Theo Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, việc đề xuất nghiên cứu mức nồng độ cồn cho phép phù hợp với từng loại phương tiện giao thông cần phải được nghiên cứu, đánh giá thận trọng.
Sau 2 tuần Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100 của Chính phủ có hiệu lực, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý gần 55.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền 49 tỷ 738 triệu đồng.
(Kiến Thức) - Nghị định 100 được áp dụng đã tạo hiệu ứng tích cực khi những vụ tai nạn giao thông giảm đáng kể, nhận thức người dân thay đổi rõ ràng. Bên cạnh việc nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống kêu than, khóc thét thì cũng rất lắm người mừng bởi không phải lo người thân bị tai nạn giao thông do rượu Nghị định 100, quán nhậu, xử phạt nồng độ cồn.
Ông Lê Đức Đoàn (nguyên thượng tá, cán bộ CSGT Hà Nội), công dân ưu tú Thủ đô, cho rằng Nghị định 100 tăng nặng mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đang có ảnh hưởng mạnh mẽ tới dư luận xã hội, góp phần thay đổi suy nghĩ, thói quen của các “ma men” lái xe. Ông cho rằng, đây sẽ là tiền đề tạo ra nét văn hóa giao thông mới.
(Kiến Thức) - Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đã điều chỉnh Luật Giao thông đường bộ 2008. Do vậy, việc xử phạt người điều khiển xe đạp, mô tô,.. trong hơi thở có nồng độ cồn theo Nghị định 100 là phù hợp quy định pháp luật.
(Kiến Thức) - Việc áp dụng xử phạt nặng người vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, dư luận mong rằng, lực lượng thực thi cần thực thi nghiêm, liên tục “nay chặt…mai đừng buông lỏng” để chấm dứt tình trạng trên.
(Kiến Thức) - “Sử dụng các loại hoa quả hay thuốc uống có thể để lại nồng độ cồn trong hơi thở, tuy nhiên nồng độ là khá thấp. Trường hợp kiểm tra, người điều khiển phương tiện có quyền giải thích về lý do có nồng độ cồn”, LS Đăng Văn Cường nói.