Từ vụ chủ nhà thuốc Mỹ Châu: Sa cạm bẫy “chạy án”, vì sao?
Thời gian qua, những vụ lừa đảo “chạy án” liên tục xảy ra dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, khiến dư luận bức xúc. Câu hỏi đặt ra, vì sao nhiều người vẫn sa vào cạm bẫy “chạy án”?
Hải Ninh
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm cho rằng, trong nhiều trường hợp, thay vì tìm đến luật sư để được hỗ trợ pháp lý hợp pháp, nhiều người lại đặt niềm tin vào các đối tượng tự nhận có khả năng “chạy án”.
Lê Quốc Kháng và bà Lê Thị Mỹ Châu.
Thưa luật sư, trong thời gian gần đây, các vụ việc lừa đảo “chạy án” với số tiền lên đến hàng tỷ đồng đang xảy ra khá phổ biến. Ông có thể chia sẻ quan điểm về thực trạng này và nguyên nhân gia tăng xu hướng?
Luật sư Trương Anh Tú: Tình trạng lừa đảo “chạy án” thật sự là một vấn đề đáng lo ngại. Hiện nay, có rất nhiều vụ lừa đảo diễn ra với số tiền hàng tỷ đồng. Những kẻ lừa đảo thường lợi dụng tâm lý lo sợ của người dân trong các vụ án, đặc biệt là các vụ án lớn, để mời chào các “dịch vụ” giảm nhẹ án, tha bổng hoặc tác động đến quy trình xét xử. Những người này thường tự nhận mình có quan hệ rộng rãi, hoặc “đi cửa sau” được với cơ quan tư pháp. Thực trạng này gia tăng không chỉ vì một số người dân còn thiếu hiểu biết pháp luật mà còn do tâm lý lo ngại và muốn tìm con đường nhanh chóng giải quyết vấn đề cho người thân.
Các vụ lừa đảo “chạy án” thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho người dân và doanh nghiệp. Theo ông, những rủi ro nào mà người dân có thể phải đối mặt khi tìm đến các đối tượng “chạy án” thay vì tiếp cận các kênh tư vấn pháp lý hợp pháp?
Luật sư Trương Anh Tú: Hậu quả từ việc tìm đến các đối tượng lừa đảo này là “tiền mất, tật mang”. Điển hình là vụ bà Lê Thị Mỹ Châu, chủ một chuỗi nhà thuốc lớn, đã bị lừa tới 9 tỷ đồng vì tin vào lời hứa của một đối tượng rằng có thể “chạy án” cho người thân. Nhưng rốt cuộc, bà không chỉ mất trắng số tiền mà còn gặp nhiều rủi ro pháp lý, vì hành vi đưa tiền để nhờ “chạy án” vốn dĩ là bất hợp pháp. Người dân khi đưa tiền cho những kẻ mạo danh này sẽ không chỉ bị mất tài sản mà còn có nguy cơ bị điều tra trách nhiệm pháp lý vì hành vi đưa hối lộ. Hơn nữa, nếu bị lừa đảo phát giác và xử lý, gia đình họ còn đối diện với tổn thất tinh thần, danh dự, và mất lòng tin vào hệ thống pháp luật.
Luật sư có thể chia sẻ một số nguyên nhân chủ yếu khiến người dân dễ dàng tin tưởng vào những lời hứa hẹn “chạy án” từ các đối tượng mạo danh này không?
Luật sư Trương Anh Tú: Có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phải nói đến sự thiếu hiểu biết về quy trình pháp lý của một bộ phận người dân. Khi gặp các vấn đề pháp lý, đặc biệt là những vụ án phức tạp, nhiều người cảm thấy lo sợ và muốn tìm cách giảm nhẹ tội bằng mọi giá.
Bên cạnh đó, họ lại không biết rõ vai trò của luật sư và tin rằng “có quan hệ” sẽ là con đường nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các đối tượng lừa đảo thường rất tinh vi, biết đánh vào tâm lý của nạn nhân và tạo niềm tin bằng cách mạo danh các chức danh quyền lực trong cơ quan tư pháp. Một số còn sử dụng những giấy tờ giả, đưa ra “bằng chứng” để lừa người dân, khiến họ tin tưởng và dễ dàng đưa tiền mà không nghĩ đến hậu quả.
Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm
Trong trường hợp gặp vấn đề pháp lý, ông có thể nói rõ hơn về lợi ích của việc tìm đến luật sư so với các hình thức “chạy chọt” bất hợp pháp? Luật sư có thể hỗ trợ khách hàng như thế nào trong các tình huống phức tạp?
Luật sư Trương Anh Tú: Tìm đến luật sư là giải pháp hợp pháp và đúng đắn để bảo vệ quyền lợi trong các vụ án. Luật sư là những người am hiểu quy trình pháp lý, có khả năng giúp khách hàng đánh giá tình hình thực tế và tư vấn các bước đi phù hợp. Thay vì lo lắng tìm cách tác động phi pháp vào quy trình xét xử, khách hàng có thể nhờ luật sư tư vấn và xây dựng phương án bào chữa chính đáng, hợp lý và minh bạch. Điều này không chỉ giúp họ tránh khỏi rủi ro bị lừa đảo mà còn đảm bảo an toàn về mặt pháp lý.
Bên cạnh đó, luật sư còn có thể bảo vệ khách hàng khỏi những sai sót trong quá trình tố tụng, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý phức tạp, giúp khách hàng hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Tóm lại, trong những tình huống như của bà Châu, nếu tìm đến luật sư ngay từ đầu, gia đình sẽ nhận được tư vấn pháp lý chính đáng mà không phải đối mặt với những rủi ro tài chính và pháp lý nặng nề.
