Công ty Phát triển kinh doanh Trường Phát thoái toàn bộ 24,84% vốn tại chuỗi nhà sách Phương Nam trong phiên ngày 20/8. Ngược lại, bà Trần Thị Ngọc Bích đã mua vào 5,02% vốn và trở thành cổ đông lớn mới của công ty này.
Trước tòa, ông Quyết thừa nhận mọi cáo buộc trong cáo trạng cũng như đồng ý với những mô tả về 2 hành vi phạm tội của mình là Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quỹ Dragon Capital vừa mua thêm 100.000 cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, qua đó trở thành cổ đông lớn của Kinh Bắc sau khi thoái vốn vào ngày 10/5.
Cổ đông dự họp được ngân hàng tặng 500.000 đồng tiền ăn trưa. Theo đó, ngân hàng này ước tính chi ra 1,1 tỷ đồng để tặng cổ đông đi dự đại hội đồng cổ đông.
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Giám đốc Công ty cổ phần ô tô Đại Nam bị một cổ đông tố giác chiếm giữ tài sản trái quy định và yêu cầu cơ quan công an vào điều tra.
Các cổ đông, nhà đầu tư phải chia sẻ với Tập đoàn FLC. Họ không còn cách nào khác, muốn tồn tại phải bắt tay cũng doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn này.
(Kiến Thức) - Phát hành cổ phiếu ESOP là một trong những phương án được xem như là khích lệ tinh thần cho người lao động. Tuy vậy, khi lạm dụng phát hành quá nhiều sẽ làm pha loãng cổ phiếu, ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.
(Kiến Thức) - Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định truy nã trong nước và quốc tế đối với Trần Duy Tùng (con trai ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV).
Công ty CP phát triển nhà Phong Phú-Daewon-Thủ Đức có mã doanh nghiệp là 0103598783, và ngày chính thức hoạt động là ngày 8/8/2008. Tuy nhiên, ngày 8/8/2008 cũng là ngày UBND TP.Hà Nội cấp Giấy Chứng nhận đầu tư số 0110032000099 thay thế cho Giấy Chứng nhận đầu tư số 01121000094 của Tổng Công ty Phong Phú ngày 15/10/2007. Đầu cầu TP.HCM ký chưa “ráo mực” thì đầu cầu Hà Nội đã vội vàng ký quyết định thay thế Giấy Chứng nhận đầu tư.
(Kiến Thức) - Nói về việc trả lại số tiền gần 9000 tỷ đồng, bị cáo Phạm Nhật Vũ thề không có ý định chiếm đoạt gì của Nhà nước, của nhân dân. Việc trả lại số tiền trên để không bị mang tiếng, chứng minh mình không lấy tiền của Nhà nước.
(Kiến Thức) - Dự kiến từ 16 đến 31/12, phiên tòa sơ thẩm vụ án AVG sẽ diễn ra. Đây là phiên tòa xét xử vụ án có 1-0-2 ở Việt Nam khi lần đầu tiên tại một phiên xét xử có đến ba kiểm sát viên cao cấp, có đến 41 luật sư bào chữa và đây cũng là vụ án có mức tiền nhận hối lộ lớn nhất từ trước đến nay.
(Kiến Thức) - Theo Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, dư luận cho rằng, có đến 5 nhà đầu tư của Thái Lan nắm cổ phần và nắm quyền kiểm soát và nằm trong Hội đồng quản trị Công ty CP Nước mặt sông Đuống nên đặt ra vấn đề về việc cho bán dự án.
(Kiến Thức) - Khi dư luận lùm xùm giá nước sạch sông Đuống cao gấp đôi nước sạch sông Đà, Shark Liên bất ngờ thôi CEO Công ty CP nước mặt sông Đuống. Liên quan đến vụ việc nước sạch sông Đà bị ô nhiễm, dư luận hiện vẫn đặt câu hỏi: Liệu đã “lộ” hung thủ “đầu độc” hay chưa?
(Kiến Thức) - Tổng công ty bảo hiểm PVI và Công ty Giám định Quốc tế Việt Nam (VIA) là hai đơn vị được Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đưa ra để lấy ý kiến cổ đông nhằm xác định giá trị thiệt hại của vụ cháy nhà kho thành phẩm của công ty này.
(Kiến Thức) - Theo nữ chủ nhân phim trường BBK, vào năm 2016, nhóm người Trung Quốc đã sử dụng phim trường BBK để quay và thực hiện bộ phim điện ảnh Lạc Nam du ký. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin về nội dung bộ phim này.
(Kiến Thức) - Việc doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nước sạch để cung cấp cho người dân Việt Nam, các cơ quan chức năng cần phải quan tâm, giám sát, kiểm tra thật kỹ, không để xảy ra tình trạng phá hoại ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
(Kiến Thức) - Bà Nông Thị Minh Huệ (trú tại phường Tam Thanh, TP Lạng Sơn) chính là chủ nhân quẩn thể công trình Phim trường BBK cho đoàn người Trung Quốc thuê ở thôn Rọ Phải đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
(Kiến Thức) - Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà vừa ban hành quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đồng thời là người đại diện công ty theo pháp luật đối với ông Nguyễn Văn Tốn.