Tướng Iran giải thích vì sao nước này có sức mạnh tên lửa ghê gớm

Tướng Iran giải thích vì sao nước này có sức mạnh tên lửa ghê gớm

(Kiến Thức) - Mặc dù bị cấm vận trên gần như toàn thế giới, Iran vẫn có năng lực phát triển tên lửa đáng ngạc nhiên khiến nhiều quốc gia phải "phục sát đất".

Trong những năm gần đây, Iran đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có sức mạnh tên lửa đáng gờm của thế giới. Bằng hàng loạt vụ phóng thử tên lửa và việc cho ra đời các loại tên lửa hiện đại, Iran đã chứng minh rằng mình là một đối thủ cực kỳ đáng gờm trên quốc tế bất chấp mọi lệnh cấm vật hà khắc. Nguồn ảnh: Sputnik.
Trong những năm gần đây, Iran đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có sức mạnh tên lửa đáng gờm của thế giới. Bằng hàng loạt vụ phóng thử tên lửa và việc cho ra đời các loại tên lửa hiện đại, Iran đã chứng minh rằng mình là một đối thủ cực kỳ đáng gờm trên quốc tế bất chấp mọi lệnh cấm vật hà khắc. Nguồn ảnh: Sputnik.
Thực tế, mọi sự phát triển đều cần có nền móng vững chắc và rất may mắn cho Iran, ngay từ trước khi  Cách mạng Hồi giáo thành công, Iran cũng đã có một nền móng về khoa học tên lửa khá vững chắc. Nguồn ảnh: AP.
Thực tế, mọi sự phát triển đều cần có nền móng vững chắc và rất may mắn cho Iran, ngay từ trước khi Cách mạng Hồi giáo thành công, Iran cũng đã có một nền móng về khoa học tên lửa khá vững chắc. Nguồn ảnh: AP.
Nền móng này được gây dựng nên là bởi chính quyền trước Cách mạng Hồi giáo của Iran rất thân với Mỹ. Việc Iran được Mỹ cho phép tiếp cận với những công nghệ tên lửa là điều hoàn toàn dễ hiểu trong thời điểm này. Nguồn ảnh: AP.
Nền móng này được gây dựng nên là bởi chính quyền trước Cách mạng Hồi giáo của Iran rất thân với Mỹ. Việc Iran được Mỹ cho phép tiếp cận với những công nghệ tên lửa là điều hoàn toàn dễ hiểu trong thời điểm này. Nguồn ảnh: AP.
Sau khi Cách mạng Hồi giáo xảy ra, Mỹ cấm vận Iran nhưng Liên Xô lại ra tay giúp đỡ "người bạn Hồi giáo" hết sức nhiệt tình. Không chỉ cải biến, bảo dưỡng lớn các chiến đấu cơ Mỹ trong biên chế Iran, Liên Xô còn giúp Iran rất nhiều trong công nghệ chế tạo tên lửa, đặc biệt là hệ thống động cơ. Nguồn ảnh: AP.
Sau khi Cách mạng Hồi giáo xảy ra, Mỹ cấm vận Iran nhưng Liên Xô lại ra tay giúp đỡ "người bạn Hồi giáo" hết sức nhiệt tình. Không chỉ cải biến, bảo dưỡng lớn các chiến đấu cơ Mỹ trong biên chế Iran, Liên Xô còn giúp Iran rất nhiều trong công nghệ chế tạo tên lửa, đặc biệt là hệ thống động cơ. Nguồn ảnh: AP.
Ngay từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước - nghĩa là chỉ sau khi Cách mạng Hồi giáo thành công vài năm ở Iran, nước này đã cho ra mắt loại tên lửa phản lực không dẫn đường đầu tiên của mình với tầm bắn lên tới 130 km. Nguồn ảnh: AP.
Ngay từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước - nghĩa là chỉ sau khi Cách mạng Hồi giáo thành công vài năm ở Iran, nước này đã cho ra mắt loại tên lửa phản lực không dẫn đường đầu tiên của mình với tầm bắn lên tới 130 km. Nguồn ảnh: AP.
Năm 1987, Iran chế tạo thành công tên lửa Shahab-1. Đây là loại tên lửa được Iran chế tạo dựa trên công nghệ kỹ thuật đảo ngược - ăn cắp lại thiết kế của tên lửa Scud-B do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: AP.
Năm 1987, Iran chế tạo thành công tên lửa Shahab-1. Đây là loại tên lửa được Iran chế tạo dựa trên công nghệ kỹ thuật đảo ngược - ăn cắp lại thiết kế của tên lửa Scud-B do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: AP.
Tới giữa thập niên 2000, Iran đã đạt được bước tiến cực lớn khi cho ra đời tên lửa Ghadr-110 - loại tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 1800 tới 2000 km khiến cả thế giới phải sững sờ. Nguồn ảnh: AP.
Tới giữa thập niên 2000, Iran đã đạt được bước tiến cực lớn khi cho ra đời tên lửa Ghadr-110 - loại tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 1800 tới 2000 km khiến cả thế giới phải sững sờ. Nguồn ảnh: AP.
Quá trình phát triển tên lửa quá nhanh của Iran khiến không những Mỹ mà cả Liên minh châu Âu cũng như Saudi Aranbia cùng Israel phải "đứng ngồi không yên" vì các quốc gia này đều... nằm trong tầm tên lửa của Iran. Nguồn ảnh: AP.
Quá trình phát triển tên lửa quá nhanh của Iran khiến không những Mỹ mà cả Liên minh châu Âu cũng như Saudi Aranbia cùng Israel phải "đứng ngồi không yên" vì các quốc gia này đều... nằm trong tầm tên lửa của Iran. Nguồn ảnh: AP.
Mặc dù vậy, Iran vốn dĩ cũng đang bị cấm vận và gần như đang ở thế "ngồi trên lưng hổ". Lựa chọn duy nhất của Iran đó là phát triển vũ khí hiện đại hơn nữa, để mọi đối thủ phải dè chừng quốc gia này. Nếu Iran tỏ ra mềm yếu và từ bỏ các chương trình tên lửa, hạt nhân theo yêu sách của nước ngoài, nhiều khả năng quốc gia này sẽ bị "nuốt chửng" trong tương lai không xa. Nguồn ảnh: AP.
Mặc dù vậy, Iran vốn dĩ cũng đang bị cấm vận và gần như đang ở thế "ngồi trên lưng hổ". Lựa chọn duy nhất của Iran đó là phát triển vũ khí hiện đại hơn nữa, để mọi đối thủ phải dè chừng quốc gia này. Nếu Iran tỏ ra mềm yếu và từ bỏ các chương trình tên lửa, hạt nhân theo yêu sách của nước ngoài, nhiều khả năng quốc gia này sẽ bị "nuốt chửng" trong tương lai không xa. Nguồn ảnh: AP.
Mời độc giả xem Video: Phòng không Iran tự tin bắn hạ máy bay không người lái MQ-4 của Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT