệt xưng hùng một phương, lập ra nhà Thục Hán vang danh thời Tam Quốc.
Đương nhiên, trong thiên hạ, người hưởng lợi từ thất bại của Tào Tháo vẫn còn nhiều, có thể kể ra những lãnh chúa lớn nhỏ ở các vùng Tây Bắc và biên giới. Quân lực của họ Tào suy yếu, bọn họ có thể giương oai thống trị một phương được vài năm. Tuy nhiên, theo quan điểm này, nhân vật được hưởng lợi nhiều nhất vẫn là Lưu Bị. Từ kẻ ngược xuôi cậy nhờ mọi thế lực, cuối cùng chính ông ta lại thành hào kiệt xưng hùng một phương, lập ra nhà Thục Hán vang danh thời Tam Quốc.
Tuy nhiên, đối nghịch hoàn toàn với những quan điểm nêu trên, trang Sina đăng tải quan điểm cho rằng, tưởng thua đau khi trăm vạn quân bị quật ngã, nhưng chính Tào Tháo kia mới là kẻ hưởng lợi nhất trong đại chiến Xích Bích. Lý do thực chất là gì?
Tuy nhiên, đối nghịch hoàn toàn với những quan điểm nêu trên, trang Sina đăng tải quan điểm cho rằng, tưởng thua đau khi trăm vạn quân bị quật ngã, nhưng chính Tào Tháo kia mới là kẻ hưởng lợi nhất trong đại chiến Xích Bích. Lý do thực chất là gì?
Liên minh Tôn Quyền - Lưu Bị được hình thành lúc bấy giờ cũng là để bảo toàn cho thế lực hai bên, chống lại sự uy hiếp của Tào Tháo. Trong đại chiến Xích Bích, Tôn Quyền lẫn Lưu Bị đều vì lợi ích cá nhân của mình nên ra sức dẹp Tào. Thế nhưng, rốt cuộc Lưu Bị mới là người chiếm thế thượng phong, khiến Tôn Quyền không chịu để yên. Cũng chính kết cục của đại chiến Xích Bích đã đưa đẩy mối liên minh Tôn - Lưu trở nên rạn nứt rồi tan rã vì những tranh chấp giữa hai bên.
Liên minh Tôn Quyền - Lưu Bị được hình thành lúc bấy giờ cũng là để bảo toàn cho thế lực hai bên, chống lại sự uy hiếp của Tào Tháo. Trong đại chiến Xích Bích, Tôn Quyền lẫn Lưu Bị đều vì lợi ích cá nhân của mình nên ra sức dẹp Tào. Thế nhưng, rốt cuộc Lưu Bị mới là người chiếm thế thượng phong, khiến Tôn Quyền không chịu để yên. Cũng chính kết cục của đại chiến Xích Bích đã đưa đẩy mối liên minh Tôn - Lưu trở nên rạn nứt rồi tan rã vì những tranh chấp giữa hai bên.
Vậy nên, theo quan điểm này, việc Tào Tháo để mất Kinh Châu vào tay Lưu Bị thực chất là "cao kiến" của kẻ gian hùng. Mất đi "vùng đất vàng" màu mỡ Kinh Châu, nhưng bù lại, họ Tào kia có thể ung dung "tọa sơn quan hổ đấu", hả hê chứng kiến liên minh Tôn - Lưu vì thế mà vĩnh viễn không thể hàn gắn sau trận đánh lớn cuối cùng thời Đông Hán…
Vậy nên, theo quan điểm này, việc Tào Tháo để mất Kinh Châu vào tay Lưu Bị thực chất là "cao kiến" của kẻ gian hùng. Mất đi "vùng đất vàng" màu mỡ Kinh Châu, nhưng bù lại, họ Tào kia có thể ung dung "tọa sơn quan hổ đấu", hả hê chứng kiến liên minh Tôn - Lưu vì thế mà vĩnh viễn không thể hàn gắn sau trận đánh lớn cuối cùng thời Đông Hán…
Mời quý độc giả xem video: Trích đoạn Tào Tháo Nhận Đầu Quan Công Thương Xót Khóc Ngất Chết Tại Chỗ. Nguồn: One TV.

GALLERY MỚI NHẤT