Túi đựng nước cho dân vùng đảo

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học của Viện Hóa học - Vật liệu, Viện KHCN quân sự, Bộ Quốc phòng đã chế tạo ra các loại túi cao su để đựng chất lỏng. 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Nhóm nghiên cứu đã làm ra được các loại túi hình gối hoặc hình trụ, chứa được hơn 100m3 nước, đảm bảo các yêu cầu về độ bền, độ dai... Những chiếc túi này sau 20 tháng đựng nước, vẫn không hề sinh ra bất kỳ chất nào, đảm bảo chỉ tiêu về an toàn do Viện Vệ sinh An toàn thực phẩm và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Ðo lường Chất lượng 1 kiểm tra, chứng nhận. Ưu điểm của túi là rất gọn, có thể gấp lại và vận chuyển dễ dàng, khối lượng chỉ khoảng 30kg/túi. 
Túi đựng nước phù hợp cho cư dân vùng hải đảo chưa có nước ngọt, bà con vùng ngập lũ thiếu nước sinh hoạt, với cả giá thành phải chăng, sử dụng được vài năm không cần phải thay túi mới. Túi có thể chịu được nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng, mưa, gió, muối biển... mà không bị bào mòn hay phân hủy. 
Ngoài các túi đựng nước phục vụ sinh hoạt nêu trên, nhóm nghiên cứu còn chế tạo thành công túi đựng xăng dầu. Túi đựng xăng dầu đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ bền, độ chống đâm thủng, độ giãn, chống xé rách... Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đảm bảo tác chiến, khi việc vận chuyển, bảo quản hoặc sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Chi tiết liên hệ, Viện KH&CN Quân sự, số 17 phố Hoàng Sâm, Nghĩa Ðô, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: (069) 516032. 

Phân biệt túi tự hủy và túi nilon

- Hỏi: Mấy hôm trước ra siêu thị tôi thấy có bán túi tự hủy. Tôi muốn hỏi, túi tự hủy khác với túi nilon như thế nào?
Nguyễn Thị Minh Hà (Vĩnh Hồ, Hà Nội).

 
PGS.TS Nguyễn Đức Khảm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các Chế phẩm Sinh học giải thích:
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại túi này là tuổi thọ và chất liệu. Về chất liệu, túi nilon sử dụng nguyên liệu đầu vào là nhựa cộng với chất phụ gia là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu nên gây độc cho môi trường...

Hướng dẫn cách mua đúng túi tự hủy


PGS.TS Nguyễn Đức Khảm, Trung tâm Nghiên cứu các Chế phẩm Sinh học cho biết: Về mặt hình thức rất khó phân biệt được túi nilon và túi tự hủy, cũng rất khó để biết được đâu là túi tự hủy thật, đâu là túi tự hủy giả.

Tuy nhiên, nếu mua túi tự hủy vẫn có một vài đặc điểm để bạn phân biệt. Thứ nhất là về giá, hiện giá túi tự hủy do được hỗ trợ nên có giá rẻ khoảng 30.000 - 40.000đ/kg, trong khi đó túi nilon có giá cao khoảng 100.000đ/kg. Ngoài ra, túi tự hủy có dán nhãn xanh. Hiện nay, các đơn vị quản lý đang kiểm tra và cấp nhãn xanh cho một số đơn vị. Nếu không phải là túi tự hủy hoặc là túi tự hủy giả sẽ không có nhãn xanh.

Những trận chiến đẫm máu của động vật (18)

(Kiến Thức) - Sư tử đại chiến, kangaroo hất tung mặt đối thủ bằng cú đánh trời giáng, chim dùng chân đá thẳng mặt chó sói, chúa sơn lâm tung vuốt sắc nhọn...

Sư tử đại chiến nơi đồng cỏ hoang dã.
Sư tử đại chiến nơi đồng cỏ hoang dã. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới