Tu sửa mộ, bất ngờ phát hiện sự thực sốc về Phan Kim Liên

Câu chuyện về cuộc đời của Phan Kim Liên và Võ Đại Lang khác hoàn toàn so với miêu tả của Thi Nại Am.

Phan Kim Liên – Người phụ nữ lẳng lơ trong "Thủy Hử"
Văn học cổ điển Trung Quốc đã từng in sâu vào tâm trí độc giả khắp Châu Á những hình ảnh nhân vật sống động qua từng trang sách, và "Thủy Hử" của tác giả Thi Nại Am không ngoại lệ. Trong số những nhân vật được khắc họa nổi bật trong "Thủy Hử", Phan Kim Liên và Võ Đại Lang có lẽ là cặp đôi gây tranh cãi nhất, không chỉ bởi sự nghiệt ngã của số phận mà còn bởi những bí ẩn xung quanh thân phận thực sự của họ.
Phan Kim Liên trong "Thủy Hử" được biết đến như một người phụ nữ xinh đẹp nhưng lẳng lơ và dâm đãng, sẵn sàng giết chồng để đoạt lấy tình yêu của kẻ khác. Trong khi đó, Võ Đại Lang lại được miêu tả như một người đàn ông lùn tịt, xấu xí và yếu đuối.
Thi Nại Am và "Kim bình mai" của Tiếu Tiếu Sinh đều viết rằng Phan Kim Liên vốn là hầu gái của một phú gia. Nàng có nhan sắc hơn người nhưng không chịu làm thiếp của chủ nhà nên bị bức phải lấy Võ Đại Lang – anh của Võ Tòng.
Võ Tòng là em trai nhưng ngoại hình khác hẳn anh mình. Anh ta tuấn tú, giỏi võ lại nổi danh khắp thiên hạ. Vừa gặp Võ Tòng, Phan Kim Liên đã yêu nên ra sức quyến rũ nhưng bị cự tuyệt.
Nhân lúc Võ Tòng đi vắng, Vương Bà là láng giềng của 2 vợ chồng Võ Đại Lang dắt mối, Phan Kim Liên đã gian dâm với Tây Môn Khánh, một tên công tử khét tiếng ăn chơi trong vùng. Theo Thủy hử, vì muốn dan díu lâu dài với Tây Môn Khánh nên Phan Kim Liên với sự giúp đỡ của Vương Bà đã bỏ thạch tín vào bát canh và giết chết Võ Đại Lang. Võ Tòng trở về biết chuyện đã chém chết cô ả rồi đi giết Tây Môn Khánh.
Tu sua mo, bat ngo phat hien su thuc soc ve Phan Kim Lien
Vừa gặp Võ Tòng, Phan Kim Liên đã yêu nên ra sức quyến rũ nhưng bị cự tuyệt. (Ảnh: Sohu)
Thế nhưng, những tài liệu lịch sử và nghiên cứu gần đây mở ra một góc nhìn khác hẳn về hai nhân vật này, phá vỡ lớp vỏ hư cấu mà nghệ thuật và dân gian đã vô tình hoặc cố ý xây dựng. Sự thật phía sau là gì?
Nhiều bằng chứng đã chỉ ra Phan Kim Liên thực sự là một thiên kim tiểu thư, xuất thân từ một gia đình quyền quý, và đã có một cuộc sống hạnh phúc bên chồng là Võ Thực - người sau này được biết đến như là Võ Đại Lang trong "Thủy Hử". Khác hẳn với hình ảnh đen tối trong truyện, Võ Đại Lang không phải là một người bán bánh bao thấp kém mà thực sự là một quan tiền triều, người được yêu mến và kính trọng bởi trí tuệ và tài năng của mình.
Sự thật được phơi bày
Sự thật về Phan Kim Liên và Võ Đại Lang bắt đầu được phơi bày vào năm 1992 khi gia tộc họ Võ tại Thanh Hà, Hình Đài, Trung Quốc tu sửa một số ngôi mộ cổ, nơi chôn cất những người được cho là tiền tổ của họ và phát hiện ra sự thực. Qua nghiên cứu, họ nhận ra rằng những câu chuyện đen tối được lan truyền về Phan Kim Liên không hề có cơ sở, và ngược lại, bà là người vợ hiền dâu thảo, đẹp người tốt nết. Còn Võ Đại Lang, hay còn gọi là Võ Thực, được mô tả là người thông minh, giỏi văn thao võ, và từng đỗ tiến sĩ, một vị quan thanh liêm và công minh.
Tới năm 1996, gia tộc họ Võ đã dựng 1 tấm bia để lưu lại sự thực về tổ tiên của mình. Nội dung trên đó có viết, "Vũ công húy là Thực, tự Điền Lĩnh, thuở nhỏ gọi là Đại Lang, tuổi già tôn xưng Tứ Lão. Phu nhân của công họ Phan, danh môn thục viện. Công tổ tiên đời đời sống ở quận Tấn Dương, là hậu duệ của Vũ Đinh, sau dời sang trang Khổng Tống, huyện Thanh Hà (nay là Vũ gia thôn) định cư, Công mồ côi cha từ nhỏ, gắn bó với mẹ, cơm áo không đủ no. Từ nhỏ thông minh, sùng văn thượng võ, thích đọc thi thư, đến trung niên đỗ tiến sĩ, quan đến thất phẩm, lấy lợi trừ hại, thanh liêm công minh, hương dân đều kính yêu. Nhưng năm tháng đằng đẵng tang thương, danh tiết bị vô cứ phỉ báng, cổ mộ bị cướp phá, khiến lương sĩ hiền phụ nuốt hận nơi chín suối, than thay. Nay sửa chữa mộ thất, tìm lại chính danh, an ủi Vũ công, để cho hậu nhân ghi nhớ."
