Tương lai nào chờ đợi Venezuela sau chiến thắng của ông Maduro?

Ông Maduro sẽ phải đối mặt với muôn vàn thách thức sau khi tái đắc cử để có thể vực lại nền kinh tế kiệt quệ của Venezuela.

Tương lai nào chờ đợi Venezuela sau chiến thắng của ông Maduro?
Theo kết quả ban đầu, trong tổng số 90% phiếu được kiểm, 67,7% cử tri bầu cho đương kim Tổng thống Maduro, vượt xa mức 21,2% số phiếu dành cho cựu Thống đốc Henri Falcon - đối thủ chính của Tổng thống Venezuela.
Chiến thắng của ông Maduro trong cuộc bầu cử lần này được cho là sẽ “kích hoạt’ một loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Venezuela trong bối cảnh nước này vẫn đang phải vật lộn với khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Cụ thể, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành dầu mỏ của Venezuela.
Lãnh đạo cánh tả của Venezuela Nicolas Maduro đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 20/5. Ảnh: Reuters.
Lãnh đạo cánh tả của Venezuela Nicolas Maduro đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 20/5. Ảnh: Reuters. 
Ngay sau khi có kết quả bầu cử, ứng cử viên Falcon tuyên bố không chấp nhận kết quả, kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử mới vào cuối năm nay.
“Quá trình này chắc chắn thiếu tính hợp pháp và như vậy, chúng tôi không công nhận nó”, ông Falcon nói.
Claudio Fermín, Giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Falcon – đối thủ chính của ông Maduro trong cuộc bầu cử lần này cho rằng, nhóm của ông đã ghi nhận 900 trường hợp bất thường tại các điểm bỏ phiếu trên khắp đất nước.
Mặc dù vậy, phát biểu trước báo giới tại dinh Tổng thống ngày 20/5, ông Maduro cho rằng, những cáo buộc của phe đối lập chỉ là “sự cố nhỏ” không ảnh hưởng đến kết quả tổng thế của cuộc bầu cử; đồng thời cáo buộc những lời chỉ trích nhằm vào chính quyền của ông là một phần của chiến dịch xâm lược “vĩnh viễn” do Mỹ đứng đằng sau.
Trước đó, cùng ngày, đương kim Tổng thống Venezuela Maduro cũng đã phản bác mạnh mẽ chỉ trích của Mỹ và phương Tây về tính minh bạch của cuộc bầu cử, khẳng định một cuộc bầu cử ngày 20/5 là một cuộc chạy đua dân chủ thực sự.
“Hôm nay là một ngày lịch sử mà không ai quên được. Đó là một ngày kỷ niệm… Chúng tôi đang kỷ niệm sự tự do mà chúng tôi yêu thích ở đất nước này. Đó là tự do nêu ý kiến, tự do hành động, tự do tư tưởng và tự do lựa chọn”, ông Maduro nhấn mạnh.
Ông Maduro cũng lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng Venezuela hiện tại đang giống như một “đống đổ nát”, gọi đây là chiến dịch bôi nhọ của đế quốc hòng lật đổ chính phủ do ông lãnh đạo.
“Thay vì công kích Venezuela, tại sao họ không đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo ở châu Phi: tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, thiếu giáo dục và dịch vụ? Tại sao họ không quan tâm giải quyết khủng hoảng ở Gaza khi hàng chục người vô tội bị giết hại trong lúc chiến đấu vì đất đai của họ?”, ông Maduro đặt câu hỏi.
Reuters dẫn nguồn từ hội đồng bầu cử cho biết, tỷ lệ của tri Venezuela đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử ngày 20/5 chỉ đạt 46,1%, giảm mạnh so với con số 80% cử tri đăng ký đi bầu trong cuộc bầu cử hồi năm 2013. Phe đối lập cho rằng, con số cử tri đi bầu trên thực tế chỉ khoảng 30%.
Thách thức vô cùng lớn
Ông Maduro, người tự mô tả mình là “người con” của cố Tổng thống Hugo Chavez, nói rằng ông đang phải chiến đấu với âm mưu của “đế quốc” hòng phá hoại Chủ nghĩa xã hội ở Venezuela và chiếm lấy dầu mỏ của nước này. Trong khi đó, những người phản đối lại nói rằng ông Maduro đã phá hủy cả một nền kinh tế giàu có và sẵn sàng loại bỏ những người không có cùng quan điểm.
Theo ghi nhận của các phóng viên Reuters tại nhiều điểm bỏ phiếu, từ phía Đông Caracas đến khu vực núi Andean gần Colombia, lượng cử tri đi bỏ phiếu khá thưa thớt. Mặc dù vậy, tại các khu vực được cho là “thành trì” của ông Maduro, đa số cử tri khi trả lời phỏng vấn cho biết họ vẫn ủng hộ lãnh đạo hiện tại của Venezuela tiếp tục cầm quyền trong nhiệm kỳ 6 năm tiếp theo.
“Tôi đói và không có việc làm nhưng tôi vẫn ủng hộ ông Maduro”, Carlos Rincones, 49 tuổi, sống tại thành phố công nghiệp phát triển Valencia nói và cáo buộc các chủ doanh nghiệp cánh hữu âm mưu đầu cơ thực phẩm để lũng đoạn về giá.
Bên cạnh những người ủng hộ Maduro, cũng có những người cảm thấy phẫn nộ với nhà lãnh đạo này. Họ chỉ trích ông Maduro về những khó khăn kinh tế mà người dân Venezuela đang phải đối mặt cũng như sự phân chia sâu sắc trong xã hội.
“Tôi không đi bỏ phiếu. Tôi đến đây để lấy nước thay vì lãng phí thời gian của mình”, Raul Sanchez – một người dân Venezuela nói trong lúc hứng nước từ một vòi công cộng ở thành phố khô cằn Punto Fijo nằm ở phía Tây Bắc của Venezuela. Các cộng đồng dân cư ở đây đã trải qua 26 ngày mất nước sinh hoạt.
Venezuela hiện đang quay cuồng trong khó khăn vì kinh tế suy thoái liên tiếp trong 5 năm qua, do giá dầu giảm và tác động của các biện pháp trừng phạt do Mỹ áp đặt. Đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng trước mắt mà ông Maduro phải ngay lập tức bắt tay vào giải quyết.
Hiện tại giá trị đồng tiền bolivar của Venezuela đã giảm 99% trong năm ngoái và lạm phát hàng năm ở nước này lên tới 14.000%. Điều này rõ ràng đặt ra thách thức vô cùng lớn đối với ông Maduro, dù trước khi bầu cử diễn ra ông đã hứa hẹn sẽ tiến hành một cuộc "cách mạng kinh tế" trong nhiệm kỳ tới.

