Tử tù “chờ thi hành án lâu nhất thế giới” ở Nhật Bản

Ông Iwao Hakamada, 88 tuổi, ở Shizuoka, miền Trung Nhật Bản, trở thành tử tù chờ thi hành án lâu nhất thế giới với 45 năm.

Cuộc đời đen tối của ông Hakamada bắt đầu vào sáng sớm 30/6/1966 khi một đám cháy bùng phát tại nhà của giám đốc điều hành công ty sản xuất miso ở Shizuoka - Nhật Bản. (Miso là một loại gia vị của Nhật Bản, giống với tương của người Việt).

Sau khi đám cháy được dập tắt, cảnh sát phát hiện thi thể của vị giám đốc, vợ ông và hai đứa con còn nhỏ của họ. Tất cả 4 nạn nhân đều bị đâm chết.

Vào cuộc điều tra, cảnh sát đã bắt giữ ông Hakamada với cáo buộc giết gia đình chủ, đốt nhà và lấy cắp 200.000 yen. Thời điểm bị bắt, ông Hakamada là nhân viên được bao ăn ở tại công ty sản xuất miso này.

Hai năm sau, ông Hakamada bị kết tội giết người và phóng hỏa, bị kết án treo cổ. Ông vẫn luôn kêu oan, khẳng định mình vô tội trong suốt 45 năm chờ thi hành án tử hình – thời gian chờ thi hành án lâu nhất thế giới đối với người bị tuyên án tử.

Tu tu “cho thi hanh an lau nhat the gioi” o Nhat Ban

Tử tù Iwao Hakamada vào ngày được thả năm 2014. Ảnh: Kyodo News/Reuters.

Vào tháng 11/1973, một trong hàng ngàn lá thư ông viết từ trong tù gửi cho gia đình khẳng định mình bị oan, "phải sống với nỗi đau dai dẳng và nỗi sợ hãi vô tận".

Giờ đây, người đàn ông trải qua 45 năm chờ thi hành bản án tử hình ở Nhật Bản hy vọng được minh oan.

Vụ án của tử tù Hakamada có bước ngoặt quan trọng vào năm 2014 khi toà án đã kết tội ông ban đầu tuyên bố đảo ngược kết quả trước đó và phóng thích ông. Toà này nhận định vụ án có dấu hiệu "ngụy tạo chứng cứ", trong khi các luật sư của tử tù cho rằng các xét nghiệm DNA trên quần áo dính máu được lấy từ thùng miso đã chứng minh rằng máu đó không phải của ông Hakamada. 

Một tòa án cấp cao hơn sau đó đã ra lệnh tái thẩm và lại bắt giữ ông. Các phiên xét xử tiếp theo, tử tù Hakamada luôn khẳng định rằng ông bị ép cung trong các cuộc thẩm vấn kéo dài 12 giờ mỗi ngày.

Gần 5 thập kỷ sau khi bị kết án tử, các công tố viên vẫn tiếp tục yêu cầu thi hành án tử hình đối với ông Hakamada.

Số phận của tử tù hiện 88 tuổi sẽ được định đoạt trong phiên toà cuối vào tháng 9-2024 này. Toà án quận Shizuoka trước đó tiến hành các thủ tục xét xử tái thẩm đối với ông Hakamada vào hồi tháng 3-2023. Lúc này, do tuổi cao và bệnh tật khiến ông không thể ra toà.

Hầu hết các trường hợp bị tuyên án tử hình ở Nhật Bản khi bị kết tội giết người hàng loạt thường đi kèm với các tội khác như cướp bóc, hiếp dâm hoặc trộm cắp.

Các tử tù thường phải chờ đợi nhiều năm – thậm chí nhiều thập kỷ – để tới lượt thi hành bản án, trong khi các kháng cáo từ từ đi qua tòa án các cấp.

Khi bản án của họ được xác nhận, tử tù chỉ được thông báo trước vài giờ về việc thi hành án và không có cơ hội nói chuyện với luật sư hoặc gia đình.

"Cuộc trò chuyện cuối cùng của tử tù ở Nhật Bản thường là với một nhà sư Phật giáo" – theo The Guardian.

Được biết, tại Nhật Bản hiện có 106 người đã bị tuyên án tử hình và chờ thi hành án.

Giật mình nguyên nhân tử tù xưa thường bị xử trảm vào mùa Thu

Ở Trung Quốc thời phong kiến, tử tù chỉ thi hành án tử vào mùa Thu. Điều này khiến nhiều người thắc mắc vì sao lại chọn thời điểm như vậy.

Giật mình nguyên nhân tử tù xưa thường bị xử trảm vào mùa Thu
Giat minh nguyen nhan tu tu xua thuong bi xu tram vao mua Thu
 Xử trảm là một trong những phương thức hành hình tử tù phổ biến ở Trung Quốc thời phong kiến. Những kẻ phạm tội nghiêm trọng như giết người, phản quốc, mưu phản... thường bị kết án tử và thi hành án bằng cách chém đầu. 

Vì sao tử tù không phản kháng khi bị đao phủ hành hình?

Vào thời phong kiến, đao phủ hành hình tử tù trước sự chứng kiến của nhiều người. Phạm nhân hầu như không phản kháng, vùng vẫy, thậm chí tự quỳ xuống để chờ đao phủ "ra tay". Vì sao lại vậy?

Vì sao tử tù không phản kháng khi bị đao phủ hành hình?
Vi sao tu tu khong phan khang khi bi dao phu hanh hinh?
 Chém đầu là hình thức hành quyết tử tù phổ biến ở Trung Quốc thời phong kiến. Hình phạt này được áp dụng cho những phạm nhân phạm tội nghiêm trọng như phản quốc, giết người...

Khó tin tử tù 3 lần bị treo cổ vẫn thoát chết thần kỳ

Bị kết án tử hình vì tội giết người, John Lee thi hành án treo cổ vào năm 1885. Thế nhưng, tử tù này lên giá treo cổ 3 lần nhưng đều may mắn sống sót. Nguyên nhân khiến John Lee thoát chết là vì cửa sập không hoạt động.

Khó tin tử tù 3 lần bị treo cổ vẫn thoát chết thần kỳ
Kho tin tu tu 3 lan bi treo co van thoat chet than ky
 Sinh năm 1864, John Lee được biết đến là tử tù 3 lần bị treo cổ nhưng thoát chết thần kỳ. Sự việc hy hữu này khiến nhiều người tò mò mọi chuyện xảy ra như thế nào. Theo các tài liệu được công bố, John Lee từng tham gia lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh. Tuy nhiên, về sau gã xuất ngũ vì lý do sức khỏe. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.