Từ đỉnh nghèo bỗng thành tỷ phú

Chủ tịch Hội ND xã Thới Sơn cho biết: “Trong xã hiện có 15 ND thu nhập trên 1 tỷ đồng/người/năm, vài chục nông dân “mấp mé” ngưỡng tỷ phú.

Ông Lê Quốc Châu - Chủ tịch Hội ND xã Thới Sơn cho biết những nông dân này rất cần cù, sáng tạo, chí thú làm ăn.
Họ có thu nhập cao như vậy nhờ biết cách khai thác và tổ chức dịch vụ phục vụ nông nghiệp, mua bán hàng nông sản miền núi, lập vườn cây ăn trái, trồng trọt dưới tán rừng kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm”.
Chủ động làm giàu
Nhờ chí thú làm ăn, nhiều năm qua lão nông Cao Thanh Phí, ở ấp Sơn Tây, mạnh dạn khai thác 8ha đất trên sườn núi Ông Két để lập vườn, trồng cây ăn trái theo kiểu xen canh nhiều loại cây như xoài, mít, chuối...
“Cách làm này của tôi vừa góp phần cải thiện môi trường, phủ xanh đồi núi, vừa mang lại lợi nhuận trên 720 triệu đồng/năm cho gia đình. Hướng tới tôi sẽ xây dựng vùng cây đặc sản miền núi. Song song đó tôi sẽ trồng xen canh các loại cây thị trường đang có nhu cầu để lấy ngắn nuôi dài”.
Ở ấp Đông Thuận, ND Kiều Văn Chồi thì thực hiện mô hình VAC (vườn – ao – chuồng). Trên diện tích 2.000m2, ông Chồi nuôi cá lóc giống và cá lóc thịt, xung quanh ông trồng nhiều loại cây ăn trái như chuối, mít…
Theo ông Chồi, nông dân không nên ỷ lại, trông chờ chính sách nhà nước mà phải biết suy nghĩ cách làm, dựa vào đất đai, hoàn cảnh của từng người mà chọn cách làm, trồng cây gì, nuôi con gì, phải chủ động tự cứu lấy mình trước…
Khai thác lợi thế bán sơn địa
Theo ông Lê Quốc Châu: “Chính các mô hình sản xuất từng bước góp phần thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; trở thành điển hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và thúc đẩy phát triển nông thôn, người này nhìn người kia theo...”. Người này nhìn người kia làm theo đã trở thành phong trào thi đua sản xuất kinh doanh ở xã Thới Sơn. Nó đã làm cho phong trào “Nông dân thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi” ở Thới Sơn ngày càng vững mạnh.
Ông Lê Văn Hạnh - Chủ tịch Hội ND huyện Tịnh Biên cho biết: Các điển hình được biểu dương với các mô hình cụ thể đã làm cho phong trào “Nông dân thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi” ở Thới Sơn trở nên thiết thực và hiệu quả”.
Cụ thể qua các mô hình: Sản xuất lúa (ông Mai Văn Út), trồng màu (ông Lê Văn Lưu), làm vườn (ông Đào Xuân Bình), nuôi trồng thủy sản (Lê Văn Cược), chăn nuôi gia súc gia cầm (ông Tống Văn Mây), dịch vụ nông nghiệp (ông Huỳnh Văn Cảnh), mua bán hàng nông sản (ông Huỳnh Văn Đấu), xây dựng và phát triển nông thôn (bà Trần Thị Chọn)…
Đặc biệt, Tổ hợp tác sản xuất số 10 hoạt động dịch vụ bơm tưới – tiêu phục vụ trên 100 ha đất, lợi nhuận khoảng 350 triệu đồng/năm, tổng giá trị tài sản cố định tăng lên 1 tỷ đồng.
“Thành công của ND Thới Sơn chính là biết khai thác lợi thế của vùng bán sơn địa và biên giới giáp Campuchia để phát triển sản xuất - kinh doanh”, ông Hạnh nhận định.
Sản xuất kinh doanh hiệu quả, năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, ND Thới Sơn tự nguyện hiến đất, hiến cây và huy động trên 1,7 tỷ đồng cùng trên 500 ngày công lao động sửa chữa, nâng cấp cầu, đường nông thôn vùng Bảy Núi. Trong đó, đóng góp trên 300 triệu đồng để nâng cấp 5km đường giao thông và nạo vét khoảng 3km kênh mương, xây dựng 2 căn nhà cho ND nghèo trong xã.

Cả làng lên đời tỷ phú vì đào được tạ vàng

Dẫu biết đào vàng chứa nhiều hiểm nguy, nhưng khi cả làng đã ôm giấc mộng đại gia thì dù có phải “vàng mắt” thì cũng phải cố để không thua em kém chị.

Những làng đại gia “khủng” ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Ở những làng quê này, người dân chủ yếu làm nghề nông. Nhưng sự chịu chơi của họ thì  đại gia cũng phải nể.

Làng của những đại gia buôn hàng xuyên quốc gia
Sự giàu có của các đại gia làng Mẹo (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà - Thái Bình) không chỉ thể hiện ở những bộ sưu tập xe hơi, biệt thự mà còn được chứng minh bằng việc xây dựng các ngôi nhà thờ họ to như lâu đài; bỏ hàng nghìn tỷ đồng để chơi cây cảnh...
Ngoài nghề nông thì làng Mẹo nổi tiếng với nghề sản xuất các loại hàng gia công. Sự nức tiếng giàu có của làng này đã nổi từ hững năm bao cấp, khi mà cả nước đang nghèo đói. Thời điểm ấy, ở làng Mẹo đã có những đại gia buôn hàng xuyên quốc gia. Có đại gia (nay đã thành giám đốc Công ty lớn ở làng) có trong tay hàng nghìn cây vàng nhờ buôn tơ. Năm 1988, vị đại gia buôn tơ này đã thành lập được tổ sản xuất Hợp lực, một trong 36 tổ sản xuất lúc bấy giờ ở một cái làng bé con con.
Thời nay, khi có nhiều tiền thì các đại gia làng Mẹo có những cách tiêu tiền thật đáng nể, cụ thể như xây lăng mộ, dòng thời họ... to như lâu đài hay dốc tiền tấn vào chơi cây cảnh – thú chơi được gọi là cực kỳ xa xỉ với người nông dân.
Nổi tiếng nhất phải kể đến lăng mộ của dòng họ Trần, mà đại gia Trần Văn Sen đứng ra xây dựng vì độ lớn khủng khiếp của nó. Lăng mộ ngự trên mảnh đất rộng gần 50.000 m2 trị giá nhiều tỷ đồng, bao bọc ngay lấy cây đa cổng làng. Ông Trần Văn Sen đã thuê hẳn chuyên nước ngoài thiết kế công trình lăng mộ cao tới 51 m, gồm 6 chính và một tầng hầm, một tầng áp mái. Theo số liệu mà chính quyền xã Thái Phương tiến hành đo đạc, kiểm tra thì diện tích lăng mộ đang được xây là 900m2.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.