Tung hoành giang hồ
Tiếp về chuyện Thắng cùng đàn em tổ chức vụ cướp đầu tiên tại bến Đò Quan, lúc đó, sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng địa bàn cũng như “con mồi”, cả nhóm bắt đầu tụ tập rồi quyết định thời gian gây án vào ban đêm. Khi đó, cả đám chọn một chiếc thuyền chở bông để cướp. Buổi đêm hôm đó, Thắng cùng băng nhóm của mình đột nhập lên tàu. Trên chiếc thuyền trở bông rộng lớn nhưng chỉ có 2 vợ chồng người lái buôn nên không khó để nhóm của Thắng khống chế, uy hiếp.
Vụ cướp diễn ra một cách em xuôi nhưng số tiền mà Thắng cùng đàn em cướp được gần 500 nghìn (thời đó, số tiền này mua được gần 3 chỉ vàng). Dĩ nhiên, sau khi có tiền, Thắng cùng đàn em sẽ đi đập phá linh đình. Số tiền còn lại, cả nhóm chia nhau. Thắng là người cầm đầu nên đương nhiên được phần cao hơn. Ăn chơi xả láng, cầm trong tay chiến lợi phẩm, cả nhóm tưng bừng ung dung trở về coi.
Sau phi vụ thành công đó, Thắng cùng đám đàn em “quen mui lấy mùi ăn mãi”, tiếp tục lũng đoạn ở khu vực bến Đò Quan. Bản thân băng nhóm của Thắng khi đó vẫn chưa thật sự có nhiều vị thế nên chỉ dám gây ra những vụ cướp nho nhỏ nên hậu quả không quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, chỉ ít tháng sau khi gây ra các vụ cướp, Công an đã sờ gáy đến băng nhóm của Thắng. Cả đám đều bị bắt. Lần bắt này, Thắng vô cùng may mắn khi chỉ bị nhận bản án tù treo vài năm, trong khi một số đám tay chân đều phải bóc lịch vài quyển. Thoát nạn một cách ngoạn mục như vậy nên Thắng vẫn ngạo ngễ và ngông cuồng. Dù là một kẻ chơi bời bạt mạng trên giang hồ nhưng Thắng lại là một kẻ vô cùng si tình. Biết yêu từ khi 13 tuổi, đến năm 18 tuổi đã cưới vợ. Nhiều người nghĩ rằng khi Thắng lấy vợ sẽ không chơi bời nữa nhưng vẫn gã vẫn chứng nào tật nấy, tiếp tục trượt dài trên con đường giang hồ, chém giết.
Sau khi nhận án treo, trong thời gian thụ lý ở gia đình, Thắng vẫn chẳng hề rụt rè hơn mà vẫn tỏ vẻ hung hăng, bất cần của mình. Tuy nhiên, do cũng rút kinh nghiệm từ vụ bị bắt lần trước nên Thắng cùng đám đàn em thực hiện các phi vụ một cách kín đáo hơn, bí mật hơn nên chẳng mấy ai biết được. Giữa năm 1988, khi Thắng cùng với vợ và đám đàn em đi chơi lễ hội ở Cổ Lễ, khi đi đến nửa đường, do cả nhóm ham mê cờ bạc dọc trên đường nên túi tiền gần như hết nhắn. Trước khi lên phà sang sông, Thắng hỏi vợ lục trong túi xem còn bao nhiêu tiền. Lộ phí chỉ còn vài đồng bạc lẻ không thể đủ để trang trải cho cả đám đi chơi hội nên Thắng đã bàn với đám đàn em đi cùng thực hiện vụ cướp ngay trên dọc đường đi.
Bến phà Đò Quan, một thời là nơi băng nhóm Thắng "sỡi" chuyên cướp giật. |
Nhìn thấy từ xa có hai thanh niên có dáng điệu khá giả, đi trên chiếc xe Simson (đây là một loại xe cổ do Đức sản xuất, thời cuối những năm 80 là niềm mơ ước của rất nhiều người vì rất giá trị). Nhóm của Thắng chia nhau mỗi người một công việc, kẻ cầm dao, người cầm gậy phục kích sẵn hai thanh niên kia. Khi chiếc xe Simson cùng hai khổ chú tiến lại gần chỗ đám của Thắng thì từ các phía, nhóm cướp lao tới đánh túi bụi hai thanh niên kia. Thắng nhanh tay giật được chiếc dây chuyền vài chỉ vài của người thanh niên ngồi phía trước, sau đó còn cho đàn em uy hiếp cướp đi một số tài sản giá trị khác, riêng chiếc xe thì không dám lấy vì rất khó tiêu thụ. Thực hiện vụ cướp xong, Thắng cùng đàn em mang số tài sản cướp được bán đi lấy tiền tiêu sài.