Chùm ảnh bệnh viện Venezuela thời lạm phát phi mã

(Kiến Thức) - Các bệnh viện ở Venezuela bị "thiếu thốn kinh niên" về thuốc men, thiết bị y tế và cả đội ngũ y bác sĩ trong bối cảnh lạm phát phi mã.

Chùm ảnh bệnh viện Venezuela thời lạm phát phi mã
Chum anh benh vien Venezuela thoi lam phat phi ma
 Anh Julio Rafael Parucho, một bệnh nhân bị chấn thương nặng ở đầu, đã phải chờ đợi cả năm để thực hiện ca phẫu thuật vì thiếu đội ngũ bác sĩ.

Bạo loạn ở Venezuela qua ảnh

(Kiến Thức) - Các cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ  phản đối chính phủ của Tổng thống Maduro. Đặc biệt ở một số nơi, chúng biến thành bạo loạn ở Venezuela.

Bạo loạn ở Venezuela qua ảnh
Bao loan o Venezuela qua anh
 Những người biểu tình đụng độ với các thành viên Vệ sinh Quốc gia Venezuela để đòi mở cuộc trưng cầu dân ý, phế truất đương kim Tổng thống Nicolas Maduro. Cuộc biểu tình này đã trở thành bạo loạn ở Venezuela.

Đất nước Venezuela trong thời khủng hoảng kinh tế qua ảnh

(Kiến Thức) - Đất nước Venezuela đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng kể từ khi giá dầu trên thị trường thế giới rớt xuống không phanh.

Đất nước Venezuela trong thời khủng hoảng kinh tế qua ảnh
Dat nuoc Venezuela trong thoi khung hoang kinh te qua anh
 Việc thiếu tiền mặt lưu thông trên thị trường (khi chính phủ thu hồi tiền cũ mệnh giá 100 bolivar trong khi tiền mới chưa đưa ra lưu thông) hiện nay đã gây ra các vụ bạo loạn trên khắp đất nước Venezuela, hiện trạng cướp bóc ở các cửa hàng hay siêu thị. Ảnh: Bên trong một siêu thị tiện lợi ở Venezuela sau khi người dân xông vào cướp phá. Ảnh Reuters

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.