Tử vong vì ô nhiễm không khí cao hơn nhiều so với virus corona

(VietnamDaily) - Ô nhiễm không khí tiếp tục là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người, với 90% dân số toàn cầu hít thở bầu không khí không an toàn. 

Dữ liệu mới nhất do tổ chức IQAir tổng hợp được công bố trong "Báo cáo chất lượng không khí thế giới năm 2019" và xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất, cho thấy tình trạng ô nhiễm bụi mịn (PM2.5) thay đổi trên toàn thế giới trong suốt năm 2019.
Bộ dữ liệu mới nhấn mạnh mức độ ô nhiễm không khí tăng cao do các sự kiện biến đổi khí hậu như bão cát, cháy rừng và ô nhiễm gia tăng từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng của các thành phố trong các khu vực như Đông Nam Á. Trong khi cơ sở hạ tầng giám sát chất lượng không khí trên toàn cầu đã có một số cải thiện thì vẫn còn những lỗ hổng lớn trong việc truy cập dữ liệu trên toàn thế giới.
Tu vong vi o nhiem khong khi cao hon nhieu so voi virus corona
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội - Ảnh: Zing 
Frank Hammes, Giám đốc điều hành IQAir cho biết: “Trong khi chủng virus corona mới đang thống trị truyền thông quốc tế thì một kẻ giết người thầm lặng đang góp phần làm tăng thêm gần 7 triệu cái chết mỗi năm: Ô nhiễm không khí. Thông qua việc tổng hợp và hiển thị dữ liệu từ hàng ngàn trạm quan trắc chất lượng không khí, Báo cáo chất lượng không khí thế giới năm 2019 đưa ra bối cảnh mới cho mối đe dọa sức khỏe môi trường hàng đầu thế giới”.
Theo nội dung báo cáo, tại Trung Quốc: các thành phố đã giảm trung bình 9% mức độ ô nhiễm PM2.5 vào năm 2019, sau khi giảm 12% vào năm 2018. Tuy nhiên, 98% các thành phố đã vượt quá các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) đặt ra và 53% các thành phố vượt quá các mục tiêu quốc gia ít nghiêm ngặt hơn của Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã giảm hơn một nửa mức độ ô nhiễm PM2.5 hàng năm. Năm 2019, Bắc Kinh đã không còn nằm trong bảng xếp hạng 200 thành phố ô nhiễm nhất.
Trong khi đó, Hàn Quốc là quốc gia có mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 cao nhất trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2019. Chất lượng không khí tại các thành phố lớn vẫn tương đối kém trong những năm gần đây.
Tại Nam Á, các thành phố của Ấn Độ và Pakistan một lần nữa lại thống trị các thành phố bị ô nhiễm bụi mịn nặng nhất thế giới trong năm 2019. 21 trong số 30 thành phố ô nhiễm nhất nằm ở Ấn Độ. 5 trong số 30 thành phố ô nhiễm nhất nằm ở Pakistan.
Tại Đông Nam Á, do tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng của khu vực, các trung tâm đô thị Jakarta và Hà Nội lần đầu tiên đã vượt qua Bắc Kinh để lọt vào danh sách các thủ đô bị ô nhiễm PM2.5 cao nhất thế giới.
Cũng theo báo cáo này, cháy rừng và việc đốt rơm rạ, rác thải, trong canh tác nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí của các thành phố và quốc gia trên thế giới, bao gồm: Singapore, Úc, Indonesia, Brazil, Kuala Lumpur, Bangkok, Chiang Mai, Los Angeles và nhiều quốc gia, thành phố khác. Sa mạc hóa và bão cát cũng đóng một vai trò lớn đối với tình trạng chất lượng không khí kém ở Trung Đông và phía tây Trung Quốc.
Dữ liệu chất lượng không khí năm 2019 cho thấy các dấu hiệu rõ ràng rằng biến đổi khí hậu có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ phơi nhiễm với ô nhiễm không khí, thông qua sự gia tăng tần suất và cường độ của các vụ cháy rừng và bão cát. Tương tự, ở nhiều vùng, nguyên nhân gây ô nhiễm PM2.5 xung quanh và khí nhà kính gây biến đổi khí hậu có liên quan đến nhau, cụ thể là đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá. Hành động khẩn cấp là cần thiết để giải quyết các nguồn phát thải này, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái.

Ô nhiễm không khí: Kẻ giết người thầm lặng

(VietnamDaily) - Trong nhiều ngày qua, Hà Nội ô nhiễm không khí luôn đứng vị trí số 1 trong top. PGS.TS Vũ Văn Giáp, Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết, ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng.

Ngày 30/10, tình trạng Hà Nội ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng với chỉ số chất lượng không khí (AQI) đã chạm mốc 224 ở thời điểm 10h (theo số liệu của trang Airvisual), lúc 6h sáng, chỉ số AQI là 289.
O nhiem khong khi: Ke giet nguoi tham lang
Chỉ số AQI tại Hà Nội lúc 10h sáng nay. Nguồn: Airvisual 

Tại địa điểm 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, số liệu lúc 7h của CEM (Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc) cho thấy, chỉ số AQI lên mức 235, trước đó vào lúc 2-3h sáng, chỉ số này chạm mốc 266. Việc AQI tại Hà Nội vượt lên mức 266-289 là mốc cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, chất lượng không khí được chia làm 5 mức, tức 0-100 là chất lượng không khí tốt và chấp nhận được. Từ 101 – 200 là kém, người dân nhóm nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài. Chỉ số AQI từ 201 – 300 là thang màu tím, thuộc nhóm rất ô nhiễm.

Với nhóm màu tím, là mức ảnh hưởng sức khoẻ đến tất cả người dân, khi ra đường cần đeo khẩu trang y tế chống được bụi mịn, không đạp xe đạp, trong đó nhóm nhạy cảm gồm trẻ em, người già, người mắc bệnh hô hấp, phụ nữ có thai cần tránh ra ngoài, trong khi ở thang AQI (151-200) chỉ yêu cầu nhóm này hạn chế ra ngoài.

Về nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ, PGS.TS Vũ Văn Giáp, Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết, ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng.

Theo WHO, ước tính khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí, tỉ lệ này ở bệnh đột quỵ chiếm khoảng 25%.

Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí làm giảm gần 2 năm tuổi thọ của trẻ em

Các chuyên gia lưu ý thực tế đáng lo ngại rằng 147 triệu năm tuổi thọ đã bị giảm trên toàn thế giới trong năm 2017 do ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí khiến tuổi thọ trẻ em ngày nay giảm trung bình 20 tháng, trong đó trẻ em ở khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Đây là cảnh báo của các nhà khoa học Mỹ và Canada đưa ra trong báo cáo công bố ngày 3/4/2019.

O nhiem khong khi: Ke giet nguoi tham lang-Hinh-2
Tại Đông Á, tuổi thọ của trẻ em giảm khoảng 23 tháng do ô nhiễm không khí. Ảnh: Internet. 

Nên ăn gì để tốt cho phổi khi không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng?

(VietnamDaily) - Để bảo vệ bản thân khỏi tình trạng Hà Nội ô nhiễm không khí trầm trọng, bên cạnh những biện pháp phòng tránh bên ngoài, chúng ta có thể tăng cường ăn một số loại thực phẩm tốt cho phổi, kháng viêm bảo vệ cơ thể.

Nen an gi de tot cho phoi khi khong khi bi o nhiem nghiem trong?

Để hạn chế tác hại của ô nhiễm không khí cho người sống trong vùng ảnh hưởng, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên về việc đều đặn bổ sung thực phẩm dinh dưỡng mỗi ngày. Một điều quan trọng hơn cả, chúng ta nên uống nhiều các loại nước lọc, nước khoáng, nước suối vì chúng có tác dụng rất tốt với cơ thể.

Nen an gi de tot cho phoi khi khong khi bi o nhiem nghiem trong?-Hinh-2
Sau đây là những thực phẩm có tác dụng thanh lọc, giải độc, làm sạch phổi mạnh nhất mà chúng ta nên bổ sung nhiều hơn vào thực đơn ăn uống, đặc biệt là đối với người hút thuốc.
Nen an gi de tot cho phoi khi khong khi bi o nhiem nghiem trong?-Hinh-3
Tỏi: Hàm lượng allicin cao trong tỏi làm giảm viêm và chống nhiễm trùng. Nó phá bỏ các tế bào gốc tự do và có thể giúp cải thiện bệnh hen suyễn. Gần đây, một nghiên cứu từ tạp chí Nghiên cứu Phòng chống Ung thư cho biết ăn tỏi sống hai lần một tuần làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi một nửa.
Nen an gi de tot cho phoi khi khong khi bi o nhiem nghiem trong?-Hinh-4
Nghệ và gừng: Gừng có chức năng kháng viêm sẽ làm sạch những chất ô nhiễm còn sót lại trong phổi - nguyên nhân dẫn tới các vấn đề sức khỏe. Tương tự gừng là nghệ. Nghệ có đặc tính kháng viêm, bổ sung thêm một lượng lớn curcumin giúp loại bỏ các tế bào ung thư.
Nen an gi de tot cho phoi khi khong khi bi o nhiem nghiem trong?-Hinh-5
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, folate, carotenoids và phytochemical chống lại các yếu tố gây hại trong phổi. Loại rau xanh này có một hợp chất hoạt tính được gọi là L-sulforaphane, giúp các tế bào chuyển sang các gen chống viêm để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.
Nen an gi de tot cho phoi khi khong khi bi o nhiem nghiem trong?-Hinh-6
Mộc nhĩ chứa chất kết dính mạnh, có thể làm nhuận phổi, làm sạch máu, nếu ăn thường xuyên có thể làm sạch "rác" trong cơ thể, thải độc phổi hiệu quả.
Nen an gi de tot cho phoi khi khong khi bi o nhiem nghiem trong?-Hinh-7
Mật ong: Là sản phẩm thiên nhiên vô cùng tốt với sức khỏe. Mật ong vị ngọt, tính bình, có thể nhuận phổi, giải độc, bổ trung, sử dụng mật ong thường xuyên giúp trị ho, trị chứng khô phổi.
Nen an gi de tot cho phoi khi khong khi bi o nhiem nghiem trong?-Hinh-8
Chanh: Chứa hàm lượng vitamin B1, vitamin B2, vitamin C cao, ngoài ra còn có nhiều thành phần có tính kiềm cao như axit hữu cơ, axit citric. Tính chất kiềm của chanh có thể giúp trị ho, ngừa đờm, thải độc phổi hiệu quả.
Nen an gi de tot cho phoi khi khong khi bi o nhiem nghiem trong?-Hinh-9
Bạc hà: Là loại thảo mộc có tinh dầu, có mùi thơm dịu, có tác dụng làm dịu các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm lạnh, viêm họng, xoang hữu ích.
Nen an gi de tot cho phoi khi khong khi bi o nhiem nghiem trong?-Hinh-10
Nho: Các thành phần hoạt tính có trong nho có thể giúp cải thiện tỷ lệ trao đổi chất của tế bào, giúp tế bào phổi thải độc tố hiệu quả. Vì vậy, những người thường xuyên hút thuốc hoặc ngửi nhiều khói thuốc nên chăm chỉ ăn nho để làm sạch phổi. Ăn nho thường xuyên còn có tác dụng tiêu viêm, giảm nguy cơ viêm đường hô hấp do hít phải khói thuốc lá.
Nen an gi de tot cho phoi khi khong khi bi o nhiem nghiem trong?-Hinh-11
Củ cải: Đây được coi là nhân sâm trắng và có tác dụng thải độc phổi hiệu quả. Trong Đông y, đại tràng và phổi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thải độc của phổi phụ thuộc vào độ trơn tru trong vận động của đại tràng, và củ cải có thể giúp đại tràng tăng cường bài tiết.
Nen an gi de tot cho phoi khi khong khi bi o nhiem nghiem trong?-Hinh-12
Cà rốt: Mỗi người một ngày cần nạp 10 mg carotene tự nhiên, và ăn cà rốt có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp, đặc biệt là có tác dụng bảo vệ hiệu quả.
Nen an gi de tot cho phoi khi khong khi bi o nhiem nghiem trong?-Hinh-13
Nấm đông cô, hoa bách hợp đều có tác dụng dưỡng phổi, tư âm, giúp phổi thải độc tốt. Ảnh: Internet.

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Tin mới