Theo ông, để ngăn chặn tình trạng lừa đảo “chạy án” và nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, cần thực hiện những giải pháp nào một cách đồng bộ và hiệu quả?
Luật sư Trương Anh Tú: Có nhiều biện pháp, nhưng tôi cho rằng trước hết cần tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ quy trình pháp lý và vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Các cơ quan truyền thông và tổ chức pháp lý có thể cùng nhau phổ biến thông tin để nâng cao nhận thức của người dân, giúp họ hiểu rằng các dịch vụ “chạy án” không có cơ sở pháp lý và sẽ chỉ gây thiệt hại cho chính họ.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để chiếm đoạt tài sản. Điều này sẽ góp phần răn đe và ngăn ngừa các hành vi lừa đảo tương tự. Cuối cùng, pháp luật cũng cần có những chế tài đủ mạnh đối với cả người đưa và nhận tiền trong các vụ “chạy án”, để người dân hiểu rằng chỉ có con đường hợp pháp mới đảm bảo quyền lợi và an toàn.
Cảm ơn Luật sư Trương Anh Tú về cuộc trao đổi trên!
Ngày 5/11, Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03), Công an TPHCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Lê Thị Mỹ Châu (SN 1968), Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Mỹ Châu Pharmacy Group để điều tra hành vi đưa hối lộ. Hai bị can Lê Quốc Kháng (ca sĩ Quốc Kháng, SN 1981) và Lê Nguyễn Hoàng Nam (SN 1992, quận 10) bị khởi tố, bắt giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Thông tin vụ án, Phòng Cảnh sát kinh tế phát hiện bà chủ hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu có hành vi móc nối với ca sĩ Quốc Kháng để nhờ Kháng “chạy án” cho 1 bị can hiện đang bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TPHCM bắt tạm giam được tại ngoại, với số tiền "chạy án" là 9 tỷ đồng.
Điều tra ban đầu, qua các mối quan hệ xã hội, ca sĩ Quốc Kháng gặp gỡ và quen biết với bà Mỹ Châu. Kháng tự giới thiệu là cháu của một đồng chí lãnh đạo và có khả năng chạy án. Kháng thông qua Lê Nguyễn Hoàng Nam (trú chung cư Nguyễn Kim, phường 7, quận 10) để nhờ Nam giúp cho bị can nêu trên được tại ngoại. Nam yêu cầu Kháng phải đưa trước một khoản tiền và phải ký hợp đồng với luật sư do Nam chỉ định với giá 200 triệu đồng. Kháng đồng ý với Nam, sau đó hứa hẹn với Lê Thị Mỹ Châu sẽ lo cho bị can trên “được thả” trong vòng 1 tuần với số tiền là 9 tỷ đồng, yêu cầu bà Châu đưa trước 7 tỷ đồng.
Bà Lê Thị Mỹ Châu đã 2 lần đưa cho Kháng tổng cộng 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, Kháng chỉ đưa cho Nam 450 triệu đồng, số tiền còn lại Kháng dùng để trả nợ, chuộc xe ô tô đã cầm cố và tiêu xài cá nhân hết. Sau đó Kháng bỏ trốn, chặn liên lạc để chiếm đoạt số tiền trên của bà Châu. Ngày 19/10, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TPHCM đã bắt khẩn cấp đối với Lê Quốc Kháng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cựu Thiếu tướng CA Hà Nội và chiếc cặp “ma” chứa 450 USD chạy án
Cán bộ ủy ban kiểm tra bị bắt và loạt vụ lừa chạy án
Thời gian qua, lợi dụng tâm lý của người nhà các bị can, phạm nhân đang bị giam giữ, muốn người thân được giảm án, sớm trở về với gia đình, nhiều đối tượng đã tiếp cận để “chạy án” rồi chiếm đoạt tiền các bị hại.
Bắt 1 cán bộ ở Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên lừa 'chạy án': Ông Lê Hải, cán bộ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên, nói có quen biết nhiều cán bộ ở Viện kiểm sát cấp cao tại Đà Nẵng, từ đó có thể "chạy" giảm án cho người phụ nữ bị tòa tuyên phạt 20 năm tù. Ngày 12/3, Công an tỉnh Phú Yên đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lê Hải về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng thời điểm, Công an tỉnh Phú Yên cũng khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Phú Hoàng Duy (39 tuổi, trú TP HCM) cùng về tội danh trên.
"Nổ" quen biết nhiều lãnh đạo, lừa chạy án 670 triệu đồng: Trần Huy Hoàng (SN 1983, ngụ TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương) sau khi biết được chồng bà H'D. (ngụ huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) bị Công an TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông bắt giữ về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, Hoàng đã tới lừa đảo chạy án. Hoàng đưa ra thông tin gian dối là quen biết nhiều lãnh đạo từ trung ương đến địa phương và có thể lo cho chồng bà H'D. được tại ngoại.
Đồng thời, khi xét xử sẽ xin "trắng án" hoặc nếu có phải đi tù cũng chỉ có mức án từ 9 tháng đến 1 năm. Tin tưởng, bà H'D. đã đưa cho Hoàng tổng cộng 670 triệu đồng. Ngày 12/3, Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố, bắt tạm giam Hoàng.
Hà Nội: Bắt đối tượng 'nổ' có thể chạy án để chiếm đoạt tiền
Đặng Văn Lượng nổ có thể chạy án được cho người vi phạm, người thân của D. (ở Hà Nội) do cả tin đã đưa 200 triệu đồng cho Lượng để “chạy án”.
Ngày 24/7, Công an quận Tây Hồ, TP Hà Nội cho biết, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đặng Văn Lượng (SN 1972; ở huyện Kim Thành, Hải Dương) để điều tra về hành vi 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.