Hậu duệ sửa chữa lỗi lầm
Mảnh đất Thanh Hà, nơi giữa những ngôi mộ và ký ức, đã trở thành chứng nhân cho một câu chuyện thật kì lạ. Những ngôi mộ đã bị phá hủy, danh dự bị bôi nhọ, nhưng câu chuyện của Võ Thực và Phan Kim Liên đã vượt qua thời gian, để đến ngày nay, hậu duệ của họ và cả hậu duệ của Thi Nại Am đều nỗ lực để sửa chữa lỗi lầm của quá khứ.
Họa sĩ Thi Thắng Thần - hội viên Hội Mỹ thuật Trung Quốc, Phó hội trưởng Hội Nghiên cứu tranh liên hoàn tỉnh Hà Bắc, hậu duệ dòng đích của Thi Nại Am - vào ngày 18/12/2009 đã đến đền thờ Võ Đại Lang ở Thanh Hà, Hình Đài để xin lỗi và xin được tha thứ. Người họa sĩ này còn đề nghị đúc lại tượng Võ Đại Lang và Phan Kim Liên, vẽ 16 bức tranh liên hoàn và đề thơ xin lỗi treo trong từ đường của dòng họ.
Tu sua mo, bat ngo phat hien su thuc soc ve Phan Kim Lien-Hinh-2
Hậu duệ của Thi Nại Am trong cuộc gặp với hậu duệ họ Võ và Phan. (Ảnh: Sohu)
Còn hậu duệ đời thứ 24 của Võ Đại là Võ Song Phúc cho biết, Võ Thực, cao hơn 1m78, người huyện Thanh Hà, Sơn Đông (nay là Hà Bắc, Trung Quốc). Võ Thực xuất thân cơ hàn nhưng thông tuệ hơn người, ngày đêm đèn sách. Còn Phan Kim Liên tên thật là Phan Thục Viên, là thiên kim của nhà Phan Tri Châu, trú ở Hoàng Kim Trang, cách Võ Gia Thôn 1,5 dặm. Võ Đại và Phan Kim Liên kết hôn và có với nhau tới 4 người con và sống rất hạnh phúc.
Ông Võ Song Phúc cũng chia sẻ thêm một số tài liệu nội bộ của gia tộc về việc tổ tiên của mình phải chịu nỗi oan này là do những câu chuyện bịa đặt của một người họ hàng xa nhà Võ Đại là Hoàng Đường. Hoàng Đường là bạn thân từ lúc nhỏ và đã giúp đỡ chu cấp cho Võ Đại Lang ăn học. Sau đó, Võ Đại Lang đỗ đạt làm quan, còn Hoàng Đường chẳng học hành đến nơi đến chốn. Khi gia cảnh sa sút, người này mới đến Dương Cốc tìm bạn nhờ giúp đỡ.
Không ngờ ở liền mấy tháng vẫn không thấy Võ Đại Lang nói gì dù hằng ngày vẫn tiếp đãi tử tế. Hoàng Đường phẫn nộ, cho là phường vong ân bội nghĩa, bèn bỏ đi, đến đâu cũng bịa chuyện nói xấu vợ chồng Võ Đại Lang. Hoàng Đường còn đơm đặt khắp nơi, lại được người mà Võ Đại Lang từng trị tội là Tây Môn Khánh hỗ trợ nên câu chuyện ngày một lan xa.
Nào ngờ, khi trở về quê nhà, Hoàng Đường lại thấy nhà mình đã trở thành một ngôi nhà mới khang trang to đẹp nên mới ngạc nhiên hỏi vợ. Hoàng Đường chết lặng khi biết chính trong thời gian ở nhờ nhà Đại Lang, người bạn tốt đã âm thầm thuê người đến xây nhà mà không kể lại.
Biết được sự thật, Hoàng Đường tìm mọi cách đính chính những tin đồ xấu về bạn do mình bịa đặt, hòng cứu vớt danh dự võ Võ Đại Lang song không thành, nên đã xấu hổ nhục nhã thắt cổ tự tử.
Các nhà sử học cũng đã xem xét lại các mốc thời gian thì phát hiện ra rằng, Thi Nại Am qua đời vào đầu thời Minh Thái Tổ, còn Vũ Thực (theo văn bia) sống sau thời điểm đó tới 30-50 năm. Do đó, chưa thể xác thực được Phan Kim Liên - Võ Đại Lang có phải là Vũ Thực và vợ Phan thị hay không.
Ngoài ra, theo Qvlishi, một số nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc thì Thi Nại Am từng là mưu sĩ cho Trương Sĩ Thành (1321-1367), người từng xưng Chu Vương, Ngô Vương, chống lại triều Nguyên. Về sau bị lực lượng của Chu Nguyên Chương tấn công, con rể của Trương Sĩ Thành là Phan Nguyên Thiệu cùng anh trai là Phan Nguyên Minh đã ra đầu hàng nhà Minh để làm quan. Thi Nại Am khinh bỉ hành động của anh em họ Phan nên trong "Thủy Hử truyện" mới cố ý đặc tả một số nữ nhân họ Phan như Phan Kim Liên và Phan Xảo Vân đều là những người phụ nữ bất trinh để so sánh kẻ bề tôi bất trung.
Sự quan tâm của dư luận, cũng như nỗ lực của các hậu duệ và giới nghiên cứu đã dần làm sáng tỏ cái oan khiên của Phan Kim Liên và Võ Đại Lang. Những hình ảnh mới của họ không còn là biểu tượng của sự xấu xa hay truyện cổ tích đen tối nữa, mà đã trở thành minh chứng cho sự đảo ngược những hiểu lầm lịch sử, cung cấp một ánh sáng công lý và sự thật.