Tuy nhiên, thật “vô phúc” cho Thắng cùng đám đệ tử vì nạn nhân bị bọn chúng cướp lại có anh trai là Cảnh sát hình sự của Công an tỉnh Nam Hà thời đó. Hơn nữa, chính nạn nhân cũng đã nhận dạng được tên cầm đầu băng cướp là Thắng “sỡi” nên ngay lập tức lực lượng công an đã vào cuộc điều tra. Thắng biết mình rất khó trốn tội và nếu như bị bắt sẽ phải đón nhận bản án tù khá nặng nên gã đã quyết định bỏ trốn.
Rời Nam Định, Thắng cùng với một đàn em đi lên Hà Nội rồi thuê nhà ở khu vực phố Lò Đúc gần khu vực cây đa nhà bò. Biết rằng công an sẽ truy nã gắt gao, trong vài tháng liền sau đó, Thắng và tên đàn em nằm án binh bất động trong nhà, chỉ đến tối mới dám bước chân ra khỏi phòng. Hàng tuần, vợ của Thắng đều đặn gửi lên cho gã 1 chỉ vàng để trang trải cuộc sống. Có tiền ăn chơi, tiêu sài, Thắng ung dung lẩn trốn ở Hà Nội mà không hề nao núng. Tuy nhiên, tiền vàng dần sẽ hết, khi vợ không còn gửi tiếp viện nên nữa thì Thắng và đàn em buộc phải đi “làm”. Có chiếc xe 67 đã được đôn nòng lên 110cc, cứ vào ban đêm, Thắng cùng với một đệ tử lượn khắp các con phố Hà Nội rồi nhăm nhe cướp giật trên đường. Nạn nhân Thắng nhắm vào đều là phụ nữ vì đây là những người có sức trống trả rất yếu ớt.
Thực hiện đến cả chục vụ cướp lớn nhỏ ở đất Hà Nội mà Thắng không bị bắt, gã đương nhiên cảm thấy mình là anh hùng và càng tỏ vẻ hung hăng hơn. Tuy nhiên, sau khi trốn được gần 8 tháng, trong một lần định đi cướp thì Thắng đối mặt với lực lượng Cảnh sát Cơ động của Hà Nội. Thực chất, thời điểm đó, Lực lượng Cảnh sát Cơ động chỉ yêu cầu Thắng dừng xe để kiếm tra đơn thuần. Tuy nhiên, bản thân Thắng là kẻ đang trôn nã, có tật giật mình nên đã ngay lập tức chống trả. Thắng cả gan đánh nhau tay đôi với Cảnh sát. Dĩ nhiên, lực lượng Cảnh sát chẳng mấy khó khăn để khống chế Thắng. Bị bắt và đưa về đồn, cũng nhờ đó mà Công an Nam Hà lại tóm gọn được một tên tướng cướp đang chạy trốn. Sau đó ít tháng, Thắng bị kết án 13 năm tù và phải đi thụ lý tại trại giam Ninh Khánh (Ninh Bình).
Từ một công tử, Thắng "sỡi" đã chở thành một đại ca giang hồ. |
Trốn trại về thăm vợ đẻ
Thắng đi trại, dĩ nhiên, với chút ít số má đã có được khi tung hoành trên giang hồ, vào tù gã nhanh chóng được tôn lên làm bề trên dù lúc đó mới chưa đầy 20 tuổi. Bản chất ngang tàng của Thắng cho đến khi bước chân vào trại giam vẫn chưa giảm bớt, chính vì vậy, thời gian đầu tiên, không ít bạn tù đã khốn khổ với mấy trò xưng hùng, xưng bá của gã. Vào trại được một thời gian ngắn thì Thắng nghe tin vợ có thai và chuẩn bị sinh nở. Bản thân Thắng lúc này cũng cảm giác, với thời gian hơn chục năm ngồi tù là quá dài, gần như gã không thể đủ kiên trì để mà trả án xong, hơn thế nữa, gã lại rất nhớ vợ và mong chờ một ngày được gặp mặt con. Những suy nghĩ đó cứ lẫn lộn trong suy nghĩ của Thắng khiến gã trở thành 1 tên tướng cướp si tình, đi cải tạo cũng không yên.
Sau một thời gian thụ lý, lấy được lòng tin của cán bộ trại giam, Thắng được giao trách nhiệm trong việc đôn đốc anh em phạm nhân làm việc. Đi lao động ở khu vực khai thác đá, trong một không gian rộng lớn, Thắng cảm nhận đây là một cơ hội trốn trại vô cùng hợp lý. Một buổi sáng vào năm 1991, khi đó Thắng cùng với một bàn tù khác bàn luận với nhau kế hoạch trốn trại. Lợi dụng thời cơ khi có sơ hở, Thắng và bạn tù đã trốn khỏi trại giam. Hai gã tù chạy ra khu vực thị trấn Tam Điệp rồi còn ung dung ngồi ăn tiết canh lòng lợn.
Trong cuộc rượu đó, người bạn tù đã nói về vấn đề nếu như bị bắt lại án sẽ nặng hơn rất nhiều, hơn ngay cả khi trốn được trại, cơ hội trốn thoát cũng rất mong manh. Suy nghĩ đủ đường, có lúc Thắng đã nghĩ tới việc quay về trại không trốn nữa… Hôm đó, trời mưa rất to, trong không khí đặc quánh những suy nghĩ nhớ nhung trong Thắng nổi lên, gã mong ngóng được gặp vợ, gặp con… Vậy là quyết định trốn.
Ngay trong hôm đó Thắng trở về nhà. Nhìn thấy vợ và đứa con gái kháu khỉnh, gã mừng mừng, tủi tủi. Vợ Thắng quá bất ngờ khi thấy chồng trở về nhưng cũng đã tiên đoán được sự việc. Thắng hỏi vợ là có muốn mình trốn trại hay không? Vợ Thắng liền trả lời rằng: Nếu như anh còn thương em và con thì nên quay lại, không trốn nữa. Anh hãy vì con mà chấp nhận thụ lý nốt bản án. Nghe thấy những lời động viên đó của vợ, Thắng như bừng tỉnh. Gã quyết định sẽ quay trở lại trại để nhận tội và trả án. Tuy nhiên, khi mới chỉ bước chân ra khỏi cửa nhà, nhìn về phía con đường xa đã thấy lực lượng Công an cùng quân đội đang tiến gần tới. Thắng không tháo chạy mà đứng lại chờ lực lượng chức năng đến bắt giữ mình.
Dĩ nhiên, sau lần đào tẩu đó, Thắng được đưa vào diện quản thúc đặc biệt. Không thể tìm ra một cơ hội dù là nhỏ nhất để trốn tù, Thắng đã thụ lý xong bản án hơn 10 năm tù của mình. Cuộc sống trong lao tù của Thắng là một quãng đường khá gập ghềnh và nhiều kỷ niệm nhưng nó lại bình yên. Thắng không còn cướp bóc, chấn lột như trước và người thân trong gia đình cũng không còn phải mang một nỗi lo canh cánh về Thắng. Năm 2000, trong đợt ân xá của nhà nước, Thắng được trả tự do. Sau gần 1 thập niên sống trong lao tù, khi trở về những sự đổi thay của thành phố Nam Định khiến Thắng vô cùng ngỡ ngàng. Ngay cả bến Đò Quan giờ cùng được thay bằng một cây cầu kiên cố và rất hoành tráng. Tuy nhiên, khi Thắng trở về, giới giang hồ Thành Nam lại tiếp tục xôn xao. Một nhân vật đã có tiếng từ trước, sau thời gian im hơi lặng tiếng đã trở lại.
Tuy nhiên, khác với 10 năm về trước, Thắng trở nên suy tính hơn, cần thận hơn, kín tiếng hơn và lợi hại hơn. Lúc này, khi đã bước sang tuổi 30, số má cũng đã nhiều, Thắng đã thể hiện được đầy đủ phẩm chất của một tên giang hồ có máu mặt, dám chơi tới cùng trong bất kỳ trường hợp nào.
Cũng từ khi Thắng ra trại, giới giang hồ Nam Định bắt đầu có những sự đảo lộn, không ít cuộc huyết chiến, đối đầu giữa gã giang hồ này với các băng đảng khác trong quá trình tranh dành địa bàn đã diễn ra. Để thu xếp ổn thỏa các cuộc đối đầu này, giới giang hồ Nam Định đã có những cuộc dàn xếp kinh thiên động địa chưa từng có trong lịch sử và nó cũng là một phần trong cuộc đời đậm chất đao búa của gã giang hồ Thắng “sỡi”…
Còn tiếp