4 biệt danh bị châm biếm trong "Thủy Hử" và ẩn ý của Thi Nại Am

Để châm biếm xã hội cũng như triều Tống suy tàn của xã hội phong kiến khi ấy, Thi Nại Am đã dùng rất nhiều biện pháp ẩn ý trong tác phẩm "Thủy Hử" của mình.

4 biệt danh bị châm biếm trong "Thủy Hử" và ẩn ý của Thi Nại Am

Tứ đại danh tác của Trung Quốc dường như vô cùng có sức hút, được đọc từ nhỏ tới lớn, mỗi lần đọc lại thấy có cảm nhận mới, vì ở mỗi một độ tuổi khác nhau, nhìn nhận về thế giới đều không giống nhau. Ví dụ như “Thủy hử”, lúc còn nhỏ đọc chỉ cảm thấy nhiệt huyết hoài bão, thuộc lòng câu “gặp chuyện bất bình, giơ đao tương trợ”, coi đó như niềm tin vào cuộc sống của mình.

4 biet danh bi cham biem trong

Ảnh minh họa.

Ai là hổ tướng đánh bại nhiều anh hùng Lương Sơn Bạc?

Không ít anh hùng Lương Sơn Bạc đã phải bỏ mạng dưới tay người này.

"Thủy Hử" của Thi Nại Am chủ yếu kể về câu chuyện của các vị anh hùng tụ nghĩa tại Lương Sơn Bạc để chống lại tham quan lũng đoạn triều đình.

Cách lựa chọn phi tần thị tẩm độc lạ của Tần Thủy Hoàng

Sự ra đi của người con gái Tần Thùy Hoàng yêu thương nhất đã tác động đến tâm tính của vị hoàng đế này.

Tần Thủy Hoàng (259 TCN - 210 TCN) được biết đến là vị hoàng đế tài giỏi nhất và cũng tàn độc nhất. Thế nhưng dù có quyền lực đến cỡ nào thì đã là đàn ông, ông không thể tránh khỏi chuyện nữ nhi thường tình. Tần Thủy Hoàng có mối tình sâu đậm với mỹ nhân A Phòng - cô gái ông gặp khi giả làm người thợ mộc lúc ở Hàm Đan - kinh đô nước Triệu. Tình yêu đẹp đó bị Thái hậu Trịnh Cơ - mẹ của Tần Thủy Hoàng và Lã Bất Vi - tướng quốc nước Tần cật lực ngăn cản, nhiều lần có ý định ám sát nhưng không thành. A Phòng không chết vì những âm mưu thâm độc chốn hậu cung mà lại tự vẫn vì không ngăn cản được Tần Thủy Hoàng dẫn quân đi đánh chiếm các nước khác nhằm thống nhất Trung nguyên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới